194-2019 - page 3

3
Thời sự -
ThứHai 26-8-2019
xin ở TP.HCM
Tại Đà Nẵng, tình trạng người lang thang xin ăn, xin
ăn biến tướng, lợi dụng người già và trẻ em bán hàng
rong, đeo bám và chèo kéo khách gần đây có dấu hiệu
tái diễn. Trong đó, đáng ngại nhất là việc sử dụng loa
kẹo kéo với âm lượng lớn vừa hát vừa bán hàng tại các
điểm công cộng, khu du lịch, tuyến đường kinh doanh
ăn uống
Trước tình trạng này, UBND TP Đà Nẵng đã yêu cầu
các cơ quan, ban, ngành cùng phối hợp triển khai nhiều
biện pháp kịp thời chấn chỉnh.
Theo đó, Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở
VH&TT, UBND các quận, huyện chỉ đạo các đơn vị
quản lý khu du lịch, điểm du lịch, các đơn vị lữ hành,
các đơn vị tổ chức lễ hội tuyên truyền cho người dân,
du khách không cho tiền, quà người lang thang xin ăn,
xin ăn biến tướng. Phối hợp phát hiện và xử lý nghiêm
các hành vi đeo bám, chèo kéo khách và xin ăn.
Sở LĐ-TB&XH TP chỉ đạo Tổ xử lý thông tin người
lang thang xin ăn (Tổ 550) tổ chức ra quân tuyên
truyền, phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa
phương tăng cường kiểm tra, tập trung xử lý những
người lang thang xin ăn, tâm thần lang thang vào cơ sở
bảo trợ xã hội.
Công an các địa phương phối hợp tăng cường công
tác tuần tra, xử lý tình trạng bán hàng rong kết hợp
dùng loa với âm lượng lớn tại các cơ sở kinh doanh ăn
uống. Phối hợp điều tra, xử lý nghiêm đối với người có
hành vi chăn dắt, dụ dỗ, lôi kéo người cao tuổi, người
khuyết tật, trẻ em xin ăn biến tướng, bán hàng rong đeo
bám, chèo kéo khách.
Các quận, huyện hướng dẫn các tổ chức tôn giáo, từ
thiện, nhà hảo tâm phối hợp chặt chẽ với địa phương để
tổ chức đưa quà đến xã, phường hoặc đến tận gia đình
trao tặng, tránh tình trạng tập trung đông đối tượng để
tặng quà tại các chùa làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn
giao thông và mỹ quan đô thị của TP. Đồng thời bố trí lực
lượng kiểm tra các tuyến đường kinh doanh ăn uống, các
khu vực trọng điểm, phối hợp với các ngành chức năng và
Tổ 550 để kịp thời xử lý các đối tượng lang thang xin ăn,
xin ăn biến tướng, lợi dụng người cao tuổi, người khuyết
tật, trẻ em bán hàng rong đeo bám, chèo kéo khách thuộc
địa bàn quản lý...
T.AN
ĐàNẵng siết tình trạngănxinbiến tướng
hướng từ hầm Thủ Thiêm đi
cầu vượt Cát Lái có bé gái
khoảng 12 tuổi cõng theo
một bé độ hai tuổi đang cầm
nón xin tiền người đi xe máy
dừng đèn đỏ.
Trời còn đang nắng gắt
nhưng khi đèn tín hiệu giao
thông đỏ là embước ra đường,
chìa nón, gật đầu khi có ai
đó cho tiền. Trong khoảng
30 phút quan sát, có hơn 10
trường hợp người đi đường
động lòng trắc ẩn, bỏ tiền
vào nón.
Cũng tại giao lộ này, ở phần
đườngNguyễnCơThạch theo
Quận 1: Hầu hết trẻ ăn xin
từ nơi khác đến
Các trường hợp trẻ lang thang ăn xin
trên địa bàn quận 1 hầu hết là người
nước ngoài hoặc người địa phương
khác chuyển đến.
Ở địa bàn quận, các hoàn cảnh trẻ em
mồ côi, trẻ sống trong hộ nghèo và cận
nghèo, trẻ có người thân nhiễm HIV, trẻ
có hoàn cảnh gia đình phức tạp… đều
được theo dõi và có nhiều chính sách
chăm sóc phù hợp. Các phường đều
chủ động chăm sóc trẻ khó khăn trên
địa bàn, tuyệt đối không có tình trạng
trẻ ở địa phương đi ăn xin.
Quận 1 đã có nhiều nỗ lực chăm sóc
các đối tượng trẻ em lưu trú trên địa
bàn, bao gồm cả những gia đình thuê
trọ. Tuy nhiên, riêng nhóm đối tượng
đưa trẻ đi ăn xin rất khó theo dõi vì họ
di chuyển liên tục. Chúng tôi thường
xuyên nhận được tin báo từ người dân.
Nhưng hễ thấy xe chuyên chở của lực
lượng chức năng đến là trẻ bỏ chạy,
chúng tôi không dám đuổi theo vì sợ
gây tai nạn. Còn đưa được trẻ về trung
tâm bảo trợ xã hội thì cha mẹ các em
bảo lãnh. Có khi họ còn ra trước khi
chúng tôi về tới cơ quan.
Với đối tượng ăn xin là người nước
ngoài thì chỉ có biện pháp là đưa họ
hồi hương nhưng một thời gian họ sẽ
quay lại. Còn với người ở tỉnh khác,
cơ quan chức năng đã yêu cầu người
giám hộ khi đến bảo lãnh trẻ phải viết
cam kết không tái phạm, lần sau họ lại
đến… viết cam kết tiếp.
Những khó khăn, bất cập này đã được
lãnh đạo quận 1 báo cáo với Đoàn đại biểu
Quốc hội TP trong cuộc họp tuần qua.
PHẠM THỊ THU GIANG
,
Trưởng phòng LĐ-TB&XH
quận 1, TP.HCM
Chế tài mạnh chưa chắc
giải quyết được nạn ăn xin
Tôi đi qua nhiều nước và thấy là
nước nào cũng có người ăn xin cả, kể
cả các nước phát triển.
Người nghèo ăn xin là một mảng
tối nhưng nó có trong mọi xã hội, tuy
nhiên họ có hai cái khác với nạn ăn
xin ở mình. Thứ nhất, họ không có trẻ
em ăn xin. Thứ hai, họ không quấy rầy
hay dùng cách tỏ ra tội nghiệp để được
cho tiền. Những người ăn xin ở đó chủ
yếu là người khuyết tật, người già…
Tôi đã thấy nhiều người lớn lành lặn
chăn dắt trẻ em ăn xin. Họ đã tước mất
tuổi thơ của bọn trẻ và bóc lột sức lao
động của chúng. Đây thực sự là một
điều rất tồi tệ. Cần có biện pháp xử lý
những kẻ chăn dắt trẻ em, cái gốc vấn
đề là ở đây chứ chỉ đưa các em về trung
tâm bảo trợ xã hội rồi thì lại như bắt
cóc bỏ dĩa.
Nhưng tôi cũng cho rằng chỉ thế
thôi là chưa đủ. Chế tài chưa chắc giải
quyết được các vấn đề vì cần phải thay
đổi nhận thức cho người dân thông
qua giáo dục. Bởi thực tế là có nhiều
nơi, nhiều gia đình họ xem đây là một
nghề mà nghề này có thể kiếm khá
hơn các nghề khác. Họ đi ăn xin về
xây nhà cũng bình thường. Đấy là lựa
chọn của họ nên có đưa họ hồi hương
thì họ lại quay lại nghề ăn xin thôi.
Giải quyết điều này thì có nhiều
cách nhưng trước hết là địa phương
phải quản lý, phải tạo điều kiện để
đưa bọn trẻ ra trường học. Nơi nào
tạo ra được truyền thống văn hóa tốt,
tương thân tương ái, nó sẽ khích lệ các
thành viên trong cộng đồng đó sống
lành mạnh, tốt đẹp. Ví dụ như nhiều
xã, huyện ở Nam Định, họ có truyền
thống hiếu học mạnh mẽ, người dân ở
đó dù nghèo khó tới đâu cũng không
bao giờ đi ăn xin mà quyết tâm đi học.
Vì vậy, ăn xin chắc chắn là một câu
chuyện dài nhiều tập mà các biện pháp
hành chính trước mắt khó mà giải
quyết ngay được.
PGS-TS
ĐINH NGỌC VƯỢNG
,
Học viện Khoa học xã hội
Khuyến khích không cho tiền
trẻ ăn xin
Sở LĐ-TB&XH TP.HCM vừa có văn
bản gửi UBND các quận, huyện về việc
tập trung thực hiện công tác quản lý
người ăn xin, người sinh sống nơi công
cộng không có nơi cư trú ổn định.
Theo đó, Sở LĐ-TB&XH đề nghị
các quận, huyện tăng cường công tác
kiểm tra, rà soát địa bàn để kịp thời
phát hiện các trường hợp xin ăn, sinh
sống nơi công cộng, phối hợp với các
địa phương giáp ranh để xử lý. Đặc
biệt là phải rà soát, theo dõi để xử lý
các đối tượng chăn dắt.
Sở LĐ-TB&XH TP khuyến khích
người dân TP không trực tiếp cho tiền
người xin ăn trên đường phố. Thay
vào đó, người dân TP muốn giúp đỡ
người nghèo, người có hoàn cảnh khó
khăn, trẻ mồ côi, người cao tuổi nên
thông qua các tổ chức, đoàn thể chính
trị-xã hội, các tổ chức từ thiện của TP.
(Văn bản của Sở LĐ-TB&XH TP.HCM)
hướng từ trong khu đô thị Thủ
Thiêm ra cầu Ngô Tất Tố có
hai bé gái khoảng tám tuổi đi
xin tiền người khác. Mỗi khi
các phương tiện ô tô, xe máy
dừng đèn đỏ là hai em bước
ra giữa dòng xe cộ, một em
chuyên gõ cửa kính ô tô xin
tiền của người đi ô tô, em
còn lại tập trung vào người
đi xe máy. Hai em không hề
nói chuyện, chỉ gật đầu với
người đi đường.
Cách đó chưa đầy 1 km, tại
giao lộ Mai Chí Thọ - Đồng
Văn Cống (phườngAn Phú),
người dân địa phương cho
biết luôn có một nhóm bốn
trẻ em (ba gái, một trai) 6-10
tuổi luôn túc trực xin tiền
của các tài xế ô tô từ nhiều
tháng qua. Khi đèn tín hiệu
giao thông chuyển sang xanh
thì cả bốn liền ùa ra đường.
Theo quan sát của chúng tôi,
nhóm trẻ này không chắp tay
như nhóm khác mà đi gõ, vịn
cửa từng ô tô một rồi gật đầu
xin tiền. Có em nhanh đã vịn
cửa ô tô khi xe chưa dừng hẳn.
Dù đã ngụy trang rất kỹ
camera nhưng vẫn bị các em
phát hiện và ngay lập tức các
em đã rời đi ngay sau đó.•
Các trẻ ăn xin rất
nhạy với các phương
tiện ghi hình và
dù chúng tôi ngụy
trang rất kỹ camera
nhưng vẫn bị các em
phát hiện, ngay lập
tức các em đã rời đi.
Cáchnàođể dẹpnạn
trẻ lang thangănxin
Ảnh 2, 3:
Các trẻ ăn xin trên
vòng xoay Nguyễn Thái Sơn,
Gò Vấp năm2018-2019.
Ảnh: N.TÂN
Ảnh 4, 5:
Các trẻ ăn xin ở quận
1, TP.HCM. Ảnh: N.YÊN - H.MINH
2
3
5
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook