240-2019 - page 14

14
Bạn đọc -
ThứSáu18-10-2019
THÙY LINH
M
ới đây, bà Phạm Thị
Phương Liên (quận
BìnhThạnh,TP.HCM)
đã phản ánh đến
Pháp Luật
TP.HCM
những rắc rối mà bà
phải gánh chịu từ khi được
cấp thẻ mới đến khi khóa thẻ
Visa tại Ngân hàng Citibank
(Citibank). 
Không chi tiêu, thẻ
vẫn phát sinh dư nợ
Bà Liên cho biết ngày 29-
12-2018, khi đang đi công
tác ở nước ngoài, bà bị móc
túi xách, trong đó có hai thẻ
Visa của Citibank. Ngay lập
tức, bà báo về Citibank chi
nhánh tại TP.HCMvà đề nghị
khóa các thẻ khẩn cấp.
“Ngày 9-1-2019, Citibank
cấp lại cho tôi hai thẻmới. Lúc
này tôi yêucầungânhàngkiểm
tra dư nợ tài khoản hai thẻ bị
mất thì ngân hàng trả lời dư
nợ bằng 0” - bà Liên cho biết.
Theo bà Liên, từ ngày được
cấp lại hai thẻmới, bàkhông sử
dụngphát sinh thêmbất kỳgiao
dịch nào nhưng hằng tháng
đều nhận được tin nhắn yêu
cầu thanh toán tiền dư nợ phát
sinh từ hai thẻ tín dụng này. 
“Ban đầu thấy số tiền không
nhiều, chỉ hơn 500.000 đồng
nên tôi vẫn đóng và bỏ qua.
Những tháng tiếp theo, tinnhắn
nhắc nợ vẫn tiếp tục gửi tới và
số dư nợ ngày càng tăng thêm.
Khôngmuốn vì số tiền nhỏmà
để ngân hàng liệt vào nhóm
nợ xấu, ảnh hưởng đến công
việc nên tôi chấp nhận đóng
và đến ngày 28-6-2019, tôi đã
yêu cầu khóa vĩnh viễn hai thẻ
Visa tại Citibank” - bà Liên
cho biết thêm.
Tuynhiên,đếnngày25-8-2019,
tức là gần hai tháng sau ngày
khóa thẻ, bà Liên lại tiếp tục
nhận được tin nhắn thông
báo dư nợ với số tiền là 6,5
triệu đồng. 
“Tôi khiếu nại với nhân
viên tổng đài và yêu cầu tra
soát tất cả giao dịch. Theo tôi,
thẻ Visa mà ngân hàng cấp có
trục trặc, tại sao tôi không sử
dụng nhưng thẻ vẫn phát sinh
dư nợ? Một lần nữa, tôi chấp
nhận đóng đủ số tiền dư nợ
trong thời gian chờ đợi giải
quyết khiếu nại. Cũng tại thời
điểm này, nhân viên Citibank
cho biết là thẻ Visa của tôi đã
khóa từ ngày 28-6”. 
Bà Liên cho biết đỉnh
điểm của sự việc là đến ngày
25-9-2019, điện thoại của bà
lại nhận được tin nhắn nhắc
nợ cho những giao dịch phát
sinh mới với số tiền là hơn 6
triệu đồng.
Nhiều lần khiếu nại
nhưng không được
giải quyết
Bà Liên cho hay từ nhiều
tháng qua bà đã nhiều lần phản
ánh, khiếu nại nhưng không
đượcCitibankgiải quyếtmàchỉ
có người tiếp nhận thông tin. 
“Cứ mỗi lần phản ánh, gặp
một người thì chủ thẻ lại một
lần tường trình đầu đuôi sự
việc” - bà Liên kể. 
Ngày 1-10, bà Liên trực tiếp
đến ngân hàng và trình bày lý
do để được gặp người có trách
nhiệmgiải quyết các khiếu nại.
Sau đó bà được gặp một nhân
viên củaCitibank yêu cầu điền
vào chỗ trống của tờ đơn đề
nghị cung cấp dịch vụ. 
Cũng theo bà Liên, chiều
cùng ngày bà lại nhận được
email xác nhận khiếu nại nội
dung phản hồi sau bốn ngày
làm việc. Đến tối bà Liên
nhận được cuộc gọi từ một
người xưng là Hà, cán bộ phụ
trách thẻ củaCitibank, cho biết
theo quy định của Citibank,
để được giải quyết khiếu nại,
khách hàng phải lên web tải
mẫu đơn khiếu nại, điền thông
tin và đem nộp thì mới được
xem xét. Ngay sau đó bà Liên
đã lên trang web của Citibank
để tải mẫu đơn và điền thông
tin như yêu cầu.
Theo lời bà Liên, ngày 3-10,
bà lại đến gặp trực tiếp người
quản lýcủaCitibankChi nhánh
TP.HCM nhưng cũng như
mọi lần, chỉ điền và nộp đơn.
Tính đến thời điểmhiện tại,
bàLiên đã đóng số tiền nợ theo
thông báo của Citibank là 13
triệu đồng, chưa kể số tiền hơn
6 triệu đồng mới phát sinh.
Thời gian gần đây, bà Liên
muốn nâng hạnmức thẻ ởmột
ngân hàng khác nhưng không
được chấp nhận. Theo ngân
hàng này, mặc dù chất lượng
Lãnh đạo Citibank Chi nhánh TP.HCM
nói gì?
Để có thông tin đa chiều về câu chuyệnmà bà Liên phản
ánh,
Pháp Luật TP.HCM
đã liên lạc với bà KimAnh, phụ trách
quản lý Citibank tại TP.HCM. Bà Kim Anh cho biết về nh ng
khiếunại thẻ và vay của Citibank thì kênhđể giải quyết khiếu
nại là khách hàng phải gọi đến tổng đài hoặc bộ phận nhận
email trực tuyến, sauđó sẽ chuyển sangbộphận x lý thông
tin. Hiện ngân hàngđang x lý.Về ph a ngân hàng thì không
được quyền trao đổi thông tin liên quan đến khách hàng
Citibank. Do đó, nh ng thông tin liên quan đến sự việc xin
không được cung cấp cho báo ch .
Ngân hàng phải giải quyết trong
vòng 45 ngày!
Trước tình trạng khách hàng phải chờ đợi quá lâumà vẫn
chưa có câu trả lời ch nh xác từ ph a Citibank Chi nhánh
TP.HCM, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân
hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM, cho biết ngân
hàng thương mại khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng
nếu sản phẩm, dịch vụ đó bị khách hàng khiếu nại về việc
mất tiền trong tài khoản thẻ t n dụng của mình thì ph a
Citibank Chi nhánh TP.HCM cần có trách nhiệm cung cấp
đầy đủ thông tin, giải th ch rõ ràng. Đồng thời, ngân hàng
phải chứng minh được nguyên nhân số dư liên tục phát
sinh ngay cả khi thẻ đã bị khóa là vì lý do gì, nguyên nhân
khách quan, chủ quan ra sao và phải có trách nhiệm x lý
theo quy định của NHNN.
Bên cạnh đó, để tránh việc phải chờ đợi lâu, khách hàng
nên gặp trực tiếp bộ phận tiếp dân của NHNN TP để trình
bày sự việc. Sau đó NHNNTP sẽ làmviệc với Citibank để làm
sáng tỏ vấn đề này.
ÔngMinh cho biết thêm: Tại Thông tư số 30 bổ sungmột
số quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và
dịch vụ trung gian thanh toán đã quy định về thời hạn x lý,
tra soát, khiếu nại của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian
thanh toán là không quá 45 ngày làm việc kể từ ngày tiếp
nhậnđề nghị tra soát, khiếunại lầnđầu của kháchhàng. Nếu
kết quả tra soát cho thấy khách hàng không có lỗi thì ngân
hàng phát hành thẻ phải thực hiện bồi hoàn cho chủ thẻ
theo thỏa thuận và quy định của pháp luật đối với nh ng
tổn thất phát sinh không do lỗi của chủ thẻ.
Thẻ Visa đã báo khóa nhưng vẫn
bị đòi nợ?
tín dụng của bà Liên rất tốt,
số tiền gửi tại ngân hàng lớn
nhưng trên hệ thống CIC xếp
hạng tín dụng thẻ Visa của
Citibank, bà bị vào nợ xấu
nhóm 3. Do vậy, phía ngân
hàng không thể nâng hạnmức
thẻ của bà lên thêm được.
“Điều này đã gây ảnh hưởng
rấtlớnđếncôngviệckinhdoanh
và uy tín của tôi. Trách nhiệm
của ngân hàngởđâu trong việc
bảo vệ quyền lợi của khách
hàng?” - bà Liên bức xúc.•
Bà PhạmThị Phương Liên đã khóa thẻ Visa Citibank từ giữa nămnhưng đến nay vẫn nhận được
tin nhắn thông báo thanh toán dư nợ phát sinh. Ảnh: THÙY LINH
G n hai tháng
sau ngày kh a thẻ,
bà Liên lại ti p
t c nhận đư c tin
nhắn thông báo dư
n v i s tiền là 6,5
tri u đồng.
Từ khi cấp đổi thẻ Visamới, chủ thẻ không hề phát sinh bất kỳ giao dịch nào nhưng vẫn liên tục nhận được
tin nhắn thông báo phát sinh dư nợ hằng tháng.
Góc ảnh
Có bắt buộc đổi từ CMND sang CCCD?
Tôi đã đủ 25 tuổi. Tôi nghe
nói đến độ tuổi này thì phải làm
thủ tục cấp đổi căn cước công
dân (CCCD). Tuy nhiên, trước
đó tôi không làm thẻ CCCD mà làm chứng minh
nhân dân (CMND). CMND của tôi vẫn đang còn
hiệu lực. Xin hỏi tôi có được dùng tiếp CMND của
mình không hay bắt buộc chuyển sang CCCD?
Bạn đọc
Võ Hạ Vy
(vyvo…@gmail.com)
Luật sư
Nguyễn Tri Đức
,
Đoàn Luật sư
TP.HCM
, trả lời: Luật CCCD có hiệu lực từ ngày
1-1-2016. Theo đó, tất cả công dân Việt Nam từ
14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ CCCD 12 số kể từ
ngày luật này chính thức có hiệu lực. Đồng thời,
theo Điều 21 luật này, thẻ CCCD phải được đổi
khi công dân đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
Tuy nhiên, khoản 2 Điều 38 Luật CCCD quy
định CMND đã được cấp trước ngày luật này có
hiệu lực thì vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn
theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được
đổi sang thẻ CCCD.
Như vậy, hiện nay việc chuyển từ CMND sang
CCCD là chưa bắt buộc. Nếu người dân chưa có
nhu cầu thì hoàn toàn có thể sử dụng CMND như
hiện hành. Cá nhân nào có nhu cầu muốn làm thẻ
CCCD thì đến cơ quan quản lý CCCD để thực
hiện thủ tục cấp. Trường hợp CMND đã hết hạn,
khi công dân làm thủ tục cấp mới sẽ được cơ quan
quản lý CCCD cấp đổi sang thẻ CCCD.
Theo lộ trình, đến ngày 1-1-2020, việc chuyển
đổi từ CMND sang thẻ CCCD sẽ được triển khai
trên cả nước.
TRÚC PHƯƠNG
ghi
Trên đường Nguyễn Ái
Quốc, phường Hóa An, TP
Biên Hòa, Đồng Nai có bãi rác
nằm ngay giữa đường. Những
người thiếu ý thức đã vô tư đổ
rác tràn ra đường gây ô nhiễm
và nhếch nhác, mất an toàn
giao thông
(ảnh)
.
Theo Điều 20 Nghị định
155/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường thì hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố
hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước
mặt trong khu vực đô thị cũng sẽ bị phạt tiền 5-7 triệu đồng. Với mức
phạt này, chính quyền chỉ xử phạt nghiêm với mức phạt cao mới mong
người đổ rác không dám tái phạm.
THÁI HOÀNG
Ai dám đổ rác giữa đường?
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook