241-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBảy19-10-2019
TP.HCM đột phá để thành
trung tâm tài chính quốc tế
PHƯƠNGMINH
“V
ới ý chí kiên cường,
tinh thần năng động,
sáng tạo, TP.HCM
tự xác định trách nhiệm của
mình phải nỗ lực nhiều hơn…
và rút ngắn thời gian hình
thành trung tâm tài chính
quốc tế (TTTCQT)”. Chủ
tịch UBNDTP.HCMNguyễn
Thành Phong nhấn mạnh như
trên tại diễn đàn “Phát triển
TP.HCM thành trung tâm tài
chính khu vực và quốc tế”
do UBND TP.HCM tổ chức
ngày 18-10.
Khát vọng 20 năm
Chủ tịch UBND TP.HCM
NguyễnThành Phong cho hay
TP.HCMđã ấp ủ mục tiêu trở
thành trung tâm tài chính khu
vực và quốc tế cách đây gần
20 năm. Do đó, ngay từ năm
2001, thị trường tài chính đã
được xác định là một trong
chín ngành dịch vụ chủ yếu
của TP và ngay từ năm 1998,
Sở Giao dịch chứng khoán đã
được thành lập.
Tuy nhiên, ông Phong thừa
nhận dù đã có mục tiêu từ rất
sớm nhưng việc trở thành
trung tâm tài chính là một quá
trình phức tạp, khó khăn. Ví
dụ, trong số 400.000 doanh
nghiệp đăng ký hoạt động
trên địa bàn có đến hơn 98%
vừa và nhỏ.
Tỉ lệ ngân sách giữ lại cho
TP cũng còn thấp. Cụ thể, tỉ
lệ ngân sách TP được giữ
giảm từ mức 26% giai đoạn
2007-2010 xuống còn 18%
giai đoạn 2017-2020. Ngoài
ra quy mô thị trường chứng
khoán so với các nước trong
khu vực vẫn còn khiêm tốn.
“Những yếu tố này cùng
nhau làm giảm sức hấp dẫn
của TP.HCM như một nơi
sinh sống, giao dịch thương
mại, kinh doanh và đầu tư.
Do vậy, tác động tiêu cực đến
triển vọng phát triểnTP.HCM
trở thành trung tâm tài chính
khu vực và quốc tế” - ông
Phong nói.
Tuy nhiên, theo ông Phong,
TPkhông thôi khao khát nâng
tầm trình độ phát triển của nền
kinh tế và rút ngắn thời gian
hình thành TTTCQT. Và đến
thời điểm hiện nay đang có
nhiều điều kiện thuận lợi để
biến ước mơ thành hiện thực.
Có thể thấy điều này rất rõ
qua một đánh giá của Trường
ĐHFulbright Việt Nam. Theo
đó, trong ba thập niên kể từ
đổi mới, TP.HCM vẫn duy trì
vị thế tiên phong về phát triển
kinh tế. Tính riêng trong năm
2018, xét về hệ thống ngân
hàng và các tổ chức tín dụng
phi ngân hàng, tổng vốn huy
động trên địa bàn TP.HCM
chiếm 27,2% tổng vốn huy
động cả nước. Trên thị trường
vốn, tổng giá trị vốn hóa tại
Sở Giao dịch chứng khoán
TP.HCM chiếm 93,5% tổng
giá trị vốn hóa toàn thị trường
và 57,4% GDP cả nước.
Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ
trưởng Bộ KH&ĐT, đánh giá
rất cao ý chí quyết tâm của
TP.HCM trong khát vọng
vươn mình trở thành một
trung tâm tài chính. Điều
này thể hiện tầm nhìn và tư
duy đột phá của TP.HCM. TP
dẫn đầu cả nước về GDP, thu
hút đầu tư nước ngoài, thực
hiện mạnh mẽ cải cách môi
trường kinh doanh giúp tăng
năng lực cạnh tranh. Đây là
những yếu tố rất tốt để hỗ trợ
cho mục tiêu trở thành trung
tâm tài chính của cả quốc gia
và xứng tầm trong khu vực.
“Tuy nhiên, còn một điều
đặc biệt khác là Việt Nam có
múi giờ không trùng với một
trung tâm tài chính lớn nhất
nào trên thế giới. Nếu tận
dụng tốt cơ hội, TP.HCM có
thể xoay chuyển dòng vốn
quốc tế khi các thị trường
Đưa ra cơ chế vượt trội hỗ trợ TP.HCM
Phát biểu chỉ đạo tại diễnđàn, PhóThủ tướngVũĐứcĐam
khẳng định việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và
quốc tế tại TP.HCM không chỉ làmongmuốn củaTPmà còn
là nhiệm vụ của cả nước. TP.HCM hiện nay đã là trung tâm
kinh tế, tài chính lớn nhất Việt Nam. Đồng thời, đây cũng
là trung tâm đi đầu về công nghệ và cải cách hành chính,
giáo dục. Sự nghiệp đổi mới đất nước khởi đầu từ những
sáng kiến và cải cách ở TP.HCM.
Do đó, muốn phát triểnTP.HCM thành trung tâmtài chính
khu vực và quốc tế, phó thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành
hợp lực, đưa ra cơ chế, chính sách vượt trội để hỗ trợTP.HCM.
“TP.HCM không
thôi khao khát nâng
tầm trình độ phát
triển của nền kinh
tế và rút ngắn thời
gian hình thành
TTTCQT.”
Chủ tịch UBND TP.HCM
Nguyễn Thành Phong
tài chính khác trên thế giới
đang nghỉ” - Bộ trưởng Dũng
phân tích.
Cần có cách
tiếp cận khác
Theo các chuyên gia, một
khi là TTTCQT rõ ràng TP
sẽ thu hút nhiều tổ chức, định
chế tài chính quốc tế hội tụ.
Tuy vậy, theo TS Vũ Thành
TựAnh, TrườngĐHFulbright
Việt Nam, TP có mục tiêu trở
thành TTTCQT thì các nước
trong khu vực cũng có tham
vọng trở thành TTTCQT.
Do vậy, muốn
thànhcôngphải
có sự đột phá
từ chính sách
đến tầm nhìn,
không chỉ nỗ
lựctừTP.HCM
mà cần sự ủng
hộ của các bộ,
ngành.
“Để hướng
đếnTTTCQT,
TP cần có cách tiếp cận khác.
Cụ thể là nương theo biến
động và xu thế của khu vực,
thế giới, không theo lối mòn
truyền thống, mà tìm một số
thị trường ngách để tạo sự
khác biệt và đột biến. Ngoài
ra xây dựng một không gian
sống, môi trường sống chất
lượng cao vừa thu hút nhân
lực quốc tế, vừa gia tăng vị
thế thương hiệu của thị trường
tài chính TP.HCM” - ông
Anh gợi ý.
Chủ tịch UBND TP.HCM
Nguyễn Thành Phong cho
rằng để trở thành TTTCQT,
TP.HCM cần đảm bảo nguồn
nhân lực tương ứng cho thị
trường tài chính và các dịch
vụ hỗ trợ liên quan, đặc biệt
là chuyên gia quốc tế. Đồng
thời, cải thiện hơn nữa môi
trường kinh doanh thông
qua việc đẩy mạnh cải cách
thủ tục hành chính; nâng cao
hiệu quả thực thi pháp luật;
cải thiện các chính sách liên
quan đến thuế quan; điều tiết
thị trường theo hướng minh
bạch, độ tin cậy cao...
“Đặc biệt, TP.HCMcần tập
trung phát triển các loại hình
sản phẩmvà dịch vụ tài chính,
phát triển đa dạng và đồng
bộ với các thị trường như thị
trường tiền tệ, thị trường trái
phiếu, thị trường cổ phiếu;
phát triển công nghệ quản
lý tài sản; tăng cường mạng
lưới toàn cầu của công nghệ
tài chính; hoàn thiện hệ thống
giámsát vàcác
quy định tài
chính” - ông
Phong nhấn
mạnh.
BíthưThành
ủy TP.HCM
NguyễnThiện
Nhânnhậnđịnh
ViệtNamđang
ở vị thế đang
lên trên trường
quốc tế và là điểmđến hấp dẫn
của nhiều nhà đầu tư. Ngoài
ra, Việt Nam đang có tốc độ
tăng trưởng kinh tế tốt và ổn
định trong thời gian dài. Nếu
làm tốt, đến năm 2045, Việt
Nam có thể vào nhóm 20 nền
kinh tế lớn nhất thế giới.
Trên nền tảng này và riêng
tại TP.HCM, đầu tàu kinh
tế của cả nước càng có khả
năng và điều kiện trở thành
TTTCQT. “Để đạt mục tiêu
trên, TP.HCM sẽ xây dựng
nhiều nguồn lực để hỗ trợ
như phát triển nguồn nhân
lực tốt; xây dựng chính sách
khuyến khích đổi mới trong
lĩnh vực tài chính; hệ thống hạ
tầng viễn thông tốt và sắp tới
sẽ phát triển trí tuệ nhân tạo...
Ngoài ra, các yêu cầu về kết
nối giao thông tàu điện ngầm,
sânbayquốc tế,TPthôngminh
cũng đượcTPtriển khai” - ông
Nhân cho hay.•
Trung Quốc chính thức nhập khẩu sữa
của Việt Nam
Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã chính thức thông
báo chấp thuận nhập khẩu các sản phẩm sữa của Việt Nam
kể từ ngày 16-10, theo
TTXVN
. Thông báo nêu rõ các sản
phẩm sữa được phép xuất khẩu sang Trung Quốc là các
loại thực phẩm được chế biến với nguyên liệu chính là sữa
bò đã được xử lý nhiệt, bao gồm các loại sữa thanh trùng,
sữa tiệt trùng, sữa pha chế, sữa đặc, sữa bột, sữa công
thức cho trẻ em...
Tổng cục Hải quan Trung Quốc cũng yêu cầu các doanh
nghiệp xuất khẩu sữa của Việt Nam phải được sự chấp
thuận của cơ quan chức năng Việt Nam, tiến hành các thủ
tục đăng ký với Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Sau đó
với các sản phẩm sữa cụ thể, phải tiến hành thẩm định về
kiểm dịch để được cấp giấy phép kiểm dịch động thực vật
của nước này.
Việt Nam đặt mục tiêu năm 2020, xuất khẩu sữa sang
Trung Quốc sẽ tăng từ 120 triệu USD lên 300 triệu USD.
QH
Nhiều sản phẩm độc, lạ tại
tuần lễ sáng tạo
Tuần lễ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TP.HCM năm
2019 (WHISE 2019) đã khai mạc ngày 18-10. Đây là sự
kiện do UBND TP.HCM phối hợp với Đại sứ quán Phần
Lan tại Việt Nam chủ trì. Sự kiện thu hút hơn 150 doanh
nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong nước và quốc tế.
Đáng chú ý là ngoài hàng loạt cuộc thi và hội thảo về
khởi nghiệp sáng tạo, tại sự kiện này còn có nhiều sản
phẩm ấn tượng “chào sân”. Đơn cử dự án “Mật hoa dừa”
của anh
Phạm Đình
Ngãi đến từ
Trà Vinh.
Dự án này
giúp gia
tăng thêm
kinh tế và
đa dạng sản
phẩm từ
trái dừa cho
bà con Trà
Vinh. Hay dự án “Hệ thống mượn ly cho đồ uống mang
đi” của startup Lê Thùy Linh
(ảnh).
Dự án nhằm giảm
thải rác thải nhựa ra môi trường do ly làm từ sợi tre, thân
thiện môi trường.
THU HÀ
Hiện đang có nhiều điều kiện thuận lợi để TP.HCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế.
Chủ tịchUBNDTP.HCMNguyễn Thành Phong trò chuyện với các đại biểu tại diễn đàn
“Phát triển TP.HCMthành trung tâmtài chính khu vực và quốc tế” ngày 18-10. Ảnh: PM
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook