219-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứBa24-9-2019
23 tuyến đường thu phí đỗ ô tô
tạm thời dưới lòng đường (theo
từngđoạnđường, chưahết tuyến).
Quận 1 có 13 tuyến đường: Cao
Bá Quát, Đông Du, Lê Lai, Trương
Định, Phan Chu Trinh, Phan Bội
Châu, Thủ Khoa Huân, Hai Bà
Trưng, Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn
Du, Huyền Trân Công Chúa, Ngô
Đức Kế, Hồ Huấn Nghiệp.
Quận10 có sáu tuyếnđường: Lê
Hồng Phong, CaoThắng, Nguyễn
GiảnThanh, tuyến hẻmbên Công
viênVườnLài,hẻm51đườngThành
Thái, tuyếnhẻmxungquanhCông
viên Z756.
Quận5 cóbốn tuyếnđường: An
Dương Vương, Tản Đà, Trần Bình
Trọng, Phạm Hữu Chí.
sáng tới tối trên nhiều tuyến đường
khác như Nguyễn Du, Nguyễn Cư
Trinh, Lê Lai… cũng giảm rõ rệt.
Vẫn còn nhiều khó khăn
Trở ngại lớn nhất khi thực hiện
đề án là kinh phí. Theo thống kê,
từ tháng 1 đến tháng 3-2019, số thu
qua ứng dụng My Parking chỉ đạt
24 triệu đến 53 triệu đồng/tháng.
Tháng 4, con số này chỉ còn hơn 4
triệu đồng/tháng. Vào tháng 5, khi
lực lượng thanh niên xung phong
bắt đầu đứng ra thu thì số tiền thu
được là 128 triệu đồng/tháng, tháng
6 thu hơn 170 triệu đồng và tháng 7
hơn 173 triệu đồng. Tuy nhiên, từ
tháng 5, một bất cập cũng xảy ra
khi số thu dù được cải thiện nhưng
lại không đủ bù chi phí. Cụ thể, để
đạt được con số thu như trên, lực
lượng thanh niên xung phong đã đưa
gần 100 người, chia làm hai ca thực
hiện việc giám sát, thu phí trên tất
cả tuyến đường được phép thu phí.
“Doanh thu một tháng chưa tới
200 triệu đồng nhưng chi phí phục
vụ việc đi thu phí lên đến hơn 840
triệu đồng” - ông Lê Thành Khoa,
Giám đốc Công ty TNHH MTV
Dịch vụ công ích Thanh niên xung
phong, nói.
Đánh giá về những khó khăn của
công tác thu phí, Sở GTVT cho rằng
đó là do hai nguyên nhân. Về khách
quan, do TP chưa quy hoạch, sắp
xếp lại những tuyến đường được
hay không được đỗ ô tô dưới lòng
đường. Những tuyến đường được
phép thu phí đỗ xe lại nằm gần
những tuyến đường không thu phí
nên người dân tập trung đỗ xe ở
các tuyến đường không thu phí, dẫn
tới hụt nguồn thu và ùn tắc cục bộ.
Bên cạnh đó, nhiều người đỗ xe tại
các tuyến đường có thu phí nhưng
không chấp hành nộp phí. Theo
thống kê, riêng tháng 5 đã có trên
15.000 trường hợp không chịu nộp
phí. Trong khi đó, lực lượng thực
PHANCƯỜNG
T
ừ ngày 1-8-2018, TP.HCM triển
khai đề án thu phí sử dụng tạm
thời lòng đường, vỉa hè tại 23
tuyến đường trên địa bàn quận 1,
quận 5 và quận 10 (gọi tắt là đề án)
nhằm mục đích giảm ùn tắc, giảm
bớt lượng ô tô đỗ dưới lòng đường,
có thêm chi phí cho ngân sách nhà
nước phục vụ quản lý trật tự đô
thị… Qua hơn một năm thực hiện,
chủ trương đúng đắn này đang gặp
nhiều khó khăn trong thực tế khiến
việc thu phí chưa hiệu quả.
Bước đầu có chuyển biến
“Trước đây các tuyến đường có
thu phí đỗ ô tô được giao cho các
công ty dịch vụ công ích quận với
mức thu 5.000 đồng/lần đỗ. Một
năm nay, việc thu phí đỗ ô tô theo
giờ được triển khai nhằm mục đích
hạn chế việc đỗ xe tràn lan, liên tục
nhiều giờ trên các tuyến đường ở các
quận trung tâm. Đề án còn có mục
đích hạn chế người dân sử dụng ô
tô cá nhân, cân nhắc lựa chọn các
phương tiện đi lại khác hoặc chọn gửi
xe tại bãi giữ xe khi vào khu trung
tâm” - ông Trần Quang Lâm, Giám
đốc Sở GTVTTP.HCM, trao đổi với
PV
Pháp Luật TP.HCM
.
Theo đề án, người đỗ xe có thể
thanh toán phí sử dụng tạm thời
lòng đường bằng cách nhắn tin trừ
tiền trong tài khoản điện thoại (đầu
số 1008) hoặc cài đặt ứng dụng My
Parking, sau đó có thể thanh toán
bằng thẻ thanh toán quốc tế hoặc thẻ
thanh toán nội địa của các ngân hàng.
Mức phí đỗ ô tô một giờ từ 20.000
đến 25.000 đồng/giờ/xe.
Sở GTVT cho biết sau một năm
triển khai, tại một số tuyến đường có
thu phí tại khu vực trung tâm thì ô tô
đã đỗ ngăn nắp, trật tự hơn, thậm chí
có nhiều tuyến thông thoáng hơn hẳn
như đường Huyền Trân Công Chúa,
quận 1. Tình trạng ô tô đỗ kéo dài từ
Saumột nămthu phí, TP.HCMđang tìmnhiều biện pháp để công tác này đạt hiệu quả cao hơn. Ảnh: PHANCƯỜNG
Thu phí đỗ ô tô: Chủ trương đúng,
nhưng…
Doanh thumột tháng đạt hơn 184 triệu đồng nhưng chi phí phục vụ việc thu phí lên đến hơn 840 triệu đồng.
hiện chức năng thu phí lại không
có thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính.
Về chủ quan, phải nhìn nhận hình
thức thanh toán hiện còn đơn điệu,
chưa đa dạng, chủ yếu qua tin nhắn
gửi 1008 và Viettel Pay. Công nghệ
thu phí cũng chưa hoàn chỉnh, phần
mềm hay bị lỗi, chậm kết nối. Khi
người dân cài đặt hay thao tác trên
phần mềm My Parking thì tín hiệu
từ máy chủ không ổn định, cá biệt
có trường hợp người dân bị trừ phí
nhưng không đặt được chỗ đậu xe.
Nhân sự hướng dẫn và giám sát thu
phí tại các điểm đỗ xe cũng chưa
được giám sát chặt chẽ; việc đối
chiếu thu phí, sử dụng thiết bị đặt
chỗ và thanh toán chưa thành thạo.
Đáng chú ý, nhân viên chỉ làm việc
theo giờ hành chính trong khi thời
gian thu phí đỗ xe từ 6 giờ đến 24
giờ. Phương án chi trả thù lao cho
lực lượng hướng dẫn và giám sát
thu phí chưa thực hiện kịp thời nên
không khuyến khích, động viên các
lực lượng này làm nhiệm vụ.•
Kỳ tới:
Những việc cần làm để thu phí
hiệu quả.
Cầnxác địnhkhuvực, lộ trình cấmxemáy ởTP.HCM
Qua hơn một năm thực
hiện, chủ trương đúng
đắn này đang gặp nhiều
khó khăn trong thực tế
khiến việc thu phí chưa
hiệu quả.
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Sở GTVT TP.HCM góp ý
về dự thảo đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng
kết hợp kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân
tham gia giao thông trên địa bàn TP.HCM.
Theo đó, về việc phân vùng hạn chế hoạt động của xe
máy tiến tới ngừng hoạt động xe máy vào năm 2030, Bộ
GTVT cho rằng đây là giải pháp ảnh hưởng đến đời sống
người dân, do đó cần nghiên cứu kỹ các điều kiện cần thiết,
những yêu cầu cần giải quyết để đảm bảo việc đi lại của
người dân khi hạn chế hoạt động xe máy.
Bên cạnh đó, đề án cần xác định cụ thể khu vực hạn chế,
có phương án tổ chức giao thông hợp lý đảm bảo kết nối
giữa giao thông công cộng với giao thông cá nhân. Đồng
thời có lộ trình từng bước tiến tới ngưng hoạt động xe máy
theo tuyến, khu vực, thời gian trong ngày và các giải pháp
hỗ trợ nhằm giảm tác động bất lợi đối với người dân. Bộ
GTVT cũng đề nghị bổ sung thông tin về hiện trạng và các
kịch bản dự báo phát triển phương tiện, đặt trong mối tương
quan với phát triển đô thị tại
kế hoạch phát triển đô thị tăng
trưởng xanh Việt Nam đến
năm 2030 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt.
Ngoài ra, TP cần bổ sung
nội dung về đánh giá tính khả
thi của từng nhóm giải pháp
được nêu trong đề án, đề xuất
và xây dựng lộ trình ưu tiên
cụ thể cho từng giải pháp,
tránh tình trạng dàn trải, thiếu
đồng bộ, gây lãng phí trong đầu tư và các giải pháp hỗ trợ
nhằm giảm tác động bất lợi đối với người dân.
Trước đó Sở GTVT TP có dự thảo đề án với mục tiêu
đến năm 2020, thị phần vận tải hành khách công cộng toàn
TP đảm nhận 15%-20% nhu cầu di chuyển của người dân.
Đến năm 2025 đạt 20,5%-26,6% và đến năm 2030 tỉ lệ này
sẽ tăng lên 29,3%-36,8%. Sở
GTVT nhận định khi thị phần
đảm nhận của hệ thống vận tải
công cộng tăng, tỉ lệ người dân
sử dụng phương tiện cá nhân sẽ
giảm tương ứng.
Nếu đề án được thông qua,
TP sẽ hạn chế và tiến tới ngưng
hoạt động mô tô và xe máy 2-3
bánh tại một số khu vực trung
tâm (quận 1, 3, 5, 10...) vào giai
đoạn 2025-2030, khi hệ thống
vận tải hành khách công cộng đảm bảo nhu cầu đi lại trong
khu vực hạn chế, với cự ly tiếp cận trung bình của khách
đạt dưới 500 m.
Dự kiến kinh phí thực hiện đề án khoảng 52.489 tỉ đồng.
Trong đó giai đoạn một 9.783 tỉ đồng, giai đoạn hai là
18.896 tỉ đồng, giai đoạn ba là 23.810 tỉ đồng.
V.LONG
Một vụkẹt xenghiêmtrọng trênđườngPhạmVănĐồng
(phườngHiệpBìnhChánh, quậnThủĐức, TP.HCM) sáng23-9.
Ảnh: ĐÀOTRANG
Lực lượng thanh niên xung phong hướng dẫn tài xế đặt chỗ và thanh toán phí.
Ảnh: PHANCƯỜNG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook