206-2019 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 9-9-2019
Chưa phân biệt được thế nào là
dịch vụ đòi nợ và việc dùng vũ
lực, đe dọa tínhmạng, tài sản của
người khác để đòi nợ nên không
quản lý được.
Dịch vụ đòi nợ thuê: Để hay
CHÂNLUẬN
thực hiện
M
ới đây, TP.HCM lại
kiếnnghịBộTài chính
trình Chính phủ đưa
loại hình kinh doanh dịch vụ
đòi nợ thuê vào danh mục
ngành nghề cấm kinh doanh
hoặc quy định chặt chẽ. Lý
do là một số đối tượng núp
bóng, câu kết giữa các công
ty tài chính, công ty đòi nợ
và các đối tượng hình sự, các
băng nhóm xã hội gây phức
tạp về an ninh trật tự.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, TS Nguyễn Đình
Cung, nguyên Viện trưởng
Viện Nghiên cứu và quản lý
kinh tế Trung ương
(ảnh)
,
cho rằng: “Kiến nghị của
TP.HCM có lẽ xuất phát từ
thực tế. Ở đó có những biến
tướng mà cơ quan nhà nước
không quản lý được”.
Điển hình của việc
“quản không được
thì cấm”
.
Phóng viên
:
Thưa ông,
đòi nợ hay thu hồi nợ là điều
gì đó quá kinh khủng đến nỗi
phải cấm hay không?
+ TS
Nguyễn Đình Cung
:
Nếuhiểumột
cách thuần
túy thì kinh
doanh dịch
vụ đòi nợ là
dùngcáccông
cụ pháp luật
để giúp các bên nợ nần hiểu
ra và trả nợ cho nhau.
Đương nhiên chúng ta biết
trao đổi, thỏa thuận hay có
trung gian đòi nợ không hẳn
là một bên sẽ đòi được tất cả
nợ nhưng điều này sẽ tránh
được việc các bên đưa nhau ra
tòa hoặc doanh nghiệp (DN)
phải đệ đơn phá sản. Không
thanh toán được nợ đối với
một DN là dấu hiệu rơi vào
phá sản; còn với người dân,
không trả được nợ là dấu hiệu
của làm ăn thất bại. Đương
nhiên cũng có tình trạng chây ì.
. Vậy đòi nợ thuê hay dịch
vụ thu hồi nợ nên được hiểu
thế nào?
+ Có thể hiểu nó giống như
phương pháp “giải quyết xung
đột bằng biện pháp hòa bình,
không đe dọa sử dụng vũ lực
và sử dụng vũ lực” để đòi nợ.
Còn khi một bên đã sử dụng
vũ lực để đòi nợ thì nó lại là
một vấn đề khác. Khi đã đe
dọa sử dụng vũ lực hoặc sử
dụng vũ lực để xâm phạm
thân thể, tính mạng, tài sản,
chỗ ở… của người dân để
đòi nợ thì những biểu hiện
ấy phải được xử lý bằng hình
sự. Tạt sơn, ném chất bẩn, đe
dọa, uy hiếp tinh thần những
người thân thích, có liên quan
đến con nợ như từng thấy ở
TP.HCM khi được xử lý thì
tình hình sẽ khác.
. Như vậy phải chăng chúng
ta cần có cái nhìn rạch ròi
về vấn đề đòi nợ thuê hay
thu hồi nợ?
+Trong quản lý, dường như
chưa có sự phân biệt được thế
nào là dịch vụ đòi nợ và việc
dùng các giải pháp vũ lực đe
dọa tính mạng, tài sản của
người khác để đòi nợ. Một
khi dùng vũ lực, đe dọa sử
dụng vũ lực nhằm tổn hại đến
thân thể, tinh thần và tài sản
của người dân để gây áp lực
đòi nợ thì đó không còn là
quan hệ dân sự bình thường.
Vì khôngphânbiệt đượcvấn
đề trên nên cơ quan có thẩm
quyền không quản lý được
dịch vụ đòi nợ. Đương nhiên
việc không quản lý được còn
có nhiều nguyên nhân khác
nhưng nếu cấm kinh doanh
dịch vụ đòi nợ thì đây chính là
điển hình cho tư duy “không
quản được thì cấm”.
Phải xem xét bản chất
. Như ông nói thì những
lý do để kiến nghị cấm kinh
doanh dịch vụ đòi nợ dường
như không xuất phát từ dịch
vụ này?
+ Bản thân dịch vụ đòi nợ
không có lỗi. Xét cho đến
cùng, nó cũng là một loại
dịch vụ như các một dịch vụ
khác, trong đó một bên trung
gian đứng ra để các bên có
nợ nần nhau thỏa thuận, tìm
ra một phương án giải quyết
nợ nần tại thời điểm đó một
cách tốt nhất.
Trong cơ chế thị trường,
việc thu hồi nợ, xử lý nợ là
rất bình thường. Tôi có thể
mua một khoản nợ 100 đồng
và có thể bán lại. Lỗ hay lời
lại là chuyện khác. Thậm chí
có khi cho vay 500 triệu đồng
mà chỉ thu được 100 triệu
đồng cũng đã là phương án
tốt nhất tại một thời điểm.
. Nhưng những bất ổn từ các
công ty đòi nợ thuê, công ty
xử lý nợ… là có thật?
+ Chúng ta phải nhìn nhận
xem những bất ổn đó bản
chất là gì mới có thể xem xét
thấu đáo.
Đến thời điểmnày, đã có thể
khẳng định là có đủ thời gian
dài để tổng kết hoạt động kinh
doanh dịch vụ đòi nợ. Từ việc
tổng kết đó mới tìm ra được
nguyên nhân phát sinh những
biến tướng và tìmra cách quản
lý tốt nhất. Không thể vì những
biến tướng điển hình của kinh
doanh dịch vụ đòi nợ mà cấm
một dịch vụ bình thường.
Xét ra Nhà nước đủ công
cụ, lực lượng để quản lý và
triệt tiêu những biến tướng.
Có thể lấy ví dụ là vụ phở
Hòa ở TP.HCM, khi cơ quan
công an vào cuộc thì những
biến tướng của dịch vụ đòi
nợ được xử lý ngay.
. Và những biến tướng đó
hình như không phải là điều
cá biệt ở mọi lĩnh vực?
+ Cuộc sống bao giờ cũng
có những biến tướng do không
phải ai cũng tuân thủ những
quy định mà pháp luật đặt ra.
Bất kể một lĩnh vực nào cũng
luôn có một nhóm người sai
phạm… Đó là hiện tượng tự
nhiên của cuộc sống. Và điều
đó mới là nguyên nhân xã hội
cần có nhà nước.
Một nhà nước hiệu quả, có
sứcmạnh, liêmkhiết mới thúc
đẩy một xã hội tốt, giảm các
biến tướng. Nếu cứ không
quản được thì cấm, vậy vai
trò nhà nước ở đâu? Chúng
ta vẫn xử phạt những người
vượt đèn đỏ nhưng nếu vì có
nhiều người vượt đèn đỏ mà
cấm dân… đi đường thì có
được không?
Không nên cấm
. Nhưng đề xuất đưa kinh
doanh dịch vụ đòi nợ vào
danh mục ngành nghề cấm
kinh doanh cũng có lý do từ
thực tế, thưa ông?
+ Trong cuộc sống, thực tế
người dân, doanh nghiệp và
Nhà nước vẫn phải vay nợ
lẫn nhau. Có những chủ thể
không trả được nợ hoặc tại
một thời điểm chưa thể trả
nợ hoặc chây ì không muốn
trả nợ cũng là một thực tế. Và
vì vậy, cũng từ thực tế chúng
Các nước:Dịchvụđòi nợ thuê làbình thường
+ Hàn Quốc
: Phạm vi các khoản nợ được phép đòi là
các khoản nợ giữa các tổ chức kinh tế; giữa tổ chức kinh
tế với cá nhân mà trong quan hệ đó tổ chức kinh tế là chủ
nợ, áp dụng cho nợ trong nước và nợ nước ngoài. Cá nhân
không được phép kinh doanh dịch vụ này mà chỉ có các
công ty dịch vụ được cấp phép.
Các hành vi mà các công ty thu nợ bị cấm gồm: Xâm
phạm thân thể khách nợ; đe dọa con nợ; cố tình hoặc có
ý định gây thương tích, xâm phạm thân thể con nợ; thực
hiện các hành vi lừa đảo để thu nợ; xâm phạm thư từ con
nợ; không xuất trình thẻ nhân viên khi thu nợ. Các công ty
không được tiết lộ thông tin liên quan đến chủ nợ, khách
nợ... Vi phạm các điều trên có thể bị phạt tiền đến 580
triệu đồng và án tù 3-5 năm.
+ Singapore
: Năm 2014, có 10 công ty thu nợ thuê
thành lập Hiệp hội Thu tín dụng Singapore (CCAS) với
mục tiêu trở thành tổ chức đại diện chung cho tất cả đơn
vị kinh doanh loại hình này và thành lập bộ quy tắc ứng
xử riêng trong ngành.
Theo bộ quy tắc, các công ty phải chịu sự điều chỉnh của
Đạo luật Phòng, chống quấy rối và Đạo luật Phòng, chống
phá hủy tài sản. Nghiêm cấm các đơn vị thu nợ cố ý hoặc
có ý định gây thương tích, xâm phạm thân thể con nợ; cố ý
lặp lại nhiều lần các hành vi quấy rối, uy hiếp tinh thần con
nợ; hủy hoại tài sản cá nhân của con nợ (bao gồm ném sơn,
viết, vẽ, dán thông báo, giấy tờ lên nhà...).
Trong quá trình thu nợ, các đơn vị thu nợ không được
xuất hiện với nhiều hơn năm người cùng một thời điểm…
Khi vi phạm, công ty có thể bị phạt tiền 16-33 triệu đồng,
đồng thời ngồi tù 2-10 năm tùy mức độ.
+ Thái Lan
: Năm 2015, Quốc hội Thái Lan chính thức
thông qua Đạo luật Thu nợ và nó không áp dụng cho con
nợ là các công ty lớn.
Khi trong thời gian tiến hành thu nợ, bên thu nợ không
được liên lạc với bất kỳ ai khác ngoại trừ con nợ hoặc đại
diện được con nợ ủy quyền. Bên thu nợ không được đề
cập đến tình trạng nợ cho bên thứ ba trừ khi đó là người
thân như vợ, con hoặc bố mẹ của con nợ. Mọi liên lạc đều
phải được thực hiện trong giờ hành chính và mọi gặp mặt
chỉ được diễn ra tại địa điểm con nợ yêu cầu.
Các hành vi bên thu nợ bị cấm gồm: Sử dụng ngôn từ
mang tính xúc phạm, tục tĩu khi tiến hành thu nợ; mạo
danh các cơ quan có thẩm quyền. Vi phạm các điều trên
có thể bị phạt tù từ năm năm với số tiền phạt lên đến 379
triệu đồng.
VĨ CƯỜNG
Khi đã đe dọa sử
dụng vũ lực hoặc sử
dụng vũ lực để xâm
phạm thân thể, tính
mạng, tài sản, chỗ
ở… của người dân
để đòi nợ thì những
biểu hiện ấy phải
được xử lý bằng
hình sự.
Chiều 15-4, những người mặc áo đen, đầu trọc củamột công ty thu hồi nợ đến nhàmột người dân ở quận 3, TP.HCMđòi nợ khiến cả khu
phố nhốn nháo. Ảnh: NGUYỄNTRÀ
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook