199-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy31-8-2019
NGÂNNGA
N
ăm 2015, TAND quận Đống
Đa (TPHà Nội) đã công nhận
việc thuận tình ly hôn giữa
ông ĐHT và bà Trần Thanh Hải.
Về con chung, hai bên thỏa thuận
giao hai bé gái là cháu L. (sinh năm
2005) và cháu A. (sinh năm 2008)
cho bà Hải nuôi dưỡng.
Cha 60 tuổi muốn nuôi
hai con
Bốn năm sau, tức giữa năm
2019, ông T. lúc này đã 60 tuổi
gửi đơn ra TAND quận 4, TP.HCM
để yêu cầu được thay đổi quyền
nuôi hai con.
Tòa thụ lý vụ kiện, tại phiên xử
sơ thẩm vào tháng 7 vừa qua, ông
T. đưa ra lý do là bà Hải gây khó
dễ khi ông đến thăm con. Ngoài ra,
bà Hải cũng đã có một con chung
với người đàn ông khác nên không
thể chăm sóc ba con cùng lúc được
tốt nhất…
Ông T. cho rằng mình đang ở Hà
Nội nhưng ông có cả nhà ở Hà Nội
và TP.HCM. Nếu được quyền nuôi
hai con, ông sẽ chuyển hai con ra
Hà Nội hoặc bản thân ông chuyển
vào TP.HCM sinh sống để nuôi dạy
hai con.
Ngược lại,
bà Hải không
đồng ý giao
con cho ông T.
vì hai cháu là
con gái, ở tuổi
dậy thì và đang
họcởTP.HCM
ổn định đã tám năm nay. Bà là mẹ
đơn thân nuôi ba đứa con và không
sống chung với người đàn ông nào
khác. Bà Hải cũng cho biết mình có
hai nhà ở TP.HCM, cuộc sống ổn
định và điều kiện kinh tế để chăm
lo cho các con là rất tốt.
Trước đó, tại các buổi hòa giải
tại tòa, hai cháu L. và A. đều thể
hiện nguyện vọng là tiếp tục được
chung sống với mẹ. Hai cháu đều
cho biết đang cảm
thấy ổn định chỗ ở
và học tập tại nhà
mẹ và trường cũ nên
muốn ở với mẹ tại
TP.HCM.
Tại tòa, đại diện
VKSNDquận 4 cho
rằng hai cháu ở với
bà Hải từ năm 2012 đến nay được
chăm sóc tốt về vật chất và tinh
thần. Cạnh đó, bản thân các cháu
cũng mong muốn được ở với mẹ.
Ông T. không chứng minh được bà
Hải không đủ điều kiện chăm sóc,
giáo dục, cản trở ông thăm con. Để
tránh xáo trộn cuộc sống hai chị
em gái phải xa nhau nên đại diện
VKS đề nghị tòa bác đơn của ông T.
Nỡ nào tách
hai đứa trẻ ra (!?)
Tuy nhiên, TAND quận 4 nhận
định việc bà Hải là mẹ đơn thân
của ba đứa con sẽ vất vả và không
đảm bảo được việc chăm sóc tốt
nhất cho các con. Còn ông T.
hiện sống cô đơn một mình, ông
năm nay đã 60 tuổi nên nhu cầu
về tình cảm cha con là có thật.
Ngoài ra, việc cha mẹ nuôi dưỡng,
chăm sóc và giáo dục con lúc nhỏ,
còn con cái phải chăm sóc, nuôi
dưỡng cha mẹ khi về già là đạo
lý tốt đẹp của dân tộc được quy
định tại khoản 2 Điều 70 Luật
Con muốn ở với mẹ, tòa xử
ở với cha
VKSND quận đã kháng nghị bản án sơ thẩmvì giaomột bé gái cho người cha nuôi dưỡng
dù bản thân cháu không hề mongmuốn.
BàHải
(trái)
trong ngày cháuA. tốt nghiệp tiểu học. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Hôn nhân gia đình.
Từ những lập luận trên, HĐXX
đã tuyên chấp nhận một phần yêu
cầu của nguyên đơn, giao cháu A.
cho ông T. nuôi dưỡng, còn bà Hải
tiếp tục nuôi cháu L.
Ngay sau khi HĐXX tuyên án,
viện trưởng VKSND quận 4 đã
có kháng nghị cho rằng tòa án
tuyên như trên là chưa phù hợp
với Điều 60 Luật Trẻ em. Cụ thể,
nếu trẻ em từ đủ bảy tuổi trở lên
thì tòa phải lấy ý kiến của trẻ;
trường hợp trẻ em có anh, chị,
em ruột thì được ưu tiên sống
cùng nhau.
Hai bé gái đang còn ở độ tuổi
là trẻ em (dưới 16 tuổi), nên theo
Điều 37 Luật Trẻ em, bổn phận
của các cháu là học tập, phụ giúp
cha mẹ những công việc phù hợp
với độ tuổi chứ không phải chỉ áp
dụng khoản 2 Điều 70 Luật Hôn
nhân gia đình như HĐXX đã nhận
định. Bản án sơ thẩm của tòa có
nội dung trái với quy định của
pháp luật.
Từ đó VKS quận đề nghị TAND
TP.HCM xét xử phúc thẩm theo
hướng không chấp nhận toàn bộ
yêu cầu của ông T.
Hiện phía bị đơn là bà Hải cũng
đã kháng cáo bản án sơ thẩm với
lý do ông T. không có bằng chứng
nào chứng minh bà không đủ điều
kiện chăm con.•
HĐXX cấp sơ thẩm đã
tuyên chấp nhận một
phần yêu cầu của nguyên
đơn, giao cháu A. cho ông
T. nuôi dưỡng, còn bà
Hải tiếp tục nuôi cháu L.
“Hai conrất cần tôi và
tôi cũng cần chúng”
Mấy ngày nay bà Hải đang củng cố hồ sơ cho phiên tòa phúc
thẩm sắp tới với hy vọng TAND TP.HCM xem xét thấu đáo cho bà
trọn quyền nuôi dưỡng hai đứa con. “Tôi không cần tòa phải bênh
vực tôi mà chỉ cần tòa công tâm, có tình có lý” - bà Hải nghẹn lời.
Bà Hải bảo mình làm tất cả vì sự phát triển toàn diện của hai con.
Chúng đã sống với bà từ nhỏ, nếu giờ phải tách các cháu ra, bà lo
các con sẽ không ổn, không quen môi trường sống mới, lúc buồn
lại không có chị, có em để trò chuyện khiến việc học bị xao nhãng.
Hôm tòa tuyên án, mấy mẹ con ôm nhau khóc rưng rức, không ai
ngủ được. Hằng ngày hai cháu thường được chị đưa đi đón về, cũng
có hôm tự đi xe đạp đến trường. Nhưng từ bữa giờ, cháu A. (năm nay
lên lớp 6) đi đâu cũng sợ hãi, lúc nào cũng đòi mẹ đi cùng: “Mẹ đi
với con, con sợ bị bắt đi lắm!”. Những lúc như thế bà phải trấn an
con gái rồi chỉ biết khóc sau lưng con: “Có mẹ và chị L. ở đây, con
không có gì phải sợ. Không ai có thể đưa con đi đâu cả”.
Bà kể lúc ly hôn bà không yêu cầu cha các cháu phải cấp dưỡng
nuôi con. Một mình bà vẫn có thể nuôi các con trưởng thành khôn
lớn. “Cháu lớn nay 14 tuổi, cháu bé 11 tuổi. Cả hai cháu đều là
con gái, đang độ tuổi dậy thì nên rất nhạy cảm, cần phải có mẹ bên
cạnh chỉ bảo những kỹ năng cần thiết để biết bảo vệ mình khỏi mọi
cám dỗ bên ngoài
.
Hai con rất cần tôi chăm sóc và tôi cũng rất cần
chúng nó” - bà Hải tâm sự.
Ngày 30-8, nguồn tin từ VKSND TP.HCM cho biết cơ
quan này đã thống nhất quan điểm với CQĐT không khởi
tố vụ án vu khống đối với tố giác của hoa hậu Trương Hồ
Phương Nga đối với ông Cao Toàn Mỹ. Lý do là không có
sự việc phạm tội trong nội dung tố giác của bà Nga.
Như vậy, với kết luận kiểm sát này, vụ việc chính thức
khép lại.Trước đó, qua kiểm tra hồ sơ, VKSND TP.HCM
nhận thấy trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố giác,
CQĐT chưa mời người tố cáo và người bị tố cáo đến ghi
lời khai, chưa thu thập chứng cứ mà đã ra quyết định không
khởi tố là chưa toàn diện. Do đó, VKS đã hủy quyết định
để CQĐT thực hiện tiếp theo đúng quy định.
Quyết định nêu: Ngày 1-4-2014, ông Mỹ tố cáo Phương
Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung vay 16,5 tỉ đồng của
mình để kinh doanh spa nhưng không trả. Một tháng sau,
Phương Nga tố ông Mỹ vu khống vì ông Mỹ đã cho tặng
Nga số tiền này và Nga đã trả đủ.
Đến ngày 12-8-2014, ông Mỹ thay đổi nội dung tố giác
rằng hai cô gái này lừa đảo ông bằng thủ đoạn nhận tiền
để mua nhà giá rẻ cho ông, chưa trả tiền cho ông nhưng
lại gửi đơn cho công an với nội dung rằng đã trả tiền.
Theo CQĐT, chính Phương Nga đã cung cấp các văn tự
nhận tiền để mua nhà cho ông Mỹ. Phương Nga và Thùy
Dung đã khai báo và giao nộp cho CQĐT các tài liệu thể
hiện có sự việc nhận tiền để mua nhà cho ông Mỹ, do đó
không đủ cơ sở quy kết ông Mỹ bịa đặt.
Đến ngày 16-1, Phương Nga và Thùy Dung lại tố ông
Mỹ vu khống Nga vay tiền nhưng không trả.
CQĐT xét thấy Phương Nga từng tự nguyện rút đơn tố
giác cùng nội dung đơn ngày 16-1 rằng thực có tình tiết
Phương Nga và Thùy Dung nhận thức được nghĩa vụ trả
lại tiền qua việc làm giả biên nhận trả và đã đề nghị trả
một phần tiền.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã nhiều lần thông tin, tháng
3-2015, Thùy Dung và Phương Nga bị khởi tố, bắt tạm
giam với cáo buộc lừa 16,5 tỉ đồng của ông Mỹ. Sau đó,
CQĐT thay đổi tội danh thành làm giả con dấu, tài liệu
của cơ quan, tổ chức.
Kết quả điều tra bổ sung theo tội danh mới này cho thấy
không có hợp đồng tình cảm giữa ông Mỹ và Phương Nga
như lời trình bày của Thùy Dung tại tòa. Kết luận điều tra
nêu quan hệ giữa ông Mỹ và Phương Nga là quan hệ thân
thiết nhưng “không phải nam nữ”. CQĐT cho rằng có sự
việc mua bán nhà giữa nhóm Phương Nga và ông Mỹ.
Hành vi của Phương Nga và Thùy Dung có dấu hiệu lừa
đảo ông Mỹ nhưng để buộc tội thì cần phải giải quyết chín
vấn đề mà TAND TP.HCM yêu cầu. Trong khi đó tài liệu,
chứng cứ thu thập được sau khi điều tra bổ sung không đủ
đáp ứng các yêu cầu này.
Ngày 29-1, CQĐT đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can đối
với Thùy Dung và Phương Nga với lý do pháp luật có sự
thay đổi nên hành vi phạm tội của hai người này không
còn nguy hiểm nữa. Riêng về vấn đề thông cung bằng các
lá thư nylon mà Thùy Dung gửi ra ngoài cho Lữ Minh
Nghĩa, CQĐT xác định là có thật nhưng không ảnh hưởng
đến vụ án lừa đảo nên hai người này không bị xử lý.
PHƯƠNG LOAN
Chính thức khôngkhởi tố vụôngCaoToànMỹ bị tố vukhống ​
Sổ tay
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook