195-2019 - page 9

9
không Việt Nam. Khu đất sau khi
thu hồi sẽ dùng khoảng 3.000 m
2
để
xây dựng cơ sở hạ tầng các tuyến
xe buýt trợ giá và khoảng 2.000
m
2
đất cây xanh.
Ngoài việc thu hồi khu đất tại 27
Điện Biên Phủ, TP Đà Nẵng cũng
tiến hành thủ tục thu hồi một khu
đất khác rộng 666 m
2
của Công ty
cổ phần Đại lý Jean Desjoyaux. Đây
cũng là khu đất mà suốt thời gian
dài bị người dân đòi TP trả lại cho
công viên.
Theo Chi cục Quản lý đất đai
TP Đà Nẵng, cuối năm 2002 TP có
chủ trương chuyển quyền sử dụng
đất, khu đất thuộc Công viên 29-3
cho Công ty cổ phần Đại lý Jean
Desjoyaux. Sau đó, UBNDTPđã cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho công ty này xây dựng văn phòng
làm việc, thời hạn sử dụng lâu dài
nhưng khu đất đã bị bỏ hoang suốt
một thời gian dài.
Tháng 9-2016, Sở Xây dựng TP
Đà Nẵng có công văn bác đề nghị
xây dựng công trình của Công ty cổ
phần Đại lý Jean Desjoyaux. Theo
Sở, việc cho phép xây dựng công
trình tại vị trí này có thể gây phản
ứng. Hơn nữa, năm 2015 TP đã có
chủ trương đồng ý về nguyên tắc
lập quy hoạch điều chỉnh mở rộng
ranh giới Công viên 29-3 trong đó
có khu đất này.
Đổi lại đất cho doanh nghiệp
Để thu hồi khu đất 666m
2
củaCông
ty cổ phần Đại lý Jean Desjoyaux,
TP phải bố trí khu đất mới để hoán
đổi cho công ty này. Sau khi rà
soát, Sở Xây dựng đề xuất hai vị trí
để thực hiện hoán đổi là hai lô đất
đường Nguyễn Hữu Thọ (có diện
tích 900 m
2
, nay là lô A2.3 KDC
số 1 Nguyễn Tri Phương) và bốn
lô đất đường 30 Tháng 4 (có diện
tích 600 m
2
).
Trước đề xuất của Sở, TP thống
nhất hoán đổi cho công ty này hai
lô đất trên đường Nguyễn Hữu Thọ.
TP giao Sở TN&MT tính toán giá
đất tại hai vị trí, báo cáo Hội đồng
thẩm định giá đất TP, trình UBND
TP xem xét, quyết định, làm cơ sở
để triển khai các thủ tục hoán đổi.
Giao Sở Xây dựng tham mưu TP
điều chỉnh quy hoạch diện tích khu
đất nêu trên cho tương ứng với diện
tích khu đất thu hồi 666 m
2
 trong
Công viên 29-3.
LÊPHI
N
gày 26-8, theo nguồn tin
của báo
Pháp Luật TP.HCM
mặc dù TP Đà Nẵng đưa ra
phương án hoàn tiền nhưng Tổng
Công ty Hàng không Việt Nam
không đồng ý với phương án này.
Cụ thể, đơn vị này chỉ chấp nhận
trả lại đất khi TP bố trí đất ở vị trí
mới có giá trị ngang giá với khu
đất tại 27 Điện Biên Phủ chứ không
nhận tiền hoàn trả.
Hai khu đất thuộc diện
thu hồi
Trước yêu cầu này của Tổng Công
ty Hàng không Việt Nam, trong
thông báo gần đây, Chủ tịch UBND
TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã
giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp
với Sở Tài chính, Sở Xây dựng và
các đơn vị liên quan kiểm tra, có
ý kiến chính thức bằng văn bản về
tính pháp lý của việc thu hồi khu
đất tại 27 Điện Biên Phủ và việc bố
trí lại đất cho Tổng Công ty Hàng
không Việt Nam trình UBND TP
xem xét, quyết định.
Trước đó TP đã xẻ bán khu nhà
đất này cho Tổng Công ty Hàng
không Việt Nam với giá 46,7 tỉ
đồng (được giảm 10% tổng số tiền
sử dụng đất). Sự việc đã gây bức
xúc cho người dân trong suốt thời
gian dài. Cử tri TP liên tục chất
vấn và yêu cầu lãnh đạo TP Đà
Nẵng phải thu hồi khu đất, trả lại
cho công viên để phục vụ mục đích
công cộng. Vì vậy, TP Đà Nẵng đã
lên phương án trả lại tiền đã bán
khu đất này cho Tổng Công ty Hàng
Khu đất 27
Điện Biên Phủ
đã bán cho
Tổng Công ty
Hàng không
Việt Nam.
Ảnh: LÊ PHI
Đà Nẵng “chuộc” lại đất cho
Công viên 29-3
TPĐà Nẵng đang tính toán hoàn trả tiền để “chuộc” lại khu đất 5.300m
2
tại 27 Điện Biên Phủ,
nằm trong khu vực Công viên 29-3.
Đến ngày 5-7-2019, UBND TP
Đà Nẵng thống nhất đề xuất của
Sở TN&MT. Tuy nhiên, việc quy
đổi phải quy thành giá trị quyền
sử dụng đất, yêu cầu Sở TN&MT
tính toán giá trị đền bù khu đất cũ
và giá trị quyền sử dụng đất tại
khu đất mới, đề xuất phương án
quy đổi để báo cáo UBND TP xem
xét, quyết định.
Mới đây nhất, Sở TN&MT đã có
báo cáo phương án quy đổi nói trên.
Theo đó, để đảm bảo tương đương
về diện tích cũng như giá trị quyền
sử dụng đất hai khu đất, Sở đề nghị
UBND TP giao Sở Xây dựng điều
chỉnh quy hoạch đối với khu đất
tại KDC số 1 Nguyễn Tri Phương
theo hướng giảm từ 900 m
2
 xuống
khoảng 666 m
2
. Trường hợp có sự
chênh lệch về giá trị giữa khu đất
tại Công viên 29-3 và khu đất tại
KDC số 1 Nguyễn Tri Phương sau
khi điều chỉnh quy hoạch thì Công
ty cổ phần Đại lý Jean Desjoyaux
thực hiện nộp bổ sung phần chênh
lệch hoặc được nhận phần chênh
lệch theo quy định.
Hiện TP Đà Nẵng đã có công văn
đồng ý với phương án trên của Sở
TN&MT và giao Sở Xây dựng lập
quy hoạch tổng thể mặt bằng chi tiết.
Về khu đất 666m
2
 được thu hồi, Sở
TN&MT đề xuất TP Đà Nẵng giao
Sở Xây dựng, Viện Quy hoạch tiến
hành lập quy hoạch tổng mặt bằng
mở rộng công viên trình TP. Đồng
thời, giao UBND quận Thanh Khê
lập thủ tục trình Sở TN&MT để báo
cáo UBNDTPxem xét, trình HĐND
TP thông qua danh mục dự án cần
thu hồi đất. •
Khu đất sau khi thu hồi
sẽ dùng khoảng 3.000
m
2
để xây dựng cơ sở hạ
tầng các tuyến xe buýt trợ
giá và khoảng 2.000 m
2
đất cây xanh.
Chiều 26-8, Sở TN&MT TP.HCM tổ chức họp báo “Định
hướng của TP về xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị và
chuyển đổi sang công nghệ đốt phát điện”. Theo đó, TP
định hướng tới năm 2020, 50% rác thải sẽ được xử lý bằng
công nghệ đốt phát điện.
Hiện nay, việc xử lý chất thải của TP chủ yếu là chôn lấp.
Một phần chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng phương
pháp đốt (không thu hồi năng lượng). Ngoài ra còn có sản
xuất phân bón và tái chế, tuy nhiên tỉ lệ xử lý còn thấp,
chưa đáp ứng nhu cầu của TP. Mặc dù các bãi chôn lấp rác
tại TP hiện nay hợp vệ sinh nhưng công nghệ chôn lấp chỉ
phù hợp với điều kiện kinh tế của TP ở giai đoạn trước đây,
trong đó hạn chế lớn nhất là tồn tại mùi hôi trong một số
thời điểm.
Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN&MT
TP.HCM, mô hình đốt rác phát điện được UBND TP chấp
nhận chủ trương. Theo đó, từ nay đến năm 2020, TP sẽ cấp
phép ba đơn vị xây dựng nhà máy xử lý rác theo công nghệ
đốt rác phát điện gồm: Công ty CP Đầu tư - phát triển Tâm
Sinh Nghĩa, Công ty CP Vietstar, Công ty Môi trường Tasco
Củ Chi. Cũng theo ông Thắng, không vì thời gian gấp mà
Sở buông lỏng trong công tác cấp phép và hoàn thành thủ
tục. “Chúng tôi luôn chú trọng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về
môi trường và xây dựng nhằm đảm bảo các dự án trên sau
khi hoàn thành đưa vào hoạt động hiệu quả” - ông Thắng
khẳng định.
Theo ông Ngô Xuân Tiệc, Tổng giám đốc Công ty CP
Đầu tư - phát triển Tâm Sinh Nghĩa, theo dự kiến tháng 10-
2019, công ty sẽ triển khai xây dựng nhà máy mới chuyển
đổi công nghệ đốt rác phát điện với tổng diện tích 20 ha.
Công ty cũng kiến nghị UBND TP.HCM, các sở, ban,
ngành hỗ trợ hơn nữa cho doanh nghiệp thực hiện các thủ
tục cần thiết để dự án sớm triển khai. Đồng thời kiến nghị
TP có cơ chế đặc thù hoặc ưu tiên về thủ tục cần thiết cho
loại hình dự án này.
Ông Ngô Như Hùng Việt, Giám đốc Công ty cổ phần
VietStar, cho biết hiện công ty có nhà máy diện tích 30 ha ở
Củ Chi. Giai đoạn năm 2020 công suất của nhà máy khoảng
2.000 tấn/ngày đêm, đến năm 2021 sẽ nâng công suất lên
4.000 tấn/ngày đêm.
Trả lời báo chí về việc xử lý khí thải phát sinh từ lò
đốt, ông Trần Nguyên Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Bảo
vệ môi trường TP.HCM, cho biết việc xử lý khí thải phát
sinh từ lò đốt là một tiêu chí quan trọng. Theo đó, việc
xử lý khí thải phải đáp ứng đúng quy chuẩn, kỹ thuật đối
với lò đốt, phát điện Bộ TN&MT ban hành. “Một trong
những nội dung quan trọng trong việc thẩm định và phê
duyệt của Bộ TN&MT là biện pháp xử lý khí thải và biện
pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố xảy ra. Trong giai
đoạn thẩm định Bộ sẽ xem xét đầy đủ những tiêu chí này
để đảm bảo khí thải phát sinh ra được xử lý đạt tiêu chuẩn
môi trường” - ông Hiền nhấn mạnh.
NGUYỄN CHÂU
Chấpnhận chủ trươngmôhìnhđốt rác phát điện
Tới đây, 50% rác thải sẽ được xử lý bằng công nghệ đốt phát điện.
Ảnh: HTD
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook