240-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu18-10-2019
TheoVKS, việc sao kê tài
khoảnngânhàng, khám
xét chỗ ở vànơi làmviệc
củahai bị cáoHoài và
Lương cùng các dữ liệu
điện tửkhác cho thấy
khôngđủ cơ sở kết luậnhai
bị cáo cóđộng cơ vụ lợi.
Ngày 17-10, phiên xử vụ án gian lận điểm tại Sơn La
bước sang ngày làm việc thứ ba. Nhiều phụ huynh và đối
tượng trung gian tiếp tục có những lời khai “không tưởng”.
Theo kết luận điều tra, trong 42 phụ huynh của các thí
sinh được nâng điểm, sáu người thừa nhận “nhờ nâng
điểm”, 21 người “nhờ xem điểm” và 15 người phủ nhận
mọi chuyện. Đến cáo trạng, sáu người “nhờ nâng điểm” đã
“biến” luôn thành “nhờ xem điểm”.
Tại tòa, hầu hết phụ huynh và các đối tượng trung gian
đều có chung điệp khúc “nhờ xem điểm”. Dù chủ tọa đặt
rất nhiều câu hỏi, đối chất trực tiếp với bị cáo, họ đều “kiên
định” với lời khai của mình. Tuy nhiên, thực tế chứng minh
ngược lại.
Tại tòa, ông Lê Trọng Bình, Phó Chủ tịch UBND TP
Sơn La, khẳng định chỉ nhờ hai đối tượng trung gian “xem
điểm” giúp. Tuy nhiên, con trai và cháu của ông Bình lần
lượt được nâng 8,3 và 3 điểm để đủ điều kiện xét tuyển vào
Học viện An ninh nhân dân. Hay như ông Lê Minh Loan,
nguyên cán bộ Công an tỉnh Sơn La, cũng khẳng định chỉ
chuyển thông tin hai thí sinh NAT và TDH cho ông Nguyễn
Minh Khoa (nguyên phó trưởng Phòng PA03, Công an tỉnh
Sơn La) để “gửi gắm” cho các bị cáo “nhờ xem điểm”. Thế
nhưng kết quả là NAT từ 0,45 điểm đã được nâng lên 27
điểm để đủ điều kiện xét tuyển vào Học viện Cảnh sát nhân
dân. Thí sinh còn lại cũng được nâng tới 22,15 điểm.
Tương tự, các phụ huynh bị triệu tập tới tòa “đồng lòng”
với nhau rằng chỉ nhờ “xem điểm”. Khi chủ tọa đặt vấn đề
chỉ nhờ “xem điểm” nhưng tại sao lại được “nâng điểm”,
một số không trả lời trực tiếp vào câu hỏi. Bà Lù Thị Kem,
giáo viên Trường Tiểu học Mường Bú, khai chỉ nhờ “xem
điểm” nhưng con trai bà lại được nâng tới 16,15 điểm. Chủ
tọa cho biết quá trình điều tra, bà Kem từng có lời khai
“nhờ nâng điểm”, bà này lập tức phủ nhận và nói chưa từng
khai như vậy.
Đặc biệt, bị cáo Trần Xuân Yến, cựu phó giám đốc Sở
GD&ĐT, tiếp tục phủ nhận lời khai của Nguyễn Thị Hồng
Nga (cựu chuyên viên Phòng Khảo thí và quản lý chất
lượng) về việc mình là người chủ động đặt vấn đề nâng
điểm cho con em của sếp. Bị cáo khẳng định chỉ nhờ bà
Nga “xem điểm” chứ không hề yêu cầu “nâng điểm”.
Hôm nay (18-10), tòa tiếp tục làm việc.
TUYẾN PHAN
Vụ nâng điểm
Hà Giang: Đề
nghị án cao nhất
chín năm tù
ĐỨCMINH
C
hiều 17-10, tiếp tục phiên sơ
thẩm xét xử vụ án gian lận
điểm thi tại Hà Giang, đại
diện VKS giữ quyền công tố tại
phiên tòa đã luận tội và đề nghị
mức án dành cho các bị cáo.
Gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng
Cơ quan công tố đã đề nghị
tuyên phạt cựu trưởng Phòng
Khảo thí và quản lý chất lượng
giáo dục - Sở GD&ĐT tỉnh Hà
Giang Nguyễn Thanh Hoài mức
án 8-9 năm tù về tội lợi dụng chức
vụ, quyền hạn trong khi thi hành
công vụ. Cùng tội này, cựu phó
Phòng Khảo thí Vũ Trọng Lương
bị đề nghị 7-8 năm tù. Cựu phó
giám đốc Sở GD&ĐT Triệu Thị
Chính bị đề nghị mức án từ hai
năm đến hai năm sáu tháng tù về
tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn
gây ảnh hưởng đối với người khác
để trục lợi.
Cả ba bị cáo này bị đề nghị áp
dụng hình phạt bổ sung cấm đảm
nhiệm chức vụ quản lý trong ngành
giáo dục 1-2 năm sau khi chấp
hành xong hình phạt tù.
Trong khi đó, cựu phó giám đốc
Sở GD&ĐT Phạm Văn Khuông bị
đề nghị mức án từ một năm đến
một năm sáu tháng tù nhưng cho
hưởng án treo, thời gian thử thách
Các bị cáo đang nghe đại diện VKS luận tội, hàng đầu là bị cáoNguyễn ThanhHoài
(bìa phải)
và Vũ Trọng Lương. Ảnh: ĐỨCMINH
Cựu phó giám đốc Sở Triệu Thị Chính
không thành khẩn
Trong khi đó, bị cáo Phạm Văn Khuông, cựu phó giám đốc Sở GD&ĐT
tỉnh Hà Giang, đã nhờ Hoài can thiệp, nâng điểm thi cho con trai mình
để thí sinh được vào học ở ĐHYThái Bình. Con bị cáo Khuông được nâng
13,3 điểm. Theo VKS, việc truy tố Khuông về tội lợi dụng ảnh hưởng đối
với người có chức vụ để trục lợi là đúng quy định của pháp luật.
Đối với bị cáo Triệu Thị Chính, VKS cho rằng bà Chính đã không thực
hiện đúng chức trách của trưởng ban chấm thi, vi phạm quy chế thi. Bà
Chính đã đưa danh sách 13 thí sinh nhờ Hoài nâng điểm môn ngữ văn
cho 12 thí sinh, xem điểm cho một người. Giữa hai bị cáo đã thống nhất
số điểm cần nâng, tuy nhiên vì lý do khách quan nên bị cáo Hoài chưa
can thiệp được việc nâng điểm.
Quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo Chính đã không thành khẩn
khai nhận hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên, với các tài liệu, chứng
cứ trong hồ sơ vụ án, căn cứ vào lời khai của các bị cáo Hoài và Lương,
của những người có liên quan, VKS khẳng định hành vi của bị cáo Chính
đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây
ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
VKS cũng cho rằng do mối quan hệ quen biết, bị cáo Lê Thị Dung đã
nhờ và được bị cáo Nguyễn Thanh Hoài giúp nâng điểm cho 20 thí sinh.
Theo VKS, việc khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử bà Dung về tội lợi dụng
ảnh hưởng đối với người có chức vụ để trục lợi là đúng pháp luật.
Lòng tốt
quái dị
trongvụgian lậnđiểmởSơnLa
Chỉ bằng câu nói “nhờ xemđiểm” của phụ huynh, thí sinh tại Sơn La được nâng từ 0,45 điểm lên tới gần 27 điểm.
2-3 năm. Cựu cán bộ Phòng An
ninh chính trị nội bộ - Công an
tỉnh Hà Giang Lê Thị Dung bị đề
nghị mức án từ hai năm đến hai
năm sáu tháng tù về tội lợi dụng
ảnh hưởng đối với người có chức
vụ để trục lợi.
Đại diện VKSND tỉnh Hà Giang
cho rằng hành vi phạm tội của các
bị cáo được dư luận xã hội đặc biệt
quan tâm. Các bị cáo đã xâm hại
đến hoạt động đúng đắn của các
cơ quan nhà nước, gian lận trong
thi cử, làm mất đi sự công bằng
trong xã hội, ảnh hưởng đến chất
lượng của ngành giáo dục, gây hậu
quả đặc biệt nghiêm trọng trong
dư luận xã hội.
Theo VKS, trong bốn ngày qua,
TAND tỉnh Hà Giang mở phiên
tòa sơ thẩm xét xử công khai, phù
hợp với mong muốn của nhân dân,
được dư luận cả nước quan tâm…
“Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho
những ai có ý định thực hiện hành
vi tiêu cực trong thi cử, làm mất
đi sự công bằng trong xã hội thì
sẽ chịu sự trừng trị nghiêm khắc
nhất” - bản luận tội nêu rõ.
Người chủ mưu, khởi
xướng nhưng… không
vụ lợi (!?)
Nhận định về hành vi của từng bị
cáo, VKS cho rằng bị cáo Nguyễn
Thanh Hoài đã bàn bạc, thống
nhất với Vũ Trọng Lương thực
hiện việc nâng điểm cho các thí
sinh ở các môn trắc nghiệm. Dù
bị cáo Hoài không trực tiếp thực
hiện hành vi can thiệp sửa kết quả
bài làm của các thí sinh để nâng
điểm nhưng Hoài đã đưa danh sách
93 thí sinh cần được nâng điểm
cho Lương. Ngoài danh sách này,
bị cáo Lương trực tiếp nhận giúp
nâng điểm 14 thí sinh. Một mình
Lương thực hiện thao tác trên máy
tính can thiệp sửa kết quả bài làm
của các thí sinh.
Bị cáo Lương đã sửa kết quả
của 309 bài thi các môn trên 249
ảnh gốc bài thi (phiếu trả lời trắc
nghiệm) của 107 thí sinh trong quá
trình xử lý bài thi trắc nghiệm để
nâng điểm cho những thí sinh này.
Quá trình điều tra và tại phiên
tòa, hai bị cáo đã thành khẩn
khai nhận hành vi phạm tội của
mình. Hai bị cáo và một số phụ
huynh cũng khai nhận nhờ các bị
cáo Hoài, Lương nâng điểm cho
con cháu họ là do quen biết, thân
thiết, không có lợi ích vật chất gì
trong việc nâng điểm. Do đó các
cơ quan pháp luật không có căn
cứ để chứng minh các bị cáo nhận
tiền, tài sản hay bất cứ lợi ích vật
chất nào.
Cạnh đó, theo VKS, việc sao
kê tài khoản ngân hàng, khám xét
chỗ ở và nơi làm việc của hai bị
cáo cùng các dữ liệu điện tử khác
cũng cho thấy không đủ cơ sở kết
luận hai bị cáo có động cơ vụ lợi
trong vụ án này.
Trong vụ án này, bị cáo Hoài là
người chủ mưu, khởi xướng, có
sự câu kết chặt chẽ, phạm tội có
tổ chức, do đó phải chịu mức án
cao nhất, kế đó là bị cáo Lương.
Ba bị cáo còn lại phải chịu trách
nhiệm độc lập về hành vi mà VKS
đã truy tố.•
VKS nhận định cựu trưởng Phòng Khảo thí - Sở
GD&ĐT tỉnhHà Giang NguyễnThanhHoài là
chủmưu và đề nghị phạt bị cáo này 8-9 năm tù.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook