195-2019 - page 13

13
NGUYỄNQUYÊN
N
ăm học mới đang cận
kề nhưng nhiều trường
đang đối mặt với tình
trạng thiếu giáo viên (GV),
đặc biệt là GV tiếng Anh.
Thiếu trầm trọng
giáo viên tiếng Anh
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, hiệu trưởng một
trường THCS trên địa bàn
quậnTânBình cho hay: “Tuần
trước, khi họp với ban lãnh
đạo để phân công công việc,
trường thiếu tới 44%GV, khi
đó chúng tôi không biết phân
lớp, chia thời khóa biểu ra
sao. Sau đó Phòng GD&ĐT
có bố trí, điều chuyển nhân
sự từ các trường khác về. Đến
thời điểm này, trường còn
thiếu 11 GV ở một số môn.
Trong đó căng nhất là môn
tiếng Anh”.
Cũng theo vị hiệu trưởng
này, năm ngoái trường có bốn
GV tiếngAnh. Thế nhưng sau
đó một GV xin chuyển về
huyện Củ Chi, một GV xin
nghỉ việc vì lý do cá nhân.
Hiện trên văn bản trường
còn hai GV nhưng một GV
đang nghỉ thai sản. Do đó,
mới có một GV từ trường
khác chuyển về. Hiện toàn
trường có hai GV tiếng Anh
nhưng phải giảng dạy tới 24
lớp, công việc rất nhiều.
Liên quan đến vấn đề này,
ông DươngVăn Dân, Trưởng
phòng GD&ĐT quận 8, cho
biết để chuẩn bị cho năm
học mới, quận đã tuyển thêm
217 GV nhưng điều đáng nói
là không có GV tiếng Anh
tiểu học.
“Chỉ tiêucủaquận tuyển tám
GV tiếngAnh tiểu học nhưng
không có người tham gia ứng
tuyển. Vì thế biện pháp được
quận đưa ra là mời GV thỉnh
giảng để đảmbảo yêu cầu học
ngoại ngữ cho học sinh ở các
trường” - ông Dân nói.
Tình trạng này cũng đang
diễn ra tại quận Tân Phú.
Ông Tạ Tân, Trưởng phòng
GD&ĐT quận, cho biết dù đã
tiến hành tuyển dụng nhưng
GVở nhiều bộ môn vẫn thiếu
như mỹ thuật, âm nhạc, tin
học, đặc biệt nhiều nhất vẫn
là tiếng Anh.
“Cụ thể, ở bậc THCS, quận
cần 22 GV nhưng chỉ tuyển
được 15GV. Bậc tiểuhọc thiếu
trầm trọng hơn, cần 46 GV
nhưng chỉ tuyển được có 13
GV” - ông Tân cho biết thêm.
Tình trạng thiếu GV tiếng
Anh cũng đang diễn ra tại các
đơn vị trực thuộc SởGD&ĐT
TP.HCM. Chia sẻ tại hội nghị
tổng kết năm học 2018-2019
và triển khai năm học mới
2019-2020 ở bậc tiểu học,
ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó
Giám đốc Sở GD&ĐT, cho
hay trong kỳ tuyển dụng viên
chức vừa rồi, nhu cầu GV
tiếngAnh là 80 người nhưng
chỉ có 65 ứng viên nộp đơn
tham gia ứng tuyển.
Chế độ đãi ngộ chưa
tương xứng
Trưởng Phòng GD&ĐT
quận Tân Phú cho rằng lý do
thiếu GV tiếngAnh là vì theo
quy định của Bộ GD&ĐT,
GV tiếng Anh tiểu học bắt
buộc phải tốt nghiệp ngành
sư phạm. Bên cạnh đó, ngoại
ngữ thứ hai của ứng viên phải
đạt bậc hai theo khung năng
lực ngoại ngữ sáu bậc dùng
choViệt Nam. Cho nên ít ứng
viên có thể đáp ứng.
Cũng theo ông Tân, theo
Thông tư28, BộGD&ĐT, GV
tiểu học dạy tiếng Anh phải
thực hiện định mức 23 tiết/
tuần như các GV khác. Bên
cạnh đó, một vấn đề hiện nay
yêu cầu dạy tiếngAnh nhưng
không có định biên dành cho
GV tiếng Anh. Cho nên các
trường gỡ khó bằng việc giảm
nhân sự các bộ môn khác để
tuyển GV tiếng Anh.
Đề cập đến vấn đề trên,
trưởng phòng GD&ĐT một
quận trên địa bàn TP.HCM
chia sẻ theo chính sách cũ,
Các ứng viên thamdự vòng hai đợt tuyển dụng viên chức của SởGD&ĐT TP.HCMdiễn ra sáng 18-7.
Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
Phải có sự khác biệt trong chế độ
đãi ngộ với GV
Trong các cuộc họp với Bộ GD&ĐT, tôi cũng từng kiến
nghị nếu vẫn yêu cầu GV tiếng Anh tiểu học phải dạy 23
tiết nghĩa vụ rất khó tuyển. Với đồng lương, về chế độ đãi
ngộ GV tiếng Anh như vậy, sao chúng ta có thể tuyển được
nhân tài. Cho nên hiệu trưởng, trưởng phòng giáo dục các
quận, huyện phải làm sao quán triệt được mục tiêu trên.
Muốn biến ngoại ngữ thành thếmạnh của người dân thành
phố phải có một sự khác biệt trong chế độ đãi ngộ với GV.
Ông
NGUYỄNVĂN HIẾU
,
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM
Tiêu điểm
Sau bữa ăn trưa, hai anh em ruột tử vong
Ngày 26-8, thông tin từ BV Việt Nam - Thụy Điển
Uông Bí (Quảng Ninh) cho biết khoảng 15 giờ ngày 25-8,
bệnh viện tiếp nhận trường hợp hai người bệnh là anh
em ruột trong một gia đình. Người anh là NVC sinh năm
1958 và em là NVT sinh năm 1960, cùng trú thị xã
Quảng Yên, Quảng Ninh.
Theo thông tin từ người nhà bệnh nhân, sau khi ăn cơm
trưa tại gia đình hàng xóm, hai anh em trở về với các biểu
hiện bất thường như mệt mỏi, khó chịu trong người…
Thấy vậy gia đình đã đưa hai anh em nhập bệnh viện.
Theo đó, người anh nhập bệnh viện trong tình trạng
kích thích, gọi hỏi không đáp ứng, mạch nhanh, nhịp thở
nhanh. Người em nhập bệnh viện trong tình trạng tiếp xúc
chậm, da sạm, niêm mạc nhợt…
Ngay sau đó, bệnh nhân được các bác sĩ cấp cứu và làm
xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán. Kết quả cho thấy có
dấu hiệu suy gan cấp, tổn thương cơ tim cấp… Bệnh nhân
được điều trị và cấp cứu theo hướng ngộ độc cấp tính
nhưng do diễn biến bệnh nhanh, phức tạp, người anh đã tử
vong lúc 19 giờ 30 ngày 25-8.
Đối với người em, các bác sĩ hội chẩn và chuyển viện
cấp cứu lên Trung tâm Chống độc BV Bạch Mai nhưng
trên đường di chuyển người bệnh cũng không qua khỏi, tử
vong lúc 0 giờ 15 ngày 26-8.
Với tiền sử bệnh, tình trạng lâm sàng và các xét nghiệm
chẩn đoán của hai trường hợp trên, các bác sĩ nghi ngờ hai
người bệnh bị ngộ độc cấp tính, biểu hiện suy gan cấp tính
và có tổn thương cơ tim cấp. Nguyên nhân sự việc vẫn
đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.
AN HIỀN
Bốn tiếng chữa hết bệnh động kinh
đeo bám 16 năm
Chị TNY (31 tuổi, ngụ quận 7, TP.HCM) mắc bệnh động
kinh từ năm 15 tuổi. Mỗi tháng chị phải trải qua 4-6 cơn
động kinh, có ngày bị 1-2 cơn, mỗi cơn kéo dài 5-7 phút
nhưng cũng có lúc co giật cả tiếng đồng hồ khi đang ốm sốt.
Mặc dù có uống thuốc đều nhưng bệnh tình của chị
không thuyên giảm. Do đó, suốt 16 năm qua chị không
dám đi đâu xa, chỉ ở nhà phụ bán hàng với chị gái.
Chị Y. tìm đến BV Nguyễn Tri Phương thăm khám và
điều trị từ năm 2017. Sau khi được kiểm tra, đổi nhiều
loại thuốc nhưng bệnh của chị vẫn không giảm, TS-BS
Phạm Anh Tuấn, Trưởng khoa Ngoại thần kinh, cho biết
chị Y. bị động kinh kháng trị, tức không đáp ứng với
điều trị bằng thuốc do xơ teo thùy thái dương vùng bên
phải. Bệnh viện đã hội chẩn cùng các chuyên gia đến từ
Pháp và Malaysia, quyết định phẫu thuật cắt ổ động kinh
cho chị.
Ngày 12-8, với sự hỗ trợ của hệ thống định vị não, các bác
sĩ đã khoanh vùng chính xác khu vực thùy thái dương bên
phải, nơi phát sinh ổ động kinh và cắt toàn bộ khu vực này.
Ca phẫu thuật bốn tiếng đòi hỏi sự chính xác gần như
tuyệt đối vì nếu cắt không hết, bệnh nhân vẫn tái phát
động kinh. Nếu cắt nhiều quá, các vùng não lân cận sẽ bị
ảnh hưởng, bệnh nhân dễ bị liệt, mất trí nhớ, tổn thương
thị giác hoặc ngôn ngữ sau mổ. Hai tuần sau ca phẫu
thuật, bệnh nhân không còn lên cơn động kinh và không
có biến chứng nào sau mổ.
HOÀNG LAN
Rào cản định biên
Định biên chính là một rào
cản. Hiện nay, trường tiểu
học dạy một buổi trong ngày
được bố trí tối đa 1,20 GV/lớp;
trường tiểu học dạy hai buổi/
ngàyđược bố trí tối đa 1,50GV/
lớp nhưng không bao gồmGV
tiếng Anh. Nó chỉ gồmGV dạy
nhiềumôn; thể dục; mỹ thuật,
âmnhạc. Cho nên để tuyểnGV
tiếngAnh, các trườngchủđộng
để GV chủ nhiệmdạy luôn các
bộ môn trên.
Đời sống xã hội -
ThứBa27-8-2019
Các trường “khát” giáo viên
tiếng Anh
Cơ chế, chính sách đãi ngộ chưa tương xứng là rào cản khiến ngành giáo dục không tuyển được giáo viên.
GV dạy hai lớp tiếng Anh
tăng cường là 16 tiết/tuần.
Tại quận này, ngoài việc
nhận lương theo quy định
của Nhà nước, GV còn được
nhận khoảng 65% trong tổng
số thu từ tiền tiếng Anh tăng
cườngdophụhuynhđónghằng
tháng (80.000 đồng/tháng).
Thu nhập ngoài lương này
giúp GV tiếng Anh toàn tâm
toàn ý với công việc giảng
dạy. Thế nhưng hiện nay quy
định này không còn được áp
dụng. Vì thế, phòng tài chính
không còn đồng ý với mức
chi nữa. GV tiếng Anh tiểu
học phải dạy 23 tiết/tuần mới
được trả lương. Bêncạnhđóhọ
phải dạy thêm nữa mới được
tính phụ trội, lấy từ tiền tiếng
Anh tăng cường ra chi. Đây
là nguyên nhân khiến nhiều
người giỏi tiếng Anh không
mặn mà với nghề giáo.
Đề án ngoại ngữ 2020 của
BộGD&ĐT(bốn tiết/tuần dạy
miễn phí) và Quyết định số
448 của UBND về triển khai
tiếng Anh tăng cường từ lớp
1, có thu phí (tám tiết/tuần)
đều không đề cập đến vấn đề
biên chế tiếngAnh từ đâu. Do
đó, đề nghị Bộ GD&ĐT phải
tăng thêmbiên chế tiếngAnh.
“Chế độ đãi ngộ đối với GV
tiếng Anh chưa tương xứng
là một rào cản khiến chúng
ta khó khăn trong việc tuyển
dụng” - ông Hiếu nhấn mạnh.
Ông Hiếu nói: “Không tự
dưng Chính phủ lại ban hành
Đề án ngoại ngữ 2020, vì tầm
nhìn của Chính phủ mong
muốn thế hệ sau sẽ nói tiếng
Anh như ngôn ngữ thứ hai,
phải hội nhập với khu vực”.•
Một vấn đề hiện nay
là yêu cầu dạy tiếng
Anh nhưng không
có định biên dành
cho GV tiếng Anh.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook