256-2019 - page 14

14
Bạn đọc -
Thứ Tư6-11-2019
TRÚCPHƯƠNG
T
ại dự thảo sửa đổi, bổ
sung Nghị định 167/2013
quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực an
ninh, trật tự, Bộ Công an đề
xuất tăng gấp đôi mức phạt
đối với hành vi mua bán
dâm. Đề xuất này đã nhận
được sự quan tâm của bạn
đọc và chuyên gia pháp lý.
Tăng mức phạt chỉ là
giải pháp ngọn
Theo quy định hiện hành,
người có hành vi mua dâm
chỉ bị phạt tiền 500.000 đồng
đến 1 triệu đồng. Tuy mức xử
phạt đối với người mua dâm
cao hơn so với người bán dâm
nhưng cũng chẳng thấm vào
đâu nên việc xử phạt không
đạt được mục đích răn đe
người vi phạm.
Trong bối cảnh này, Bộ
Công an hoàn thiện dự thảo
nghị định sửa đổi, bổ sung
Nghị định 167/2013 với đề
xuất tăng gấp đôi mức xử
phạt đối với hành vi mua
dâm, bán dâm.
Tuynhiên,ôngPhạmTrường
Sơn, Phó Giám đốc Trung
tâm Hỗ trợ phát triển cộng
đồng LIN, cho rằng tăng mức
phạt cho cả người mua dâm
và bán dâm cũng không thể
giải quyết vấn đề gốc rễ của
tình trạng mại dâm hiện nay.
Theo ông Sơn, ngoài giải
pháp phạt nặng người mua
dâm thì cũng nên nới lỏng
cho các giải pháp dài hạn hơn
như cho phép việc mua bán
và truyền thông các dụng cụ
hỗ trợ tình dục (sex toys), để
người có nhu cầu tình dục có
giải pháp riêng thay vì mua
dâm và không lây truyền các
cănbệnhxãhội chocộngđồng.
Bên cạnh đó, cần xem mại
dâm làmột vấn đề xã hội, việc
xửphạtthậtnặngkhôngthểxem
là một giải pháp duy nhất giải
quyết vấn đề mua bán dâm.
Chỉ nên phạt nặng
người mua dâm
ThS Cao Vũ Minh, giảng
viênTrườngĐHLuậtTP.HCM,
nhận định khi điều kiện kinh
tế-xã hội ngày càng phát triển,
thêm vào đó là sự trượt giá
của đồng tiền thì mức tiền
phạt đối với hành vi mua dâm,
bán dâm hiện tại là quá thấp.
Theo ông Minh, thực tiễn
xử phạt vi phạm hành chính
về mại dâm cho thấy số lượng
vi phạm không hề giảm đi mà
ngày càng có chiều hướng
gia tăng, vi phạm ngày càng
phức tạp với những hình thức
trá hình như massage, xông
hơi, karaoke...
Ông dẫn chứng đối với
những trường hợp người
bán dâm thu vài trăm đến
cả nghìn USD cho một lần
phục vụ khách thì mức tiền
phạt tăng lên gấp 10 lần cũng
không có tác dụng răn đe. Do
đó, tăng tiền phạt là cần thiết
nhưng không phải giải pháp
căn cơ giải quyết triệt để vấn
đề mại dâm.
“Các nhà lập pháp ở nhiều
nước trên thế giới lập luận
rằng “Chừng nào còn có cầu,
thì cung vẫn sẽ tồn tại”. Do
đó, pháp luật của các nước này
tập trung xử phạt thật nặng
đối với người mua dâm. Hiệu
quả đạt được trong công tác
phòng, chống mại dâm là rất
cao. Trong khi đó, người bán
dâm được hưởng các biện
pháp trợ giúp như đào tạo
miễn phí để hòa nhập xã hội.
Thay vì tăng mức tiền phạt
cho cả hành vi mua dâm và
bán dâm thì dự thảo chỉ nên
chế tài thật nặng đối với hành
vi mua dâm” - ThS Cao Vũ
Minh đề xuất.•
Mức xử phạt tăng gấp đôi
Theo quy định hiện hành (Nghị định 167/2013):
- Người có hành vi mua dâm bị phạt tiền 500.000 đồng
đến 1 triệu đồng;
- Người có hành vi bán dâm bị phạt cảnh cáo hoặc phạt
tiền 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Theo dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 167/2013:
- Người có hành vi mua dâm bị phạt tiền 1 triệu đồng
đến 2 triệu đồng;
- Người có hành vi bán dâm bị phạt cảnh cáo hoặc phạt
tiền 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Mua, bán dâm: Tăng
mức phạt gấp đôi?
Các chuyên gia cho rằng tăngmức phạt người bán dâmkhông giải quyết được vấn đềmại dâm.
Trong ảnh: Những cô gái bán dâmtrongmột trường hợp bị bắt quả tang đangmua bán dâm.
Ảnh: NGUYỄNTÂN
“Dự thảo chỉ nên chế
tài thật nặng đối với
hành vi mua dâm.”
ThS
Cao Vũ Minh
Các chuyên gia cho rằng việc tăngmức phạt đối với người mua bán dâm
chưa hẳn là giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đềmại dâm.
Ngày 5-11, UBND phường Tân Chính,
quận Thanh Khê (Đà Nẵng) cho hay vừa
phê bình một cán bộ bị công dân phản ánh
có biểu hiện “hành” dân.
Phản ánh của công dân Trần Công Ba
(ngụ tại địa phương) cho hay khoảng
đầu tháng 9, ông đến UBND phường
Tân Chính làm thủ tục đổi tên cho con vì
bị trùng với tên em ruột của ông ngoại.
Người tiếp nhận thủ tục là ông Trần Hoài
Nam, cán bộ hộ tịch.
Lần một, ông Nam hướng dẫn cho công
dân về làm giấy xác nhận bị trùng tên và
phải có trưởng tộc, cơ quan có thẩm quyền
ký xác nhận, không hướng dẫn gì thêm.
Lần hai, vợ của ông Ba mang giấy xác
nhận tới thì ông Nam yêu cầu về làm thêm
mẫu đơn do ông cung cấp. Đến lần ba, vợ
ông Ba nộp lại mẫu đơn thì ông Nam nói
thiếu chữ ký của người chồng.
Chiều 26-9, ông Ba ký vào mẫu đơn và
mang tới phường thì ông Nam cho rằng
trong đơn lại thiếu thông tin người trùng
tên đã mất.
“Cứ mỗi lần chúng tôi đến, anh Nam lại
nói thiếu một cái, vợ chồng tôi phải lui tới
nhiều lần. Thấy vậy, tôi đã hỏi anh Nam
trong thủ tục này còn yêu cầu những gì
nữa thì anh mới nói thêm là cần thêm bản
phôtô CMND, sổ hộ khẩu, đăng ký kết
hôn. Nếu tôi không hỏi thì không biết còn
phải tới mấy lần nữa” - ông Nam bức xúc.
Tiếp nhận phán ảnh, UBND quận Thanh
Khê đã giao UBND phường Tân Chính
kiểm tra vụ việc. Ông Lê Hồng Nam, Chủ
tịch UBND phường Tân Chính, đã đề nghị
cán bộ hộ tịch viết bản tường trình sự việc.
Vị chủ tịch phường cũng đồng thời liên hệ
với ông Ba để xin lỗi và nhận trách nhiệm
với vai trò là thủ trưởng đơn vị.
Khi họp với bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả của phường, ông Trần Hoài Nam xác
nhận có sai sót trong việc hướng dẫn thủ
tục cải chính hộ tịch đổi tên cho con của
ông Trần Công Ba.
Lý do là ông Trần Hoài Nam không in
phiếu hướng dẫn các thủ tục hành chính
cần thiết cho việc cải chính hộ tịch đổi tên
đối với trường hợp trùng tên với người
trong họ tộc đã chết mà chỉ hướng dẫn
bằng miệng. Đến ngày 1-10, hồ sơ của ông
Ba đã được hoàn tất và trả kết quả.
Tại cuộc họp, chủ tịch UBND phường
Tân Chính kết luận phê bình ông Trần
Hoài Nam và đề nghị ông Nam làm bản
kiểm điểm, trong đó nêu rõ biện pháp khắc
phục trong thời gian tới.
TẤN VIỆT
Chủ tịchphường xin lỗi vì cánbộhộ tịchhànhdân
Quảng cáo
THÔNG BÁOTHANH LÝTÀI SẢN
Công ty CP XNK và Hợp tác đầu tư GTVT (Tracimexco)
thanh lý 02 Rơmooc biển số: 51R-11922 và 51R-13756 sản
xuất tạiViệt Nambằng hình thức chào giá cạnh tranh. Mọi
chi tiết liên hệ: Nguyễn Ngọc Hưng – SĐT: 0911.093.131.
Tham khảo tại Website:
Xuất khẩu lao động chui
phải gánh những rủi ro gì?
Người lao động đi xuất khẩu
lao động không thông qua con
đường hợp pháp sẽ đối mặt với mức phạt và
những rủi ro lớn.
Ở quê tôi có nhiều người đi xuất khẩu lao động
với mong muốn đổi đời. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, có
những người lao động
(NLĐ) chọn con đường trái
phép để đi ra nước ngoài làm việc, trong đó có người
em họ của tôi.
Vậy theo quy định hiện hành thì những trường
hợp đi xuất khẩu lao động bất hợp pháp sẽ bị xử lý
ra sao?
Bạn đọc
Ngọc Anh
 (Nghệ An)
Luật sư
Lê Văn Bình
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
, trả
lời: Theo Điều 6 Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc
ở nước ngoài theo hợp đồng thì NLĐ đi làm việc ở
nước ngoài bằng một trong các hình thức sau đây:
- Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài với
doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc
ở nước ngoài.
- Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài với
doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá
nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa NLĐ đi làm việc ở
nước ngoài.
- Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài
theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh
nghiệp đưa NLĐ đi làm việc dưới hình thức thực tập
nâng cao tay nghề.
- Hợp đồng cá nhân.
Do đó, những trường hợp xuất khẩu lao động không
thông qua bằng một trong các hình thức trên đều là
hành vi xuất khẩu lao động trái phép.
Những vi phạm của các cá nhân đi xuất khẩu lao
động ở nước ngoài tùy thuộc vào từng hành vi mà sẽ
có chế tài xử phạt khác nhau.
Người đi lao động nước ngoài mà không đăng
ký hợp đồng cá nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đến 5 triệu đồng (theo
Điều 35 Nghị định 95/2013).
Đối với hành vi qua lại biên giới quốc gia mà không
làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh (vượt biên trái phép)
sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng (theo điểm a
khoản 3 Điều 17 Nghị định 167/2013).
Còn đối với các hành vi như ở lại nước ngoài trái
phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động, hết hạn cư
trú; bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng;
sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận mà không đến nơi
làm việc theo hợp đồng... thì mức tiền phạt cho NLĐ
là 80-100 triệu đồng.
Ngoài việc bị xử phạt theo quy định của pháp luật
Việt Nam, người đi lao động trái phép còn có thể bị
xử lý theo pháp luật của nước sở tại như bị giam giữ,
phạt tiền, trục xuất về nước…
Vì vậy, NLĐ đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài
không thông qua con đường hợp pháp sẽ đối mặt
với mức phạt không hề nhỏ của pháp luật Việt Nam.
Đồng thời NLĐ cũng phải đối mặt với các hình thức
xử lý của pháp luật nước sở tại và đối diện với rất
nhiều rủi ro.
HỮU ĐĂNG
ghi
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook