199-2019 - page 4

4
Thời sự -
ThứBảy31-8-2019
NGUYÊNTHY
T
rên số báo trước, chúng tôi có
ghi nhận hai ý kiến khác nhau
của hai giảng viên dạy Luật Đất
đai về cách xác định cá nhân, hộ gia
đình “trực tiếp sản xuất nông nghiệp”
để được mua, nhận tặng cho đất lúa.
Theo đó, có ý kiến cho rằng hộ gia
đình, cá nhân chỉ cần địa phương xác
nhận mình thuộc một trong những
đối tượng theo quy định là có thể
đáp ứng đủ điều kiệnmua, nhận tặng
cho đất trồng lúa. Nếu là cá nhân thì
không được thuộc hai nhóm hưởng
lương thường xuyên và hưởng trợ
cấp xã hội được Thông tư 33/2017
của Bộ TN&MT quy định tại điểm
b khoản 2 Điều 3.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở nhiều
tỉnh, thành, trong đó cóTP.HCM, rất
ít UBND cấp phường, công chứng
viên (CCV), văn phòng đăng ký đất
đai xem xét đến các đối tượng trên.
Hầu hết đều yêu cầu người mua đất
trồng lúa phải được xác nhận “có
trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có
nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất
nôngnghiệp”củaUBNDcấpphường.
Theo chúng tôi, có ba điểm khiếm
Như vậy, nếu chỉ cần thuộc hai
nhóm đối tượng nêu trên mà không
cần đang có đất nông nghiệp để có
nguồn thu nhập ổn định từ đất đó
mà vẫn được xác định là “trực tiếp
sản xuất nông nghiệp” thì làm sao
đúng với hai quy định nêu trên của
Luật Đất đai?
2. Cách diễn đạt không chặt chẽ
dễ dẫn đến hai cách hiểu.
Nguyên văn của khoản 2 Điều 3
Thông tư 33/2017 là: Các căn cứ
để xác định cá nhân trực tiếp sản
xuất nông nghiệp: (a), b.
“Không
thuộc đối tượng được hưởng lương
thường xuyên; đối tượng đã nghỉ
hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi
việc được hưởng trợ cấp xã hội”.
Có người hiểu ngay là: Không
thuộc đối tượng được hưởng lương
thường xuyên và cũng không thuộc
đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức
lao động, thôi việc được hưởng trợ
cấp xã hội. Bên cạnh đó, dấu chấm
phẩy (;) trong câu đã làm cho không
ít người hiểu là không thuộc đối
tượng được hưởng lương thường
xuyên, là đối tượng đã nghỉ hưu,
nghỉ mất sức lao động, thôi việc
được hưởng trợ cấp xã hội.
Đúng ra nếu muốn quy định
“không” cho tất cả đối tượng và
để ai nấy đều phải hiểu chính xác
như nhau, điều khoản này nên được
viết là: “Không thuộc các đối tượng
sau đây: Được hưởng lương thường
xuyên; đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức
lao động, thôi việc được hưởng trợ
cấp xã hội”.
3. Điều khoản sau “đá” điều
khoản trước.
Như đã nêu ở trên, với quy định
của điểm b, d khoản 2 Điều 3 của
thông tư thì có thể hiểu là chỉ cần
người mua thuộc hai nhómđối tượng
quy định chứ không bắt buộc phải
đang có đất nông nghiệp.
Ấy thế, điểmd khoản 4Điều 3 của
thông tư lại quy định là trường hợp
cá nhân sử dụng đất không cùng nơi
đăng ký thường trú thì văn phòng
đăng ký đất đai có văn bản gửi
UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu
thường trú và UBND cấp xã nơi có
đất đề nghị xác nhận theo quy định
tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định
số 01/2017. Tức là nơi có đất xác
nhận về việc sử dụng đất; nơi đăng
ký hộ khẩu thường trú xác nhận về
việc có nguồn thu nhập ổn định từ
sản xuất nông nghiệp.
Vậy rốt cuộc là sao? Là người
thuộc hai nhóm đối tượng quy định
vẫn bắt buộc phải đang có đất nông
nghiệp để được hai UBND cấp
phường xác nhận đầy đủ à?
Tóm lại, chúng tôi cho là Thông
tư 33/2017 cần được Bộ TN&MT
chỉnh sửa cho phù hợp hơn với Luật
Đất đai. Nội dung của thông tư phải
thật rõ ràng để chỉ có một cách hiểu
và cách thực hiện thống nhất. Tiêu
chí về hai nhóm đối tượng dành cho
cá nhân và hộ gia đình cần được bãi
bỏ. Tiêu chí “có nguồn thu nhập ổn
định từ sản xuất nông nghiệp” cần
có hướng dẫn về các căn cứ để xác
định. Thẩm quyền xác nhận chỉ cần
giao cho UBND cấp xã nơi có đất
là đủ rồi.•
Liên quan
đến các quy
định về điều
kiệnmua
đất trồng
lúa, Thông
tư 33/2017
cần được
Bộ TN&MT
chỉnh sửa
cho phù
hợp hơn
với Luật
Đất đai.
Trong ảnh:
Người dân
đang sản
xuất nông
nghiệp trên
đất trồng
lúa.
Ảnh:T.QUÂN
Ba vô lý về điều kiện
mua đất trồng lúa
Rất ít nơi xemxét đến hai nhómđối tượng “trực tiếp sản xuất nông nghiệp”
theo quy định củaThông tư 33/2017 của Bộ TN&MT.
khuyết của Thông tư 33/2017 khiến
nhiều nơi không áp dụng theo.
1. Không phù hợp với Luật
Đất đai.
Theo quy định của khoản 3 Điều
191 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình,
cá nhân không trực tiếp sản xuất
nông nghiệp không được nhận
chuyển nhượng, nhận tặng cho đất
trồng lúa. Trong việc “trực tiếp
sản xuất nông nghiệp”, khoản 30
Điều 3 luật này định nghĩa như sau:
“Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản
xuất nông nghiệp là hộ gia đình, cá
nhân đã được Nhà nước giao, cho
thuê, công nhận quyền sử dụng đất
nông nghiệp; nhận chuyển quyền sử
dụng đất nông nghiệp và có nguồn
thu nhập ổn định từ sản xuất nông
nghiệp trên đất đó”.
Rõ rànghơnđi, thưaBộTài nguyênvàMôi trường!
Hậu quả là nhiều người dân
đangkhổsởvớinhữngxácnhận
có liên quan như phản ảnh của
loạt bài
“Trần ai mua đất trồng
lúa”
(
Pháp Luật TP.HCM
ngày 28 và 29-8-2019).
Khoản 30 Điều 3 Luật Đất đai 2013 cho ra công thức: Trực tiếp
sản xuất nông nghiệp = Có đất nông nghiệp (do được Nhà nước
giao, cho thuê, công nhận, nhận chuyển quyền sử dụng đất) +
Có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó.
Cóđất nôngnghiệp thì có thểhiểu làngườimuaphải cócácquyết
định, giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Còn có nguồn thu
nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó là như thế nào?
Đáng tiếc là khi hướng dẫn thi hành Luật Đất đai thì Nghị định
01/2017 đã không đề cập đến nội dung này. Nghị định chỉ giao
cho UBND cấp xã nơi người mua thường trú xác nhận việc “trực
tiếp sản xuất nông nghiệp có nguồn thu nhập ổn định từ sản
xuất nông nghiệp”. Trường hợp đất nông nghiệp đó ở nơi khác
với nơi thường trú thì có đến hai nơi xác nhận: UBND cấp xã nơi
có đất xác nhận việc sử dụng đất, UBND cấp xã nơi thường trú
xác nhận về thu nhập.
Vậy, xác nhận việc sử dụng đất là xác nhận nội dung gì? Xác
nhận có nguồn thu nhập ổn định…dựa theo cơ sở nào? Không ai
biết chắc để cùng làmcho đúng vì sự bỏ lửng đã nêu của nghị định.
Đáng tiếc tiếp nữa, Thông tư 33/2017 của Bộ TN&MT vẫn không
làm rõ ràng hơn. Thông tư này nêu các căn cứ để xác nhận “trực
tiếp sản xuất nông nghiệp” để áp dụng cho nhiều trường hợp (giao
đất, cấp giấy chứng nhận, thu hồi đất mà cần xác định đối tượng
được bồi thường, hỗ trợ). Với thủ tục mua đất trồng lúa, thông tư
yêu cầu không thuộc các đối tượng (được hưởng lương thường
xuyên; đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng
trợ cấp xã hội) là được.
Ngặt nỗi quy định đó của thông tư rất ít được áp dụng. Có lẽ vì
nhiều nơi không thấy sự “trực tiếp sản xuất nông nghiệp” ở bốn đối
tượng được liệt kê…Để rồi nhiều chỗ cứ bắt buộc mọi trường hợp
đều phải cómột hoặc hai xác nhận “đất”, “thu nhập ổn định từ đất”
gây vướng mắc cho người dân lẫn chính quyền sở tại.
Vì sao làm theo Nghị định 01/2017 cũng không dễ dàng, suôn
sẻ; làm theo Thông tư 33/2017 cũng không xong? Bộ TN&MT đã
thiết kế hai văn bản này như thế nào mà mạnh ai nấy hiểu, nấy
làm?Người đang cóđất nôngnghiệp cũngkhôngmuađược. Người
không có đất nông nghiệpmà thuộc các đối tượng quy định cũng
khôngmua được. Dân tình khổ sở đã đànhmà các UBND phường,
công chứng viên, văn phòng đăng ký đất đai…hẳn chẳng sướng
ích gì với các gật, lắc khi tiếp nhận hồ sơ.
Suy cho cùng, ràng buộc đã nêu của Luật Đất đai 2013 đang là
lý do làm phát sinh nhiều rào cản đối với chủ đất và những người
mua đất trồng lúa.
Cách khắc phục không chỉ là Bộ TN&MT (Tổng cục Quản lý đất
đai) sớm ra văn bản thống nhất điều kiện nhận chuyển nhượng,
nhận tặng cho đất trồng lúa. Căn cơ thì nên bãi bỏ hạn chế đã nêu
của Luật Đất đai vì mấu chốt không nằmở người nắmgiữ đất mà
phải là hiệu quả sử dụng đất và những công cụ khác để điều phối,
quản lý chặt chẽ đất trồng lúa.
THU TÂM
(Tiếp theo trang 1)
Trần ai
mua đất
trồng lúa
- Bài cuối
Trong việc xác định đối tượng được mua đất trồng
lúa, không chỉ người mua khổ sở với các xác nhận mà
các CCV cũng thấy khó khăn.
NhiềuCCVởTP.HCMcùngcho rằngđiềukiện“trực tiếp
sản xuất nông nghiệp”để đượcmua, nhận tặng cho đất
trồng lúa là“phải đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp
và có nguồn thu nhập ổn định trên đất nông nghiệp
đó”. Mặc dù biết rõ Thông tư 33/2017 của Bộ TN&MT
có quy định về hai nhóm đối tượng thuộc diện “trực
tiếp sản xuất nông nghiệp”nhưng rất ít CCV quan tâm.
Khi tiếp nhận hợpđồngmua bán đất trồng lúa, nhiều
CCV không đòi hỏi người mua phải có xác nhận về hai
thông tin trên bởi lẽ nó không nằm trong thành phần
hồ sơ công chứng. Tuy nhiên, để tránh rắc rối, bị người
mua quay lại “bắt đền”, các CCV đều giải thích, hướng
dẫn họ phải đi xin xác nhận về hai thông tin trên thì
mới được sang tên đất.
Trên thực tế, có CCV ký luôn hợp đồng nhưng cũng
có CCV khôngmuốn ký vì không chắc người mua có đủ
điều kiện mua hay không. Cũng có CCV đề nghị người
mua làm cam kết là“đang canh tác đất nông nghiệp và
đã tìm hiểu thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất trồng
lúa, nếu không đăng bộ được sẽ không tranh chấp,
khiếu nại CCV đã ký hồ sơ” rồi mới ký.
Theo tìmhiểu của PV, ở các xã thuộc huyệnHócMôn,
người mua phải có hợp đồng công chứng thì mới được
UBND xã cấp xác nhận nêu trên. Tại huyện Củ Chi, chỉ
khi UBNDcác xã nhưBìnhMỹ, PhúHòaĐông,TânThông
Hội…cấp cho người dân giấy xác nhận có đủ hai thông
tin trên thì Chi nhánhVăn phòngĐăng ký đất đai huyện
mới giải quyết hồ sơ đăng bộ. Nếu nội dung xác nhận
chỉ ghi một thông tin hoặc không ghi rõ hai thông tin
đó thì sẽ bị từ chối giải quyết.
KIM PHỤNG
Nhiều công chứng viên ngại chứng nhận hợp đồng
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook