237-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứBa15-10-2019
Trước đó, tại thôngbáo kết luận
củathứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn
Nhật trong cuộc họp về phương
án thu phí hoàn vốn đầu tư dự
án BOT Cai Lậy, thứ trưởng giao
Vụ Đối tác công tư, Vụ Tài chính,
Tổng cục Đường bộ Việt Nam và
nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án
tiến hành ngay các công việc cần
thiết để triển khai thu phí theo
phương án 2 (đã được Bộ GTVT
báo cáoThủ tướngChínhphủ vào
tháng 9 vừa qua).
Bộ GTVT giao Tổng cục Đường
bộ Việt Nam khẩn trương làm
việc với địa phương và triển khai
ngay việc phân luồng giao thông
đoạn qua thị xã Cai Lậy đảm bảo
phùhợp, đúngquy định của pháp
luật để đảm bảo mục tiêu dự án;
khai thác hiệu quả tuyến tránh và
giảmùn tắc, tai nạngiao thông... ở
khu vực trung tâm thị xã Cai Lậy.
Bộ GTVT cũng yêu cầu nhà đầu
tư khẩn trương xây dựng phương
án, khái toán kinh phí đầu tư xây
dựngmới trạm thu phí trên tuyến
tránh thống nhất với địa phương
vị trí đặt trạm…
phân luồng giảm ùn tắc, tai nạn giao
thông, ô nhiễmmôi trường trung tâm
thị xã Cai Lậy. Nhược điểm là phải
kéo dài thời gian hoàn vốn…” - vị
lãnh đạo này khẳng định.
Phương án 2
: Lập thêmmột trạm
trên tuyến tránh và thu cả hai trạm.
Lúc đó trạm trên QL1 sẽ thu phí
15.000 đồng/lượt, trạm trên tuyến
tránh thu 25.000 đồng/lượt đối với
các phương tiện nhóm 1. Thời gian
thu phí hoàn vốn đầu tư ở mỗi trạm
khoảng 11 năm. Ưu điểmcủa phương
án này là giảm một phần phản ứng
của một bộ phận người sử dụng.
Tuy nhiên, Bộ GTVT cho rằng
phương án này phát sinh kinh phí đầu
tư xây dựng thêm trạm ở vị trí mới
và chi phí tổ chức thu phí (khoảng
90 tỉ đồng - PV). Địa phương phải
bố trí thêm diện tích giải phóng mặt
bằng (GPMB) để làm trạm. Phương
án này sẽ dẫn đến tình trạng các
phương tiện tập trung đi trên QL1
do mức giá trên QL1 thấp hơn tuyến
tránh, gây ùn tắc giao thông.
“Phương án này nhà đầu tư kiến
nghị vừa thu phí vừa xây dựng trạm
trên tuyến tránh vì kinh phí xây dựng
trạm chưa có. Các ngân hàng từ chối
cho vay thêm và thời gian xây dựng
khoảngba thángkể từkhi cómặt bằng,
trong khi công tác GPMB thường
kéo dài 4-6 tháng” - vị này cho hay.
Phương án 3
: Chỉ đặt trạm và thu
phí trên tuyến tránh. Đồng thời, tổ
chức phân luồng giao thông, nghiên
cứu bố trí kinh phí khoảng 400 tỉ
đồng vốn nhà nước để hoàn trả nhà
đầu tư (tương ứng với chi phí đầu
tư tăng cường mặt đường QL1 thị
xã Cai Lậy).
“Phương án này đáp ứng được
nguyện vọng của một bộ phận. Tuy
nhiên, Bộ GTVT nhận định lượng
xe tập trung đi qua QL1 gây ùn tắc,
phương án tài chính không đảmbảo...
Đặc biệt, hệ lụy có thể lan rộng đối
với các dự án tương tự và đặc biệt
là Nhà nước phải bố trí ngân sách
cho dự án, trong điều kiện này thì
khó khăn bố trí được vốn…” - vị
lãnh đạo phân tích.
Ba đơn vị đưa ra
ba phương án
Theo một nguồn tin, Bộ Công an
đề xuất phương án 3 vì sẽ thuận lợi
hơn trong việc đảm bảo an ninh. Tuy
nhiên, Bộ Công an kiến nghị nghiên
cứu tính toán thật kỹ trong việc lựa
chọn phương án nhằm đảm bảo hài
hòa lợi ích của các bên, góp phần
đảm bảo an ninh trật tự.
Trái ngược lại, UBND tỉnh Tiền
Giang kiến nghị lựa chọn phương án
2, đồng thời đề nghị nghiên cứu thêm
phương án giá vé ở hai trạmnhư nhau
và yêu cầu nhà đầu tư xây dựng hoàn
chỉnh trạm thu phí trên tuyến tránh
mới bắt đầu thu phí ở cả hai trạm.
Trong khi đó, nhà đầu tư kiến nghị
phương án 1. Trường hợp thu phí theo
phương án 2, nhà đầu tư cho rằng cần
cho phép vừa thu phí trạm Cai Lậy
vừa xây dựng trạm trên tuyến tránh
vì kinh phí xây dựng hiện chưa có.
Thời gian này mất tối đa chín tháng
(GPMB và xây dựng, lắp đặt thiết bị).
“Sau khi nghiên cứu các kiến nghị,
Bộ GTVT nhận thấy ý kiến của Tiền
Giang và Bộ Công an khác với ý kiến
của Thủ tướng (giữ nguyên trạm thu
phí và giảm phí). Vì vậy Bộ GTVT
cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ
xem xét, quyết định phương án thu
phí hoàn vốn dự án…” - Bộ GTVT
kiến nghị.
Tuy nhiên, trong buổi làmviệc mới
đây giữa các bộ, ngành liên quan, Bộ
GTVT cơ bản thống nhất xây thêm
một trạm ở tuyến tránh.
Về vấn đề này, chiều 14-10, ông
VIẾT LONG-ĐÔNGHÀ
N
gày 14-10, trao đổi với
Pháp
Luật TP.HCM
, một lãnh đạo
Bộ GTVT xác nhận đã có văn
bản gửi Thủ tướng Chính phủ về
phương án thu phí hoàn vốn đầu tư
dự án BOT trên quốc lộ 1 (QL1) đoạn
qua thị xã Cai Lậy (Tiền Giang).
Nghiên cứu ba phương án
cho Cai Lậy
Bộ GTVT cho hay sau khi có
chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương
Hòa Bình và Trịnh Đình Dũng (tại
cuộc họp ngày 19-6) về nghiên cứu
các phương án tối ưu cho BOT Cai
Lậy, bộ tiếp tục thực hiện nghiên
cứu ba phương án xử lý bất cập
tại trạm này.
Cụ thể,
phương án 1
: Giữ nguyên
vị trí trạm hiện tại, tiếp tục giảm
giá chung cho tất cả phương tiện
qua trạm. Lúc này các phương tiện
nhóm 1 (xe bốn chỗ) sẽ tiếp tục được
giảm từ 35.000 đồng/lượt xuống còn
15.000 đồng/lượt.
Bên cạnh đó, mở rộng phạm vi
miễn, giảm giá cho các phương tiện
vùng lân cận bán kính 10 km; giảm
giá 100% cho các loại xe buýt và các
loại phương tiện không sử dụng để
kinh doanh; giảm 50% cho các loại
phương tiện sử dụng để kinh doanh.
“Theo tính toán, thời gian hoàn
vốn đầu tư dự án khoảng 15 năm
chín tháng. Bộ GTVT phân tích
phương án này có ưu điểm là không
phải bố trí ngân sách nhà nước hỗ
trợ. Còn đạt mục tiêu quan trọng là
UBND tỉnh TiềnGiang đề xuất xây trạmthu phí trên tuyến tránh để gỡ vướng cho BOT Cai Lậy. Ảnh: ĐH
Ba phương án giải quyết
trạm thu phí BOT Cai Lậy
Bộ Công an, tỉnh TiềnGiang và nhà đầu tư đã lựa chọn ba phương án khác nhau để xử lý bất cập
tại dự án BOTCai Lậy.
Trần Văn Bon, Giám đốc Sở GTVT
tỉnhTiềnGiang, cho biết: UBND tỉnh
đã có đề xuất với Bộ GTVT và thống
nhất phương án xây dựng trạm thu phí
trên tuyến tránh Cai Lậy (phương án
2). Tỉnh Tiền Giang đang chờ Tổng
cục Đường bộ Việt Nam, nhà đầu tư
tuyến tránh Cai Lậy để thống nhất
vị trí đặt trạm, sau đó sẽ GPMB bàn
giao nhà đầu tư thi công xây dựng
trạm trên tuyến tránh.
Theo ông Nguyễn Phú Hiệp, đại
diện Công ty TNHH Đầu tư QL1
Tiền Giang (nhà đầu tư dự án), sau
khi có kết luận của Bộ GTVT, nhà
đầu tư sẽ sớm khảo sát, thống nhất
vị trí đặt trạm với địa phương. Khi
có được vị trí, nhà đầu tư sẽ khẩn
trương xây dựng trạm đúng chỉ đạo
của Bộ GTVT. Theo đó, phấn đấu
đến cuối năm 2019 hoàn thành trạm
và đưa vào thu phí trong dịp tết.•
Lýdonguồnnước dùng củadânphía tâyHàNội cómùi lạ
UBND tỉnh Tiền Giang
đã có đề xuất với Bộ
GTVT và thống nhất
phương án xây dựng
trạm thu phí trên tuyến
tránh Cai Lậy (phương
án 2).
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ TN&MT diễn ra sáng
14-10, ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng
cục TN&MT (Bộ TN&MT), cho biết: Sau khi có thông tin
nước sạch khu vực phía tây nội thành Hà Nội có mùi lạ,
phía Bộ TN&MT đã liên hệ, phối hợp với Sở TN&MT tỉnh
Hòa Bình kiểm tra, xác minh.
Qua báo cáo của Sở TN&MT tỉnh Hòa Bình thì vào tối
8-10, người dân phản ánh có một xe tải 2,5 tấn bơm dầu
thải đổ trộm ra khe núi sát Suối Trâm tại xã Phúc Minh và
Phúc Tiến (huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình). Váng dầu từ khe núi
chảy vào suối và lan tới kênh dẫn nước của Nhà máy nước
sạch sông Đà (Viwasupco) tại Hòa Bình.
Lãnh đạo Tổng cục Môi trường cũng thông tin hiện
Sở TN&MT tỉnh Hòa Bình cũng đã triển khai lấy mẫu
nước tại khu vực này để phân tích. Chủ tịch UBND tỉnh
Hòa Bình cũng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của
tỉnh vào cuộc xác minh, điều tra làm rõ đối tượng đổ
trộm dầu thải.
“Vào sáng 14-10, phía Tổng cục Môi trường cũng đã cử
lực lượng phối hợp điều tra, xác minh vụ việc. Còn việc
nhà máy thấy nước ô nhiễm mà vẫn tiếp tục đưa vào xử lý
để cho người dân sử dụng thì sẽ phải truy rõ trách nhiệm.
Hiện các cơ quan chức năng đã vào cuộc làm rõ việc này”
- ông Thức nói.
Cuối buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công
Thành cho rằng: “Một xe chở dầu đổ trộm làm ảnh hưởng
đến hàng trăm ngàn hộ dân, hành vi này phải được các cơ
quan làm rõ. Ở đây việc đổ trộm dầu của một doanh nghiệp
cần phải lên án, chúng ta cần phải tuyên truyền để ý thức
bảo vệ môi trường của người dân tốt hơn”.
Trước đó, vào ngày 10-10, nhiều hộ dân của các quận phía
Hà Đông, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm và Hoàng Mai (Hà
Nội) phát hiện mùi lạ, khó ngửi trong nước sinh hoạt… Ngày
11-10, Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan của Hà Nội đã đi
kiểm tra lấy mẫu tại một số điểm cấp nước sạch cho khu vực.
Theo phản ánh của người dân, có xe 2,5 tấn bơm dầu
đổ trộm ra khe núi vào rạng sáng 9-10, dầu từ khe núi
chảy xuống trung tâm, cách kênh dẫn nước của nhà máy
khoảng 800 m và lan tới kênh dẫn nước của Nhà máy
nước sạch sông Đà. Sau khi phát hiện thì nhà máy đã
thuê vớt dầu.
TRỌNG PHÚ
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook