254-2019 - page 3

3
Thời sự -
ThứHai 4-11-2019
Tiêu điểm
Nghi phạmvụ39 thi thể trong
container: Có thể bị xửsao?
nhiêu!
Mua bán người
diễn ra phức tạp
Tình hình hoạt động mua
bán người trên thế giới và khu
vực tiếp tụcdiễnbiếnphức tạp,
nhất là mua bán người thông
qua đưa người di cư trái phép
từchâuÁ,châuPhi,TrungĐông
sang châu Âu.
Theo báo cáo của Bộ Công
an, tại Việt Nam, từ năm 2016
đến sáu tháng đầu năm 2019,
toàn quốc phát hiện hơn 1.000
vụ với gần 1.500 đối tượng, lừa
bánhơn2.600nạnnhân.Trong
đó có 892 vụ mua bán người
sang Trung Quốc với 1.187
đối tượng, lừa bán 2.319 nạn
nhân...
T.PHAN
Thủ tục đưa người tử nạn ở nước ngoài về Việt Nam
Hơn 100
người
Việt tại
Anh đã
tham
gia buổi
lễ cầu
nguyện
tại một
nhà thờ
ở phía
đông
London.
Ảnh: PA
MEDIA
Trao đổi với PV, bố anh H.
lo lắng: “Nó đi thông qua ai
gia đình không nắm rõ nên giờ
không biết ai để gọi điện thoại
hỏi thông tin. Chỉ biết rằng khi
đến được nước Anh, nó gọi
điện thoại về, gia đình sẽ trao
tiền cho môi giới”.
Mới khởi tố một vụ
đưa người đi Anh
Sau khi xảy ra vụ việc 10
gia đình ở Hà Tĩnh trình báo
con, emcủa họ điAnh đang bị
mất tích, ngày 30-10, Cơ quan
An ninh điều tra Công an tỉnh
Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi
tố vụ án hình sự “tổ chức, môi
giới người khác trốn đi nước
ngoài hoặcở lại nước ngoài trái
phép” xảy ra trên địa bàn tỉnh
HàTĩnh từ năm2016 đến nay.
Theo Đại tá Nguyễn Tiến
Nam, Phó Giám đốc Công an
tỉnh Hà Tĩnh, thời gian qua
tỉnh chưa khởi tố vụ án nào
liên quan đến việc đưa người
đi Anh. Ở vụ án này, Công an
tỉnhHà Tĩnh đã khởi tốmột bị
can, tạmgiữmột đối tượng và
đang triệu tập nhiều người để
làm rõ đường dây đưa người
sang Anh.
Tại NghệAn, nhiều gia đình
trình báo có hơn 20 người quê
NghệAnbịmất liên lạckhi trên
đường sangAnh vào ngày 22
và 23-10 và nay Công an tỉnh
NghệAn đang điều tra. Trước
đó, chị Vũ Thị Lý (trú huyện
YênThành) đượcngười phụnữ
tênLoan (người NghệAn) đưa
sangPhápđể laođộngbằngcon
đường du lịch. Cơ quan chức
năng của Pháp đã phát hiện chị
Lý dùng thị thực giả nên trục
xuất chị Lý về Việt Nam. Khi
chị Lývề, CơquanAnninhđối
ngoại, Công an tỉnh Nghệ An
mới ra quyết định khởi tố vụ
án hình sự để làm rõ hành vi
tổ chức, môi giới người khác
trốn đi nước ngoài hoặc ở lại
nước ngoài trái phép”.
Từ đầu năm 2019 đến nay,
TAND tỉnh Nghệ An xét xử
hơn 10 vụ mua bán người
nhưng chủ yếu là các vụ lừa
đưa phụ nữ ở các huyện miền
núi tỉnh Nghệ An sang Trung
Quốc bán cho đàn ôngmua về
làmvợ hoặc bán vào các động
mại dâm.
Mới xử một vụ đưa
48 người trốn đi
nước ngoài
Trong khi dư luận cả nước
đang quan tâm vụ việc đưa
người ra nước ngoài bất hợp
pháp thì sáng 30-10, TAND
huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh)
mở phiên tòa xét xử bị cáo
Phan Đại Lợi (31 tuổi, trú xã
XuânLiên, huyệnNghi Xuân)
về tội tổ chức cho người khác
trốn đi nước ngoài.
Lợi từng có thời gian cư trú
bất hợp pháp, làm ăn ở Đài
Loan và bị trục xuất về nước.
Theo hồ sơ, sau khi Lợi về quê
nhà lại câu kết với Nguyễn
VănQuang (con cậu ruột đang
lao động ở Đài Loan) để đưa
bản thân Lợi và 48 người đi
đường bộ quaTrungQuốc, rồi
lên tàu biển để vào Đài Loan.
Lợi và Quang thu mỗi người
6.500 USD, trong đó đặt cọc
500 USD, số còn lại sau khi
sang Đài Loan thành công
mới phải trả.
Lần đầu vào năm2018, Lợi
tổ chức cho 18 người Hà Tĩnh
xuất cảnh trái phép sang Đài
Loan. Lợi khai lần đầu Lợi
được Quang cho một khoản
tiền nhưng không nhớ là bao
nhiêu, còn lần thứ hai được
hưởng 8 triệu đồng.
Lần thứ hai Lợi tiếp tục tổ
chức đưa thêm 30 người vào
Đài Loan. Điều đau xót là ở lần
đi thứ hai này có hai người tử
vong do bị lật thuyền. Số 28
người còn lại đã bị Cục Tuần
duyênbờbiểnViệnHànhchính
Đài Loan phát hiện, bắt giữ và
trục xuất về Việt Nam.
Kết thúc phiên tòa, Lợi chỉ
bị tuyên phạt 60 tháng tù bởi
bị cáo phạm tội lần đầu, thành
khẩnkhaibáo,ănnănhốicải,gia
đình có công với cách mạng.•
Cho đến nay cảnh sát Anh vẫn chưa
truy bắt hết các thành viên trong đường
dây tội phạm liên quan vụ 39 người Việt
chết trong container được phát hiện tại
hạt Essex hôm 23-10.
Liên quan đến vụ án nghiêm trọng
này, hiện có ít nhất hai người đã bị
truy tố tội cố tình hỗ trợ người nhập cư
bất hợp pháp. Trong đó có tài xế M.
Robinson, người lái chiếc xe container
chở 39 thi thể tại cảng hạt Essex hôm
23-10. Người còn lại là tài xế Eamon
Harrison (23 tuổi), được cho là đã vận
chuyển container có 39 người tới cảng
Zeebrugge, Bỉ. Từ đây container được
chuyển đến cảng Purfleet của Anh
trước khi bị cảnh sát phát hiện. Ngoài
ra còn có Ronan Hughes (40 tuổi) và
Christopher Hughes (34 tuổi), hiện đang
lẩn trốn cũng bị cáo buộc tương tự.
Câu hỏi được đặt ra với rất nhiều
người chính là: Nếu tòa xử có tội thì các
bị cáo có thể sẽ phải chịu mức phạt như
thế nào đối với hành vi hỗ trợ nhập cư
bất hợp pháp? Tất nhiên, rất có khả năng
các nghi can còn phạm tội khác, bao
gồm ngộ sát, rửa tiền.
Mục 25 Đạo luật Di trú 1971 của Anh
có quy định về hành vi phạm tội hỗ trợ
nhập cư bất hợp pháp. Hành vi phạm tội
trên tiếp tục được quy định trong phần
143 Đạo luật Quốc tịch, Nhập cư và Tị
nạn 2002 của Anh có hiệu lực vào ngày
10-2-2003. Hành vi phạm tội được định
nghĩa đủ rộng để bao gồm cả các tội hỗ
trợ nhập cảnh bất hợp pháp (cho dù bằng
cách đưa lậu người trong xe hoặc cung
cấp tài liệu giả để trình bày tại cảng),
hoặc hỗ trợ ai đó ở lại bằng cách lừa dối
(ví dụ: bằng cách giả mạo kết hôn) và
các hình thức hỗ trợ khác tạo điều kiện
thuận lợi cho việc vi phạm luật di trú.
Mức án tối đa cho tội này lên đến 14
năm tù.
Trong những năm qua, các cơ quan
quản lý Anh đã phát hiện, theo dõi và
bóc gỡ nhiều đường dây tổ chức đưa
người nhập cư bất hợp pháp tới Anh.
Gần đây nhất, ngày 18-3-2019, đối
tượng Egert Kajaci, 35 tuổi đã bị kết án
bốn năm sáu tháng tù giam do bị bắt quả
tang khi đang lái ô tô chở một số người
nhập cảnh trái phép vào Anh từ ngày
3-8-2018. Cảnh sát cho biết Kajaci là
thành viên một đường dây đưa người
nhập cư bất hợp pháp vào Anh. Cả bảy
thành viên của băng nhóm buôn người
này đã bị kết án tổng cộng hơn 30 năm
tù vì tội âm mưu đưa các công dân nước
ngoài, trong đó có cả người Việt Nam
nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Thẩm phán Robert Winstanley cho biết
các đường dây nói trên luôn coi thường
sự an toàn của những người được đưa bất
hợp pháp vàoAnh. Nhiều người sẽ phải
làm việc không lương trong ít nhất hai
năm để trả nợ cho những kẻ buôn người.
KIM NGUYÊN - ĐẠI THẮNG
Theokhoản1Điều3Thông tư01/2011/
TT-BNG quy định thủ tục cấp giấy phép
nhập cảnh thi hài, di hài, tro cốt về Việt
Nam, những trường hợp sau đây thì thi
hài, di hài, tro cốt có thể đưa vềViệt Nam:
Công dân Việt Nam có đăng ký thường
trú tại Việt Nam; người Việt Nam cư trú ở
nước ngoài có thân nhân (cha đẻ, mẹ đẻ,
cha nuôi, mẹ nuôi, chồng, vợ, con đẻ, con
nuôi, anh ruột, chị ruột, emruột, ông nội,
bànội, ôngngoại, bàngoại, cháu ruột của
người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại,
bà ngoại) thường trú tại Việt Nam; người
nước ngoài thường trú tại Việt Nam.
Nếu muốn đưa thi hài về Việt Nam
an táng cần có các giấy tờ sau đây do
cơ quan thẩm quyền nước sở tại cấp:
(1) Giấy chứng tử; (2) Giấy chứng nhận
kiểm dịch thi hài (không phải chết do
bệnh truyền nhiễm); (3) Giấy chứng
nhận bảo quản thi hài đúng quy chuẩn
vận chuyển hàng không quốc tế (quan
tài ba lớp: vải, gỗ, kẽm);
Đối với lọ tro cốt: (1) Giấy chứng tử;
(2) Giấy chứng nhận hỏa thiêu; (3) Giấy
chứng nhận kiểm dịch (ở một số nước,
giấy này và giấy chứng nhận hỏa thiêu
là một).
K.NGUYÊN
Đoàn công tác Bộ Công an, Bộ Ngoại giao sang Anh
Tối 3-11, Phó Thủ
tướng thường trực
Trương Hòa Bình chủ trì
cuộc họp với lãnh đạo
một số bộ, ngành, địa
phương về vụ việc 39
người tử vong tại Anh.
Phó Thủ tướng Trương
Hòa Bình yêu cầu lãnh
đạo các bộ, ngành hữu
quan tiếp tục phối hợp
chặt chẽ cùng với phía
Anh xác minh danh tính
các nạn nhân để sớm
công bố thông tin chính
thức. Theo báo cáo tại
cuộc họp, thực hiện ý
kiến chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ, tối
1-11, đoàn công tác của
Bộ Công an, Bộ Ngoại
giao đã lên đường sang
Anh để phối hợp, làm
việc với các cơ quan
chức năng của Anh xác
minh danh tính các nạn
nhân.
ĐT
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook