237-2019 - page 9

9
Ngán ngẩm với con đường
“dài nhất” TP.HCM
Theo thống kê, chín tháng đầu năm2019, trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh
đoạn từ BạchĐằng đến ngã nămĐài liệt sĩ xảy ra 617 vụ ùn ứ giao thông.
THÁI NGUYÊN
Đ
ường XôViết Nghệ Tĩnh
(XVNT), đoạn từ Hàng
Xanh về cầu Bình Triệu
(quận Bình Thạnh, TP.HCM)
được mệnh danh là con đường
“dài nhất” TP.HCM bởi nhiều
năm qua, để đi qua được “trận
địa” này, người dân TP phải
mất hàng giờ đồng hồ.
Tuyến đường vốn là điểmđen
về kẹt xe nhưng từ khi đóng nút
giao Điện Biên Phủ - Nguyễn
VănThương (D1 cũ) để thi công
sửa chữa đường Nguyễn Hữu
Cảnh thì tình trạng kẹt xe lại
càng nghiêm trọng hơn.
Nỗi ám ảnh triền miên
Theo ghi nhận của PV, nhiều
ngày qua tuyến này liên tục
xảy ra kẹt xe vào giờ tan tầm.
Đây là tuyến đường một chiều,
gánh toàn bộ lưu lượng giao
thông từ ngã tư Hàng Xanh,
đường Bạch Đằng, Ung Văn
Khiêm đổ về. Bên cạnh đó,
điểm cuối của tuyến đường là
Bến xe Miền Đông (BXMĐ)
nên chỉ cần vài chiếc xe xuất
bến cũng cản trở lưu thông
khiến các phương tiện đang
di chuyển kẹt lại.
Chị Lý Thị Dân (phường
Hiệp Bình Chánh, quận Thủ
Đức) cho biết ngày nào chị
cũng phải vật vã di chuyển
trên đường XVNT để về nhà.
“Con đường vốn nhỏ hẹp nhưng
lượng xe di chuyển quá nhiều,
để di chuyển qua nút thắt này
về nhà tôi phải mất đến 45 phút,
có lần cả giờ đồng hồ. Nhiều
khi tôi phải đợi hết kẹt xe mới
dám về” - chị Dân nói.
Theo Sở GTVT TP, nguyên
nhân dẫn đến tình trạng kẹt
xe là do đường XVNT kết
nối khu vực trung tâm với các
quận ngoại thành phía đông
thành phố, quốc lộ (QL) 13
(là trục đường chính kết nối
giữa TP.HCM và tỉnh Bình
Dương, Đồng Nai). Ngoài ra,
hoạt động của BXMĐcũng gây
ảnh hưởng đến giao thông do
các xe ra vào liên tục và các
tuyến đường xung quanh như
Đinh Bộ Lĩnh, UngVănKhiêm
cũng đã trở nên quá tải so với
khả năng khai thác.
Đồng thời số lượng xe cá
nhân tiếp tục tăng mạnh. Cụ
thể, trong năm 2019 số phương
tiện đăng kýmới tăng thêmhơn
290.000 xe. Đặc biệt, một số dự
án giao thông trọng điểm nâng
cấp, mở rộng hạ tầng giao thông
tại khu vực chưa được triển
khai xây dựng như dự án mở
rộng đường Ung Văn Khiêm,
nút giao ngã năm Đài liệt sĩ.
Giải pháp nào cứu con
đường đau khổ này?
Trao đổi với PV, một lãnh
đạo SởGTVTTPcho biết trước
mắt sở sẽ tiến hành một số giải
pháp kéo giảm tình trạng ùn
tắc như rà soát tổng để có kế
hoạch, giải pháp giải quyết
tình trạng ùn tắc khu vực ngã
tư Hàng Xanh, XVNT, Ung
Văn Khiêm, Đinh Bộ Lĩnh.
Đồng thời sở sẽ nghiên cứu tổ
chức lưu thông một chiều ô tô
hẻm 549 XVNT, tăng cường
hệ thống camera giám sát,
phối hợp với các lực lượng
chức năng để xử lý ngay các
sự cố và tai nạn giao thông.
Bên cạnh đó, sở cũng đề
nghị CSGT kiên quyết xử lý
các trường hợp vi phạm lưu
thông ngược chiều trên đoạn
đường này.
Ngoài ra, sở đề nghị cần
đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa
BXMĐ mới vào hoạt động,
đẩy nhanh tiến độ xây dựng
nút giao Đài liệt sĩ, mở rộng
đường Ung Văn Khiêm, mở
rộng QL13.
Còn theo Ban quản lý dự
án đầu tư xây dựng các công
trình giao thông TP.HCM, việc
QL13 kẹt xe triền miên cũng là
nguyên nhân gây nên tình trạng
kẹt xe ở đườngXVNT. Bài toán
để giải quyết tình trạng này là
mở rộng những tuyến đường
cửa ngõ. Hiện ban quản lý
đang trình báo cáo nghiên cứu
khả thi dự án mở rộng QL13
lên HĐND TP, quý II-2021 sẽ
trình báo cáo chi tiết kỹ thuật.
Trường hợp có mặt bằng sớm
sẽ triển khai từ năm 2022 và
đến 2023 là hoàn thành.
Theo kiến trúc sư Ngô Viết
Nam Sơn, tuyến đường XVNT
là tuyến đường kết nối giao
thông các khu vực quan trọng
nhưng đã không đảm bảo để
kết nối giao thông vì quá tải.
Vì vậy, cơ quan nhà nước cần
tiến hành điều chỉnh giao thông
tại đây, đặc biệt cần mở rộng
đường XVNT, Đinh Bộ Lĩnh
để đảm bảo kết nối với hai trục
đường là Phạm Văn Đồng và
Điện Biên Phủ. Bên cạnh đó,
cần phát triển các tuyến đường
song song với XVNT, Đinh Bộ
Lĩnh để giảm tải cho hai tuyến
đường này. Ngoài ra, cần đánh
giá tác động môi trường, khoan
phát triển nhà cao tầng trong
khu vực để hạn chế phát triển
giao thông. Từ đó tình hình
giao thông khu vực này mới
cải thiện được.•
Các loại xe đổ
dồn về đường
Xô Viết Nghệ
Tĩnh vào giờ
tan tầm. Ảnh:
THÁI NGUYÊN
Bến xe Miền Đông mới nhiều lần lỗi hẹn
Cụ thể, theo kế hoạch ngày 15-8, BXMĐ mới sẽ được đưa
vào hoạt động giai đoạn 1, gồm 29 tuyến vận tải hành khách
cố định với giao thông cự ly từ 1.100 km trở lên (từ Quảng Trị
trở ra phía Bắc) nhằm giảm tải số lượng xe cho BXMĐ hiện
hữu và giảm áp lực giao thông khu vực này. Tuy nhiên, dù Sở
GTVT đã nhắc nhở Tổng Công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài
Gòn (Samco) nhiều lần nhưng đến thời điểm hiện nay, Samco
vẫn chưa “chốt”được thời gian đưa BXMĐ mới vào hoạt động.
Trước đó, thời gian khai trương BXMĐ mới cũng đã hai lần
lỡ hẹn. Dự kiến ban đầu đưa vào sử dụng dịp tết Nguyên đán
2018 nhưng sau đó dời đến quý I-2019.
T.NHUNG
“Con đường vốn
nhỏ hẹp nhưng
lượng phương tiện di
chuyển quá nhiều,
để di chuyển qua nút
thắt này về nhà tôi
phải mất đến 45 phút,
có lần cả giờ đồng hồ.
Nhiều khi tôi phải đợi
hết kẹt xe mới dám
về” - chị Dân nói.
Cát Linh -HàĐông
chậm, cao tốc hưhỏng:
Chủđầu tưphải chịu
tráchnhiệm
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Đoàn đại biểu Quốc
hội TP Hà Nội và tỉnh Thái Bình về kiến nghị cử tri
đề nghị xem xét trách nhiệm của các tập thể, cá nhân
liên quan các dự án chậm tiến độ, đội vốn, mới đưa
vào sử dụng đã xuống cấp. Điển hình trong đó có
dự án đường cao tốc Quảng Nam - Đà Nẵng, tuyến
đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Trả lời vấn đề này, Bộ GTVT cho biết dự án
đường sắt Cát Linh - Hà Đông được đầu tư xây dựng
bằng nguồn vốn ODA của chính phủ Trung Quốc
(ký năm 2008, theo hiệp định khung). Theo đó, tổng
thầu EPC (thiết kế, mua sắm và xây dựng) được chỉ
định ngay trong hiệp định là Công ty TNHH Tập
đoàn Cục 6 Trung Quốc.
Tư vấn giám sát được tổ chức đấu thầu, đơn vị
trúng thầu là Công ty TNHH Giám sát xây dựng
Viện Nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc
Kinh. Quá trình triển khai thực hiện dự án chậm,
tăng tổng mức đầu tư do nhiều nguyên nhân khách
quan và chủ quan.
Về trách nhiệm, theo Bộ GTVT, dự án chậm tiến
độ, tăng tổng mức đầu tư ngoài trách nhiệm chính
thuộc phía tổng thầu thì chủ đầu tư (Bộ GTVT),
Ban quản lý dự án đường sắt chịu trách nhiệm
trong công tác quản lý, điều hành dự án. Tư vấn
thiết kế bước lập dự án chịu trách nhiệm về chất
lượng lập dự án đầu tư. “Bộ GTVT, các cơ quan
tham mưu của Bộ GTVT chịu trách nhiệm là cơ
quan chủ quản, phê duyệt dự án. UBND TP Hà Nội
chịu trách nhiệm về việc chậm trễ trong công tác
giải phóng mặt bằng…” - Bộ GTVT nhấn mạnh.
Thời gian qua, mặc dù Bộ GTVT và các bên
liên quan đã quyết liệt chỉ đạo nhưng dự án vẫn
triển khai rất chậm, đến nay dự án vẫn chưa thể
hoàn thành và có nguy cơ kéo dài do tổng thầu
vẫn chưa nghiêm túc thực hiện theo chỉ đạo của
Bộ GTVT.
“Các khó khăn, vướng mắc đã được Bộ GTVT
báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Ngoại giao
và Đại sứ quán Trung Quốc để hỗ trợ chỉ đạo và
có các giải pháp giải quyết các công việc còn lại
trong thời gian tới nhằm đưa dự án vào vận hành
khai thác trong thời gian sớm nhất…” - Bộ GTVT
nhấn mạnh.
Đối với dự án cao tốc Quảng Nam - Đà Nẵng,
sau hơn một năm đưa vào khai thác 65 km đầu
tuyến, cuối tháng 9-2018 xuất hiện một số hư hỏng
cục bộ lớp bê tông nhựa tạo nhám dày 3 cm tại một
số vị trí.
Theo bộ, các hư hỏng nêu trên xảy ra trong thời
gian bảo hành công trình, nhà thầu thi công chịu
trách nhiệm bảo hành công trình theo quy định. “Đối
với các hư hỏng mặt đường xảy ra tại thời điểm
tháng 9-2018, chủ đầu tư dự án đã tiến hành xử lý
trách nhiệm các cá nhân, tập thể liên quan. Cụ thể,
tạm đình chỉ công tác giám đốc ban quản lý dự án,
cảnh cáo một số cá nhân, tập thể liên quan…” - Bộ
GTVT thông tin.
VIẾT LONG
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - HàĐông đến nay
vẫn chưa thể đưa vào khai thác. Ảnh: VIẾT LONG
Tiêu điểm
Trong tám tháng đầu năm
2019, đườngXVNT đoạn từ Bạch
Đằng đến ngã nămĐài liệt sĩ xảy
ra 558 vụ ùn ứ giao thông. Chín
tháng đầu năm 2019 xảy ra 617
vụ,thườngkéodàitrên30phútvà
chiềudài dòng xe kéodài 300m.
(Theo Trung tâm Quản lý
đường hầm sông Sài Gòn)
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook