219-2019 - page 9

9
Cao tốc Đà Nẵng -
Quảng Ngãi lại hư hỏng
Đây không phải là lần đầu tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi hư hỏng
mặt đường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn giao thông.
TẤNVIỆT
T
rao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
ngày 23-9, ông
NguyễnHữuCường,Chánh
Văn phòng Ban An toàn giao
thông (ATGT) TP Đà Nẵng,
cho hay đơn vị vừa có công
văn gửi Ủy ban ATGT Quốc
gia, Bộ GTVT về việc khắc
phục điểm đen tại khu vực nút
giao đường cao tốc Đà Nẵng -
Quảng Ngãi với quốc lộ 14B.
Ổ gà lại mọc lên
sau mưa lớn
Ghi nhận của phóng viên, đầu
tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng
Ngãi, đoạn giao với quốc lộ
14B và đường tránh Nam Hải
Vân (xã Hòa Nhơn, huyện
Hòa Vang, TP Đà Nẵng) đang
xuất hiện các ổ gà lớn. Các ổ
gà có bề rộng khoảng 0,5 m,
dài khoảng 1 m, tạo thành các
vũng nước mưa. Cũng tại vị trí
này xuất hiện sống trâu nhấp
nhô, gây mất ATGT.
Theo anh Trần Vĩnh Hoàng,
một tài xế chở khách thường
xuyên chạy tuyến cao tốc Đà
Nẵng - Quảng Ngãi, các hư
hỏng xuất hiện sau những ngày
mưa lớn vừa qua. Các ổ gà này
nằm ngay lối rẽ về quốc lộ 14B
xuống Đà Nẵng nên các tài xế
gặp khó khăn khi sang đường,
nhất là vào ban đêm, tầm nhìn
bị hạn chế. “Nút giao này đường
gồ ghề, trời mưa thì lầy lội, trời
nắng thì bụi kinh khủng nên
nhiều khách đi xe cũng than
lắm” - anh Hoàng nói.
Tại công văn gửi Ủy ban
ATGTQuốc gia do ông LêVăn
Trung, Giám đốc Sở GTVT
TP Đà Nẵng, Phó Trưởng ban
thường trực Ban ATGT TP,
ký cho hay nút giao thông nói
trên đang xảy ra tình trạng
hạ tầng giao thông hư hỏng.
Hệ thống biển cảnh báo, rào
chắn hư hỏng, bị mất, không
phát huy tác dụng, không có
đèn cảnh báo ban đêm. Ngoài
ra, mặt đường vị trí này bị rạn
nứt, hằn lún nặng, phát sinh ổ
gà, ổ voi; hệ thống vạch sơn bị
mờ, còn thiếu… gây nguy cơ
rất cao về tai nạn giao thông.
“UBND TP, Ban ATGT TP,
Sở GTVT TP, Cục Quản lý
đường bộ III đã có nhiều văn
bản đề nghị khẩn trương sửa
chữa, khắc phục, bảo đảm
ATGT tại nút giao này nhưng
đến nay BQL dự án cao tốc
Đà Nẵng - Quảng Ngãi chưa
khắc phục khiến nơi này biến
thành điểm đen về giao thông.
Từ năm 2018 đến nay đã xảy
ra bốn vụ tai nạn giao thông,
làm chết ba người, bị thương
một người” - công văn nêu.
Do đó, Ban ATGT TP Đà
Nẵng đề nghị Ủy ban ATGT
Quốc gia, Bộ GTVT chỉ đạo
BQL dự án cao tốc Đà Nẵng
- Quảng Ngãi, ban điều hành
liên danh gói thầu xây lắp số
1 dự án sớm hoàn thiện và
đưa vào khai thác đường dẫn
mới từ đường Trường Sơn qua
đường tránh Nam Hải Vân
nhằm giảm áp lực tại nút giao.
Trước mắt cần có rào chắn, lắp
đèn phản quang ban đêm các
đường nhánh, cấm các phương
tiện lưu thông cho đến khi thi
công hoàn thành, đảm bảo các
điều kiện an toàn cho người và
phương tiện. Khẩn trương triển
khai sửa chữa, khắc phục các
hư hỏng trong phạm vi phục
vụ thi công nút giao đường cao
tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và
quốc lộ 14B. Kịp thời sửa chữa
hư hỏng mặt đường tại nút giao
đường Trường Sơn với đường
vào mỏ đá Hòa Nhơn.
“Thời gian hoàn thành trước
ngày 15-10. Mọi chậm trễ trong
công tác khắc phục, sửa chữa
các hư hỏng…, nếu tai nạn giao
thông xảy ra, BQL dự án cao
tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và
ban điều hành liên danh gói thầu
xây lắp số 1 của dự án phải chịu
hoàn toàn trách nhiệm trước
pháp luật” - công văn nêu rõ.
Khẩn trương sửa chữa
Trao đổi với chúng tôi ngày
23-9, ông Hoàng Việt Hưng,
Giám đốc BQL dự án cao tốc
Đà Nẵng - Quảng Ngãi, cho
hay đã chỉ đạo nhà thầu triển
khai sửa chữa các hư hỏng nói
trên. Tuy nhiên, ôngHưng cũng
cho hay việc sửa chữa sẽ là giải
pháp tạm thời. “Nút giao này có
giai đoạn hai để làm cầu vượt
nhưng do chưa làm được nên
từ chỗ giữa nút giao ra hai bên
100 m là kết cấu tạm để khớp
nối. Nếu làm luôn kết cấu vĩnh
cửu ở đầu tuyến thì khi khởi
công giai đoạn hai phải đào lên
sẽ rất tốn kém. Hiện cònmột số
trục trặc nên chưa thể triển khai
giai đoạn hai” - ông Hưng nói.
Cũng theoôngHưng, nút giao
này còn nhiều dở dang, chưa
hoàn chỉnh. Tuy nhiên, vì “sửa
đi sửa lại mãi cũngmang tiếng”
nên đơn vị đang xin phép làm
kết cấu vĩnh cửu, khi làm xong
sẽ bàn giao lại cho Đà Nẵng.
“Giờ mang tiếng quá. Có mấy
nhánh chưa xong, đặc biệt là
nhánh giao với quốc lộ 14G
phải đợi Đà Nẵng quy hoạch
lại, đợi từ tháng 6-2019 đến
nay. Để giải phóng mặt bằng
quốc lộ 14G cần khoảng 30 tỉ
đồng nhưng chưa có tiền để trả.
Trước đây có cơ chế ứng tiền
cho địa phương giải phóng mặt
bằng nhưng giờ phải đợi tiền
ngân sách” - ông Hưng nói.
Nói thêm về việc chưa thể
thi công nút giao cao tốc Đà
Nẵng - Quảng Ngãi và quốc lộ
14B, ông Lê Quang Hào, Phó
Tổng giám đốc Tổng Công ty
Đầu tư phát triển đường cao tốc
VN, cho hay vướng mắc lớn
nhất hiện nay là chưa có nguồn
vốn nên chưa thể giải phóng
mặt bằng. “Vốn giải phóngmặt
bằng là ngân sách nhà nước
cấp, phải theo kế hoạch vốn
nhưng kế hoạch vốn năm nay
hơi chậm. Giải phóngmặt bằng
thuộc tiểu dự án do địa phương
làm, khi có tiền từ ngân sách
sẽ chuyển cho Đà Nẵng làm
ngay” - ông Hào nói.​•
Ổgà, ổ voi mọc lên ngay đầu tuyến vào cao tốc ĐàNẵng - QuảngNgãi. Ảnh: TẤNVIỆT
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã nhiều lần thông tin, đây không
phải là lần đầu cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi xuất hiện hư
hỏng. Cuối năm 2018, hàng loạt hư hỏng trên mặt đường
tuyến cao tốc này khiến dư luận dậy sóng, Bộ GTVT đã từng
yêu cầu dừng thu phí trên tuyến đường này để sửa chữa xong
mới cho thu phí lại. Được biết cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi
có tổng mức đầu tư hơn 34.500 tỉ đồng. Dự án có tổng chiều
dài 139 km, thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với
bốn làn xe lưu thông và hai làn dừng khẩn cấp. Ngày 2-9-2018,
dự án chính thức thông xe toàn tuyến và đưa vào vận hành,
khai thác cho đến nay.
Từ năm 2018 đến
nay, nơi đây đã xảy
ra bốn vụ tai nạn
giao thông, làm chết
ba người, bị thương
một người.
Hiểu đúng về quy định xe máy
không được đi quá 40 km/giờ
Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư 31/2019 thay
thế Thông tư số 91/2015 quy định về tốc độ và
khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên
dùng tham gia giao thông đường bộ. Thông tư mới
có hiệu lực từ ngày 15-10 và nhận được sự quan
tâm của người dân. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều
người đang hiểu sai về một số nội dung trong thông
tư này.
Tại Điều 8 Thông tư 31/2019 nêu rõ tốc độ tối đa
cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy
(kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên
đường bộ (trừ đường cao tốc), khi tham gia giao
thông thì tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu
đường bộ và không quá 40 km/giờ.
Vậy thực chất mô tô, xe gắn máy, xe chuyên dùng
là gì và hiểu như thế nào cho đúng? Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT quy định
khái niệm về phương tiện cơ giới như sau:
- Xe mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới
hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển
bằng động cơ có dung tích xi-lanh từ 50 cm
3
 trở
lên. Tải trọng xe không quá 400 kg đối với xe máy
hai bánh. Khối lượng chuyên chở cho phép xác
định theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông
cơ giới đường bộ từ 350 kg đến 500 kg đối với xe
máy ba bánh.
- Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng
động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc
thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/giờ. Nếu
dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc
hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn
50 cm
3
.
- Xe chuyên dùng bao gồm xe máy thi công, xe
máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc
chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an
ninh có tham gia giao thông đường bộ.
Như vậy, theo Thông tư 31/2019, từ ngày 15-10,
xe gắn máy (dưới 50 cm
3
), xe máy chuyên dùng
không được chạy quá 40 km/giờ. Còn xe máy trên
50 cm
3
 (hiện đa số người dùng) vẫn chạy với tốc độ
tối đa là 60 km/giờ trong khu vực đông dân cư (tại
nơi đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ
giới trở lên).
THÁI NGUYÊN
Chưa hỗ trợ thiệt hại thủy sản chết
do ô nhiễm nguồn nước
Ngày 23-9, ông Nguyễn Tiến Danh, Chủ tịch
UBND thị xã Long Mỹ (Hậu Giang), thông tin
đến thời điểm này xã vẫn chưa nhận được phản
hồi từ cơ quan chức năng về việc hỗ trợ cho người
dân bị thiệt hại thủy sản do ô nhiễm trên sông cái
Nước Đục.
Khi vụ việc xảy ra, tỉnh đã yêu cầu địa phương
khảo sát thực tế, thống kê thiệt hại. Ngay sau đó
UBND thị xã đã báo cáo kết quả về tỉnh và các
sở, ngành liên quan, đồng thời đề xuất sử dụng
nguồn kinh phí dự phòng để hỗ trợ cho người
dân. “Tuy nhiên, theo quan điểm của cơ quan
chức năng tỉnh, đây không phải là thiên tai nên
việc sử dụng nguồn tiền kinh phí dự phòng là
không hợp lý. Do vậy phải chờ xác định nguồn
gây ra ô nhiễm để yêu cầu bồi thường” - ông
Danh thông tin thêm.
Trong khi chờ cơ quan chức năng tìm ra nguyên
nhân của vụ ô nhiễm, nhiều hộ dân sống cặp hai bên
bờ sông cái Nước Đục đang rất mong chờ tiền hỗ trợ
để mua con giống thả nuôi lại vụ mới.
Như 
Pháp Luật TP.HCM
đã thông tin, cuối
tháng 4-2019, nhiều hộ dân sống hai bên bờ
sông cái Nước Đục rất lo lắng vì thủy sản đang
nuôi bất ngờ chết hàng loạt. Đến ngày 14-5,
Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang đã có thông
cáo về kết quả xác minh bước đầu cho thấy
nguồn nước sông và các kênh nhánh bị ô nhiễm
hữu cơ bởi các nguồn thải dọc sông. Trong đó,
nguyên nhân chính là từ hoạt động xả thải của
nhà máy thuộc Công ty TNHH Mía đường, cồn
Long Mỹ Phát.
CHÂU ANH
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook