241-2019 - page 9

9
“Đổ dầu thải ô nhiễmvào
nguồn nước là tội ác”
Công an tỉnhHòa Bình đã tạmgiữ hai nghi phạmvà phối hợp để truy xét,
điều tra làm rõ những người liên quan khác.
TRỌNGPHÚ
N
gày 18-10, Công an tỉnh
HòaBình đã tạmgiữ hình
sự hai nghi phạm và hai
ô tô liên quan đến vụ đổ trộm
dầu thải gây ô nhiễm nguồn
nước nước sạch sông Đà sau
10 ngày xảy ra sự cố. Cùng
với đó, các cơ quan chức năng
đang xem xét trách nhiệm của
doanh nghiệp cấp nước đã dùng
nguồn nước ô nhiễm cung ứng
cho người dân.
Xe tải chở 10 m
3
dầu thải
Hai người này là Nguyễn
Chương Đại (ở Bắc Ninh) và
Hoàng Văn Thám (ở Lạng
Sơn). Công an tỉnh Hòa Bình
cũng đang phối hợp để truy
xét, điều tra làm rõ đối tượng
liên quan khác.
Tại cơ quan điều tra, hai nghi
phạm trên khai nhận ngày 8-10
đã điều khiển xe tải chở khoảng
10 m
3
chất thải (dầu thải) đến
địa bàn xóm Quyết Tiến, xã
Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn, Hòa
Bình để tiến hành xả chất thải.
Hiện Cơ quan CSĐT Công an
tỉnh Hòa Bình đang tiếp tục mở
rộng điều tra, thu thập các tài
liệu, chứng cứ để xử lý nghiêm
theo quy định pháp luật.
Trước đó, ngày 16-10, Công
an huyện Kỳ Sơn đã khởi tố vụ
án hình sự để làm rõ hành vi
gây ô nhiễm môi trường theo
quy định tại Điều 235 Bộ luật
Hình sự. Tuy nhiên, xét thấy
vụ việc nghiêm trọng, Công
an huyện Kỳ Sơn đã chuyển
vụ việc lên công an tỉnh thụ lý.
Làm rõ trách nhiệm
của đơn vị cấp nước
Liên quan đến trách nhiệm
Công ty CP Nước sạch sông
Đà (Viwasupco) đã sử dụng
nguồn nước ô nhiễm để cung
cấp cho người dân, trả lời
Pháp
Luật TP.HCM
chiều 18-10, một
lãnh đạoCông an tỉnhHòaBình
cho biết Thủ tướng đã có công
điện giao các cơ quan chức năng
vào cuộc làm rõ, trong đó có Bộ
Công an, Bộ TN&MT, UBND
TP Hà Nội, UBND tỉnh Hòa
Bình... “Chúng tôi đang chờ kết
quả làm việc của các cơ quan
chức năng. Sau khi xác định rõ
sai phạm thế nào sẽ xử lý theo
quy định pháp luật đến đó” - vị
lãnh đạo thông tin.
Cùng ngày 18-10, tại cuộc
làm việc của Đoàn đại biểu
Quốc hội (ĐBQH) TP Hà Nội
với các cơ quan của Hà Nội
trước kỳ họp thứ 8, QH khóa
XIV (dự kiến khai mạc ngày
21-10), ĐBQH Nguyễn Anh
Trí đã đề nghị làm rõ, xử lý
nghiêm hành vi đổ dầu thải gây
ô nhiễm nguồn nước cũng như
trách nhiệm của đơn vị cung
ứng nước. “Cá nhân, tổ chức
nào đổ dầu, chất thải bẩn vào
nguồn nước cần phải coi đây
là một tội ác, cần xử lý thật
nghiêm. Đồng thời xem xét
trách nhiệm, kỷ luật nghiêm
những cá nhân trong Công ty
Cấp nước sông Đà và các đơn
vị có liên quan” - ông Trí nói.
Thông tin với Đoàn ĐBQH
TP Hà Nội về việc khắc phục,
xử lý sự cố này, Chủ tịchUBND
TPHà Nội NguyễnĐức Chung
cho hay TP đã chỉ đạo các đơn
vị liên quan vào cuộc. Hết ngày
20-10 phải đảm bảo súc sạch
được hết hệ thống đường ống,
bể chứa nước bị ảnh hưởng.
Sau ngày 20-10 các cơ quan
sẽ tiến hành giám định liên tục
chất lượng nước, khi đảm bảo
sẽ thông báo để người dân yên
tâm sử dụng lại bình thường.
Bên cạnh đó, Hà Nội đã lập
đoàn công tác phối hợp với
Hòa Bình để giám sát việc khắc
phục sự cố nhiễm bẩn dầu tại
khu vực sản xuất nước sạch
của Viwasupco. SởY tế, Trung
tâm Kiểm soát dịch bệnh TP
lấy mẫu nước tại đầu nguồn,
tại nhà máy, các bể chứa tăng
áp, vùng dân bị ảnh hưởng để
lấy mẫu xét nghiệm hằng ngày
và công bố công khai hằng
ngày trên truyền hình Hà Nội
để người dân biết.•
Người dân lấy nước sạch tại Nhàmáy nước sạchHạĐình, Thanh Xuân, HàNội. Ảnh: ANHIỂN
Theo Bí thưThành ủy Hà Nội HoàngTrung Hải, năm2017, Hà
Nội đã có đề án ứng phó những sự cố, thảm họa có thể xảy ra,
trong đó có các sự cố về cháy nổ, hóa chất, ô nhiễm không khí,
nguồn nước.“Tuy nhiên, sau hàng loạt sự cố xảy ra cần rút kinh
nghiệmđể nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao hiệu
quả, hiệu lực và tính kịp thời trong việc thực hiện trách nhiệm
giải trình, thông tin tới người dân khi có sự cố xảy ra”- ông nói
và cho rằng Hà Nội cần rà soát lại vấn đề an ninh nguồn nước,
các quy định về kiểm nghiệm chất lượng nước theo định kỳ
để đảm bảo nguồn nước sạch tới từng hộ dân, khu dân cư.
Kiểmtra thực địaviệc
sangạtNúi Lớn tại
khudu lịchHồMây
Sáng 18-10, đoàn kiểm tra liên ngành TP Vũng Tàu
đã kiểm tra, khảo sát, ghi nhận các nội dung liên quan
đến việc san nền tại khu vực Núi Lớn của Công ty CP
Du lịch cáp treo Vũng Tàu theo phản ánh của người
dân và một số cơ quan truyền thông ngày 17-10.
Đoàn đã tiến hành kiểm tra thực tế việc san nền tại
khu K8 (khu biệt thự Hoa Anh Đào). Khu vực này
được thể hiện tại bản vẽ điều chỉnh quy hoạch chi
tiết 1/500 từ các dự án: Khu ga cáp treo - Núi Lớn
(ga 2-3); khu biệt thự cao cấp Đồi Mây - Núi Lớn
(khu C); khu thể thao leo núi và dịch vụ Núi Lớn
(khu B).
Tại thời điểm kiểm tra, đoàn ghi nhận tổng diện
tích đã san nền khoảng 8.300 m
2
; cao độ thoải (điểm
cuối) của khu vực san nền khoảng 2-3 m; loại vật
liệu là đất lẫn đá. Công ty sử dụng khối lượng san
nền phục vụ cho xây dựng công trình tại chỗ. Đoàn
kiểm tra chưa phát hiện việc vận chuyển đất đá ra
khỏi phạm vi công trình.
Có mặt tại buổi kiểm tra, Chi cục Kiểm lâm TP
Vũng Tàu đã bấm định vị tọa độ san lấp để đối chiếu
ranh giới, mốc rừng. Qua đó khẳng định việc san
gạt nền nằm trong ranh giới đất được tỉnh giao cho
Công ty CP Du lịch cáp treo Vũng Tàu, không lấn
chiếm đất rừng do Nhà nước quản lý.
Tại buổi kiểm tra, đoàn kiểm tra đã làm việc trực tiếp
với ông Đậu Văn Hóa, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Du
lịch cáp treo Vũng Tàu. Đoàn đã yêu cầu chủ đầu tư
tạm ngưng thi công để tiến hành xin cấp giấy phép xây
dựng (GPXD) hạng mục nhà biệt thự mẫu. Trường hợp
công ty được cấp phép xây dựng thì phải có thông báo
để địa phương giám sát trong quá trình thi công.
Về việc sử dụng khối lượng đất, đá tại chỗ để san
nền, đoàn kiểm tra đề nghị công ty liên hệ UBND tỉnh
để thực hiện các thủ tục theo Luật Khoáng sản 2010.
Ngoài ra, đoàn cũng đề nghị công ty tạo điều kiện cho
cơ quan chức năng trong quá trình kiểm tra, giám sát.
Đồng thời, giao UBND các phường có đất trong dự
án khu du lịch Hồ Mây phải giám sát các hoạt động
thi công xây dựng công trình, san nền của công ty.
Về phía Công ty CP Du lịch cáp treo Vũng Tàu,
ông Đậu Văn Hóa khẳng định công ty đã thực
hiện theo đúng Quyết định 923/2018 phê duyệt
điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 khu Hồ
Mây Park Vũng Tàu. Ngoài ra, công ty đề nghị
đối với công trình khu du lịch đã được duyệt quy
hoạch chi tiết, cơ quan chức năng nên giảm giấy
phép con để tạo điều kiện phục vụ phát triển du
lịch. “Chúng tôi đã nộp hồ sơ, bản vẽ khu nhà biệt
thự mẫu đến Sở Xây dựng từ tháng 7-2019 để xin
cấp GPXD nhưng đến tháng 10 vẫn chưa được
duyệt. Do đó, căn cứ quy hoạch chi tiết trước đó,
chúng tôi thực hiện san gạt trong phạm vi đất đã
được cấp” - ông Hóa nói.
Tuy nhiên, đoàn kiểm tra vẫn yêu cầu Công ty CP
Du lịch cáp treo Vũng Tàu dừng thi công cho đến
khi có GPXD.
Ngoài ra, do có thông tin cho rằng công ty này san
gạt đất Núi Lớn để vận chuyển xuống lấp biển của
công trình thủy cung Hòn Ngưu nên PV
Pháp Luật
TP.HCM
đã trực tiếp tìm hiểu. Hiện nay để lên khu
du lịch Hồ Mây, Núi Lớn có ba đường. Một là đi
cáp treo, hai là theo đường Vi Ba và ba là qua hẻm
444 đường Trần Phú. Tuy nhiên, theo ghi nhận của
PV thì không có xe tải chở đất, đá từ núi xuống hai
đường bộ.
TRÙNG KHÁNH
Định vị vị trí đất san gạt. Ảnh: TRÙNGKHÁNH
Tiêu điểm
“Chúngtôilànhữngkháchhàng
phải trả tiền để sử dụng dịch vụ
nhưng từ khi xảy ra sự cố, chúng
tôi chưanhậnđược lời xin lỗi nào
từ Viwasupco. Trách nhiệm của
Công ty Nước sạch sông Đà ở
đâu khi để người dân chúng tôi
phải sửdụngnước bẩn và khổ sở
nhiều ngày qua?”- ông Nguyễn
VănTuấn, một người dân bị ảnh
hưởng ở Nam Từ Liêm nói.
“Cá nhân, tổ chức
nào đổ dầu, chất thải
bẩn vào nguồn nước
cần phải coi đây là
một tội ác, cần xử lý
thật nghiêm…”
Ông
Nguyễn Anh Trí
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook