240-2019 - page 13

13
NGUYỄNQUYÊN
S
ở GD&ĐT TP.HCM
đã ban hành văn bản
về thực hiện đổi mới
công tác xây dựng kế hoạch
giáo dục, đổi mới dạy học và
kiểm tra, đánh giá năm học
2019-2020. Theo đó, thay
vì đánh giá học sinh (HS)
qua bài kiểm tra, giáo viên
có thể đánh giá HS qua hoạt
động nghiên cứu khoa học,
các bài thuyết trình và hoạt
động trên lớp.
Đi công viên lấy
điểm kiểm tra
“Lớp em vừa được tham
gia hoạt động trải nghiệm
tại Công viên Lê Văn Tám.
Đó là một chuyến đi bổ ích.
Lần đầu tiên trong giờ học em
được cùng các bạn sinh hoạt
trong công viên. Thoát khỏi
không gian chật hẹp của bốn
bức tường, em được hít thở
không khí trong lành, lại có
dịp quan sát cuộc sống và trò
chuyện với mọi người” - em
Trần Thị Minh Khuê, HS lớp
7A8, TrườngTHCSTrầnVăn
Ơn, quận 1, nói.
Cô Nguyễn Thị Hải, nhóm
trưởng văn khối 7, cho biết đó
là hoạt động học trải nghiệm
văn biểu cảm của HS trong
khối. Thay vì đểHSngồi trong
lớp, nghe cô giáo trình bày và
tự tưởng tượng thì việc tổ chức
trải nghiệm tại công viên sẽ
giúp các em quan sát thực tế.
Từ đó giúp các em có những
cảm xúc tự nhiên, không gò
bó và kích thích sự sáng tạo.
“Sau chuyến đi trên, các
em với những cảm nhận chân
thực của mình về những hình
ảnh, hoạt động tại công viên
đã viết bài thu hoạch. Căn cứ
vào thái độ học tập cũng như
nội dung của bài viết, giáo
viên đã lấy điểm15 phút. Việc
triển khai hoạt động trên, giáo
viên sẽ cực hơn nhưng cũng
vui hơn và học trò cũng thích
thú với việc học hơn thay vì
suốt ngày phải làm những bài
kiểm tra trên giấy theo khuôn
mẫu” - cô Nguyễn Thúy, tổ
trưởng tổ văn của trường, nói.
Tương tự, tại TrườngTHCS
Nguyễn Gia Thiều, quận Tân
Bình, việc đổi mới kiểm tra,
đánh giá đã được nhà trường
lên kế hoạch thực hiện từ đầu
năm học qua hoạt động trải
nghiệm. Nhà trường đã tổ
chức cho HS khối lớp 9 đến
đường sáchNguyễnVănBình
để đọc sách và tham quan.
“Tới đường sách, em có cơ
hội tìm kiếm thêm các tư liệu
về môn học, được biết thêm
nhiều loại sách và có dịp thảo
luận với bạn bè về cuốn sách
yêu thích. Bài thu hoạch về
chuyến đi được cô lấy làm
điểm kiểm tra 15 phút khiến
ai cũng thích vì các bạn đều
làm tốt” - Nguyễn Thanh Hải
Nguyệt, HS lớp 9
7
, bày tỏ.
Là giáo viên luôn thay đổi
cách kiểm tra, đánh giá để kích
thích sự tự học và chiếm lĩnh
kiến thức của học trò, thầy
ThiềuQuangThịnh, giáo viên
Trường THPT Long Thới,
huyện Nhà Bè, đã cho học
trò làm bài kiểm tra môn lịch
sử bằng việc vẽ sơ đồ tư duy
kiến thức, thiết kế brochure,
poster thay vì những bài kiểm
tra giấy theo mô típ cũ.
Mạnh dạn đổi mới
Cô Đào Thị Thu Hằng, Phó
Hiệu trưởng Trường THCS
Nguyễn Gia Thiều, cho biết
từ đầu năm học, các tổ bộ
môn sẽ xây dựng kế hoạch
về giảng dạy, kiểm tra, đánh
giá (trên giấy, làm thu hoạch,
thuyết trình, tích hợp liên
môn) một cách cụ thể.
Việc giáo viên văn tổ chức
cho các em ra đường sách là
một hoạt động trải nghiệm.
Học trò thích thú vì các em
được thay đổi không gian lớp
học, khuyến khích những ý
Học sinh Trường THCSNguyễnGia Thiều (quận Tân Bình) đọc sách tại đường sáchNguyễn Văn Bình,
quận 1. Ảnh: NH
Đánh giá học sinh bằng các hình thức
khác nhau
Các trường cần thực hiện đánh giá thường xuyên đối với
HS b ng các hình thức khác nhau như quan sát các hoạt
động trên lớp, qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học
tập, kết quả thực hiện một dự án, nghiên cứu khoa học kỹ
thuật... Giáo viên có thể s dụng các hình thức đánh giá nói
trên thay cho các bài kiểm tra như hiện nay.
Đối với các bài kiểm tra, cần kết hợp gi a lý thuyết và
thực hành; tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự
quê hương, đất nước đối với các môn thuộc lĩnh vực khoa
học xã hội và nhân văn để HS được bày tỏ ch nh kiến của
mình về các vấn đề kinh tế, ch nh trị, xã hội.
(Trích văn bản hướng dẫn về công tác chuyên môn
năm học 2019-2020 của Sở GD&ĐT TP.HCM)
Tiêu điểm
Tàu cá va vào đá ngầm, 12 ngư dân
thoát chết trong gang tấc
Ngày 17-10, Thượng tá Trần Văn Ba, Đồn trưởng Đồn
biên phòng Cù Lao Chàm (Bộ đội biên phòng Quảng Nam),
cho biết đơn vị đang nỗ lực trục vớt một tàu cá bị chìm.
Theo ông Ba, khoảng 3 giờ cùng ngày, tàu cá QNg 97459
TS do ông Trần Văn Liến (42 tuổi, ngụ xã Nghĩa An, huyện
Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) làm chủ đang trên đường vào vùng
biển Cù Lao Chàm (TP Hội An, Quảng Nam) tránh gió thì
va vào rặng đá ngầm dẫn tới vỡ mũi và be tàu.
Sau đó tàu tiếp tục chạy, đến khi cách bờ Bãi Hương
(thuộc đảo Cù Lao Chàm) khoảng 900 m thì chìm.
Được biết tàu của ông Liến hành nghề giã cào. Lúc gặp
nạn trên tàu có 12 ngư dân. Rất may vụ chìm tàu không
gây thiệt hại về người.
Nhận được tin báo, Đồn biên phòng Cù Lao Chàm đã
huy động năm tàu cá cùng 11 cán bộ, chiến sĩ tham gia
trục vớt. Tuy nhiên, công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn
do thời tiết tại Cù Lao Chàm đang không thuận lợi.
THANH NHẬT
Thầy Hà Văn Thịnh tác giả
Tro và lửa lạnh
qua đời ở tuổi 64
Ngày 17-10, gia đình và bạn bè thầy Hà Văn Thịnh,
nguyên giảng viên Khoa lịch sử, ĐH Khoa học Huế, cho
biết thầy đã qua đời vào lúc 4 giờ 30 cùng ngày sau hơn
một năm điều trị căn bệnh ung thư, hưởng dương 64 tuổi.
Thầy Hà Văn Thịnh sinh năm 1955 tại TP Vinh, Nghệ
An. Tốt nghiệp Khoa lịch sử ĐH Tổng hợp Hà Nội khóa
1973-1977. Thầy là giảng viên Khoa lịch sử ĐH Khoa học
Huế từ năm 1978 đến 2015.
Thầy Hà Văn Thịnh được mọi người biết đến qua nhiều tác
phẩm như
Em biết anh là ai 
(NXB Đà Nẵng, năm 1990),
Tro
và lửa lạnh
 (NXB Khánh Hòa, năm 1991),
Hoàng hôn biển
,
Ông Chương bạc
,
Đi bằng thời gian
,
Dòng sông buồn
,
Quyền được khóc
...
Thầy cũng là tác giả của nhiều bài báo, bình luận đăng tải
trên báo và các tạp chí như
Pháp Luật TP.HCM
,
Sài Gòn Giải
Phóng
,
Thanh Niên
,
Lao Động
,
Tuổi Trẻ
,
Sông Hương
,...
Hơn một năm nay thầy Hà Văn Thịnh điều trị căn bệnh
ung thư tại Thừa Thiên-Huế. Trong thời gian này, nhiều bạn
bè, học trò đã đến thăm hỏi, động viên và chia sẻ những khó
khăn cùng thầy.
Cũng trong thời gian này, thầy Hà Văn Thịnh đang tái
bản cuốn tiểu thuyết
Tro và lửa lạnh
. Trên trang cá nhân,
rất nhiều bạn đọc đã đặt mua cuốn sách này, tiếc rằng sách
chưa về đến Huế thì thầy đã ra đi.
Lễ viếng thầy Hà Văn Thịnh bắt đầu vào ngày 18-10
tại Nhà văn hóa khu tập thể Đống Đa (TP Huế). Sau đó
thi hài sẽ được gia đình đưa vào TP Đà Nẵng để hỏa táng
theo di nguyện.
NGUYỄN DO
Theo quy định, các đề kiểm
trađềuphải qua thẩmđịnh của
tổ trưởng cũng như ban giám
hiệu. Cho nên giáo viên muốn
đổi mới sáng tạo cũng phải có
giáo án, kế hoạch và thực hiện
thế nào cho bài bản, rõ ràng.
Đời sống xã hội -
ThứSáu18-10-2019
Học sinh thoát khỏi nỗi lo làm
bài kiểm tra
Thay vì làm các bài kiểm tra 15 phút, một tiết bằng giấy, hiện nhiều trường học đã đánh giá học sinh
thông qua các bài thu hoạch của hoạt động trải nghiệm, thuyết trình, nghiên cứu khoa học, làmdự án.
tưởng mới, rèn luyện nhiều
kỹ năng. Còn giáo viên vất
vả hơn vì phải chuẩn bị nhiều
thứ nhưng tất cả đều hào hứng
thamgia vì vừa nâng cao được
năng lực giảng dạy, vừa tạo
động lực học tập.
Còn cô Nguyễn Thúy,
Trường THCS Nguyễn Gia
Thiều, quận Tân Bình, cho
biết công tác đổi mới kiểm
tra, đánh giá HS đã được thực
hiện từ nhiều năm qua. Đây
là chủ trương của nhà trường
đi kèm với đổi mới phương
pháp giảng dạy. “Ban đầu khi
mới thực hiện, nhà trường
cũng gặp nhiều khó khăn.
Chẳng hạn, làm thế nào để
phụ huynh đồng ý cho con đi
ra ngoài cùng giáo viên; giáo
viên lớn tuổi ngại đổi mới,
vẫn quen kiểm tra theo cách
truyền thống; làm sao có thể
thay đổi suy nghĩ của HS và
thực hiện sao cho hiệu quả và
đảm bảo công bằng... Chúng
tôi phải vừa làm vừa học hỏi
và lên một kế hoạch cụ thể
với từng phương pháp. Sau
một quá trình thực hiện, HS
hào hứng với việc học, nâng
cao được nhiều kỹ năng, giáo
viên lớn tuổi cũng hăng hái
thực hiện. Đó là kết quả đáng
mừng” - cô Thúy nói.
Đề cập đến những khó khăn
trong quá trình thực hiện, thầy
Thịnh cho biết vẫn còn nhiều
em thụ động và chưa quen
với hình thức đổi mới này.
Những em này giáo viên phải
là người giải thích và thuyết
phục. Vì thế, việc thực hiện
sẽ mất rất nhiều thời gian nên
đòi hỏi sự kiên trì, chịu khó.•
Thay vì để HS ngồi
trong l p, nghe cô
giáo trình bày và tự
tưởng tư ng thì vi c
tổ chức trải nghi m
tại công viên sẽ giúp
các em quan sát
thực t .
Thầy
Hà Văn
Thịnh.
Ảnh: PV
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook