206-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 9-9-2019
VŨHỘI
N
gày 8-2-2018, bà Huỳnh
Thị Hồng Hoa (ngụ huyện
Xuân Lộc, Đồng Nai) mua
trúng tài sản bán đấu giá của Chi
cục Thi hành án dân sự (THADS)
huyện Xuân Lộc với số tiền gần 4
tỉ đồng. Tài sản này gồm bốn hợp
đồng mua bán với tổng diện tích
hơn 190.000 m
2
đất thuộc 16 giấy
đỏ khác nhau.
Rắc rối việc sang tên đất
Sau khi trúng đấu giá và nộp tiền
đầy đủ, thay vì để cơ quanTHAsang
tên cho mình theo quy định thì bà
Hoa tự nhận hồ sơ để đi sang tên.
Sau đó bà Hoa làm ủy quyền cho
bà T. đứng ra làm giấy tờ sang tên
các thửa đất. Lý do là giữa hai bên
có hợp đồng viết tay với nội dung
bà Hoa sẽ chuyển nhượng toàn bộ
các thửa đất trên cho bà T. trong thời
gian 30 ngày tính từ ngày 9-3-2018.
Sau đó cho rằng mình đã trả đầy đủ
tiền theo thỏa thuận và đang làm
các thủ tục sang tên nhưng bà Hoa
bất hợp tác nên bà T. đã giữ toàn
bộ hồ sơ đất.
Bà Hoa khởi kiện yêu cầu hủy
việc ủy quyền với bà T. Ngày 24-1,
TAND tỉnh Đồng Nai xử phúc thẩm,
tuyên hủy giấy ủy quyền, buộc bà T.
phải trả toàn bộ các giấy đỏ và hợp
đồng mua tài sản trúng đấu giá cho
bà Hoa và Chi cục THADS huyện
Xuân Lộc. Tuy nhiên, sau khi tòa
tuyên án thì bà T. cũng không trả
lại giấy tờ.
Đến ngày 24-4, Chi cục THADS
huyện Xuân Lộc có văn bản gửi
UBND huyện và Văn phòng Đăng
ký đất đai tỉnh Đồng Nai Chi nhánh
Xuân Lộc (gọi tắt là VPĐKĐĐ
Xuân Lộc) về việc phối hợp thực
hiện việc cấp giấy đỏ cho bà Hoa.
Theo đó, Chi cục THADS huyện
cho biết đã thực hiện cưỡng chế
nhưng bà T. không tự nguyện giao
nộp các giấy đỏ và các hợp đồng
mua bán tài sản đấu giá giữa Chi
cục THADS huyện và bà Hoa. Vì
vậy, Chi cục THADS huyện đề nghị
VPĐKĐĐXuân Lộc có trách nhiệm
báo cáo cơ quan thẩm quyền cấp
giấy đỏ để quyết định hủy giấy đỏ
đã cấp và cấp lại giấy đỏ cho người
được THA theo quy định.
Tiếp đó, bà Hoa tự cầm hồ sơ bản
sao và bản án của tòa đi xin làm thủ
tục sang tên các giấy đỏ mua trúng
đấu giá thì bị VPĐKĐĐ Xuân Lộc
từ chối.
Cơ quan cấp đất nói gì?
Bà Hoa khiếu nại thì ngày 22-7
cơ quan này có văn bản trả lời lý do
là bà Hoa đang bị bà T. khởi kiện
yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất
và TAND huyện Xuân Lộc đã thụ
lý vụ kiện vào ngày 13-3. Vì thế
VPĐKĐĐ Xuân Lộc tạm ngưng
giải quyết hồ sơ của bà Hoa.
Điều khó hiểu là theo hồ sơ sau
khi khởi kiện, VPĐKĐĐ Xuân
Lộc đã nhận được đơn của bà T.
yêu cầu tạm ngưng việc sang tên
tài sản trúng đấu giá cho bà Hoa.
Nhưng ngày 10-6, bộ phận một cửa
của VPĐKĐĐ Xuân Lộc vẫn tiếp
nhận hồ sơ của bà Hoa và nói đủ
điều kiện để sang tên. Từ đó cán bộ
nơi đây đã đề nghị bà Hoa đi nộp
thuế trước bạ để làm thủ tục sang
tên nhưng sau khi bà Hoa nộp thuế
thì lại bị tạm ngưng.
Ngày 4-9, trao đổi với
Pháp
Luật TP.HCM
, bà Nguyễn Thị Mỹ
Xuân, Phó Giám đốc VPĐKĐĐ
Xuân Lộc, cho biết ngày 10-6, nơi
đây có tiếp nhận hồ sơ làm thủ tục
sang tên đất trúng đấu giá của bà
Hoa. Nhưng do hồ sơ không có bản
chính các giấy đỏ và việc Chi cục
THADS huyện Xuân Lộc đề nghị
hủy các giấy đỏ là không có cơ sở
vì bản án phúc thẩm của TAND
tỉnh Đồng Nai không tuyên hủy.
Vì vậy hồ sơ của bà Hoa chưa đủ
điều kiện giải quyết.
Về việc cho rằng không đủ điều
kiện nhưng VPĐKĐĐ Xuân Lộc
vẫn tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu bà
Hoa đi nộp thuế trước bạ, bà Xuân
nói: “Cái đó là có sai sót của bộ
phận văn phòng một cửa. Chúng
tôi nhận sai sót cái đó”.
Trong khi ông Lê Thanh Tuấn,
Giám đốc VPĐKĐĐ tỉnh Đồng
Nai, xác nhận bà Hoa có nộp đơn
khiếu nại về việc VPĐKĐĐ Xuân
Lộc tạm ngưng sang tên các giấy
đỏ mà bà đã mua trúng đấu giá. Sở
TN&MT tỉnh cũng nhận được đơn
của bà Hoa. Hiện VPĐKĐĐ tỉnh
đang cho rà soát hồ sơ vụ việc và
sẽ làm việc với những người liên
quan để có kết quả xử lý.•
Thửa đấtmà bàHoa đãmua trúng đấu giá nhưng chưa được sang tên. Ảnh: VH
Hiện VPĐKĐĐ tỉnh
đang cho rà soát hồ sơ
vụ việc và sẽ làm việc với
những người liên quan
để có kết quả xử lý.
Tạm dừng sang tên giấy đỏ là sai
Thứ nhất, việc mua tài sản bán đấu giá của bà Hoa với Chi cục THADS
huyện Xuân Lộc là đúng theo thủ tục trình tự nên VPĐKĐĐ Xuân Lộc
phải thực hiện cấp giấy đỏ để đảm bảo quyền lợi của người mua trúng
đấu giá.
Thứ hai, việc VPĐKĐĐ Xuân Lộc cho rằng giữa bà T. và bà Hoa đang
xảy ra tranh chấp về hợp đồng mua bán đất nhưng đây là quan hệ tranh
chấp khác, không liên quan đến việc sang tên các giấy đỏ của bà Hoa.
Vì tranh chấp này phát sinh sau khi bà Hoa mua trúng đấu giá và khi bà
Hoa chưa đứng tên trên các giấy đỏ thì các giao dịch liên quan đến quyền
chuyển nhượng các thửa đất này (nếu có) không có giá trị. Cần nhắc lại
là bà Hoa mua đất bán đấu giá của Nhà nước chứ không phải mua bán
với cá nhân và liên quan đến tài sản có tranh chấp. Vì vậy, việc VPĐKĐĐ
Xuân Lộc cho rằng đang xảy ra tranh chấp liên quan đến các thửa đất
trúng đấu giá để tạm dừng cấp giấy đỏ cho bà Hoa là sai.
Luật sư
TRẦN CAO ĐẠI KỲ QUÂN,
Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai
Vất vả sang tên đất
trúng đấu giá
Đạocha,convà3triệuUSD
ôngSonnhậnhốilộ
Theo kết luận điều tra mới đây
của cơ quan điều tra (CQĐT)
Bộ Công an, bị can Phạm Nhật
Vũ (cựu chủ tịch AVG) đã đến
nhà riêng của bị can Bắc Son để
giao số tiền nêu trên. Bị can Bắc
Son cho biết đã đưa tiền đó cho
con gái khoảng 10 lần, mỗi lần
300.000-400.000 USD nhưng
không có tài liệu gì chứng minh.
Về phía người con, bà quả
quyết không nhận bất cứ khoản
tiền nào từ cha. Căn cứ vào các
tài liệu, chứng cứ và lời khai
của những người có liên quan,
CQĐT kết luận không đủ căn cứ xử lý hình sự người con.
Lập tức, tình cha con của ông Bắc Son trở thành chủ đề
bàn tán của nhiều người. Nào là “làm cha mà đi đổ tội cho
con, đẩy con vào vòng nguy hiểm”; nào là “làm cha mà
đẩy con vào tội bất hiếu, bất nhân”; nào là “vì tiền mà cha
con tương tàn, bố hết tiền, con cạn tình”…
Ôi thôi là đủ lời phê phán, suy đoán, chưa biết trúng hay
trật của những người ngoài cuộc. Kết tội người cha đã đành,
dư luận còn “ném đá” vào người con như thể không muốn
tin CQĐT đã bất lực thật sự về bãi đáp của 3 triệu USD.
Miệng đời là thế nhưng với pháp luật thì có những
nguyên tắc mà các cơ quan chức năng bắt buộc phải tuân
thủ để chỉ có đúng chứ không được phép sai. Đó là ai làm
nấy chịu, người bị cho là có liên can chỉ bị truy cứu trách
nhiệm hình sự khi CQĐT chứng minh được có vi phạm,
còn không thì phải được xác định là không có hành vi
phạm tội.
Cụ thể, bị can Nguyễn Bắc Son phải tự chịu trách nhiệm
đối với số tiền nhận hối lộ đã thừa nhận (cùng tội vi phạm
quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng
đang bị đề nghị truy tố) mà sau này được tòa án kiểm tra,
xác định.
Theo khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự, người nhận hối
lộ trên 1 tỉ đồng có thể bị phạt 20 năm tù, tù chung thân
hoặc tử hình. Nếu thành khẩn khai báo, cố gắng tự nguyện
bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và có nhiều
tình tiết giảm nhẹ khác, bị can có thể được hưởng mức án
nhẹ hơn.
Trường hợp bị phạt tù có thời hạn hoặc phạt tù chung
thân, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất
định, có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần
(thường là ít nhất 1/2) nghĩa vụ dân sự thì phạm nhân có
thể được cho ra tù sớm.
Trường hợp vẫn bị kết án tử mà sau đó đã chủ động nộp
lại ít nhất 3/4 tài sản nhận hối lộ… thì người phạm tội có
thể giữ được mạng sống. Tất nhiên, việc bồi thường thiệt
hại hoặc khắc phục hậu quả có thể do chính bị can, bị cáo
thực hiện bằng tài sản của chính mình hoặc được người
thân thực hiện thay bằng tài sản thuộc sở hữu của họ.
Đối với người con, nếu muốn nói là có hành vi phạm tội
thì phải dựa trên các bằng chứng có nhận tiền và có biết là
do người cha thực hiện hành vi phạm tội mà có tiền. Tội
danh phù hợp có thể là tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản
do người khác phạm tội mà có hay tội rửa tiền.
Còn như người con phủ nhận hết thảy và CQĐT cũng
không có đủ bằng chứng thì phải chấp nhận là lời khai của
người cha không có căn cứ để xử lý.
Ngay từ lúc này hoặc sau phiên tòa xử tội người cha, nếu
muốn và có tài sản thì người con vẫn có thể đỡ đần cha bồi
thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả. Việc bỏ tiền khắc
phục này chỉ có thể là tự nguyện chứ pháp luật không có
quyền áp đặt người con.
Trách nhiệm pháp lý độc lập của từng người xem ra đã
rõ. Còn về mặt đạo lý, từ cuộc đối chất bất thành của hai
cha con tại CQĐT về số tiền nhận hối lộ, cha đã không
đúng với con hay ngược lại?
Hiện CQĐT và nhiều người đều chưa thể có câu trả lời
tường tận có hay không việc giao nhận các khoản tiền
lớn quá sức tưởng tượng giữa hai bên nhưng trời biết, đất
biết… Và chắc chắn lương tâm của cha, con cũng đều biết
rất rõ.
THU TÂM
Luật và đời
Cơ quan thi hành án có văn bản đề nghị phải sang tên cho người
mua trúng đấu giá nhưng cơ quan cấp giấy chưa làm.
ÔngNguyễn Bắc Son khai
đã đưa tiền nhận hối lộ cho
con gái mình. Ảnh: CT
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook