268-2019 - page 13

13
Đời sống xã hội -
Thứ Tư20-11-2019
CHÀO MỪNG NGÀ Y NHÀ G I ÁO V I Ệ T NAM 2 0 - 1 1
NGUYỄNQUYÊN
C
ó dịp tham dự tiết dạy
“Các nước châu Phi và
Mỹ Latinh” của thầy
Nguyễn Viết Đăng Du mới
đây, người viết mới nhận
thấy giờ dạy của thầy thật
khác biệt.
Sau vài dòng giới thiệu cơ
bản nội dung tiết học “Các
nước châu Phi vàMỹ Latinh”,
thầy Nguyễn Viết Đăng Du
vẽ sơ đồ rồi yêu cầu học sinh
(HS) lớp 12D5 lên bảng hoàn
thành những mốc thời gian
quan trọng. Tiếp đến, do đã
được giao chuẩn bị bài trước
nên khi đề cập đến chế độ
Apacthai, từng nhóm HS lên
thuyết trình bằng infographic,
thầy chỉ làmột giámkhảo ngồi
cuối lớp lắng nghe.
“Vì sao em lại chọnmàu đỏ
làmnền cho phần infographic
của nhóm?” - thầy Du thắc
mắc. Nữ sinh đáp: “Thưa
thầy, vì màu đỏ tượng trưng
cho máu và nước mắt mà
người dân nơi đây đã phải
chịu đựng”. Tiết học cứ thế
diễn ra trong không khí sôi
nổi, hào hứng với sự tranh
luận giữa thầy và trò...
Dạy sử qua hóa trang,
viết review phim
“Với cách dạy của thầy
Du, tiết sử trở nên thú vị hơn
nhiều” - Lê Hồ Nguyệt Cát,
HS lớp 12D5, chia sẻ.
Nguyệt Cát cho hay thế
mạnh của em không phải
môn sử. Trước đây em không
chú tâm vào môn này. Thế
nhưng từ khi được học thầy
Du, em lại cảm thấy hào
hứng. “Thầy biết cách lôi
cuốn tụi em vào bài học.
Như tiết dạy hôm nay, qua
việc làm infographic, em có
dịp tìm hiểu sâu về một chế
độ mà trong sách giáo khoa
chỉ có vài dòng ngắn gọn,
ngoài ra còn biết thêm một
hình thức thiết kế có khả
năng truyền tải thông tin
và gây ấn tượng cho người
xem” - nữ sinh này cho biết.
Nguyệt Cát còn cho hay
thầy dạy sử qua những câu
chuyện, đặc biệt thầy cho
các bạn xem phim lịch sử.
Sau khi xem, mỗi bạn sẽ viết
cảm nhận về bộ phim đó trên
Facebook của mình. Thầy sẽ
comment vào mỗi bài và lấy
điểm 15 phút. “Ban đầu do
chưa quen nên em còn lười.
Nhưng sau một lần được thầy
và các bạn khen ngợi, em lại
có cảm hứng để viết tiếp” -
Nguyệt Cát nói.
“Khôngchỉdạysửquanhững
câu chuyện, xem phim, thầy
còn cho các bạn hóa trang
(cosplay) thành các nhân vật
lịch sử bằng sự sáng tạo của
bản thân mình” - Trần Ngọc
Thanh Thanh, nữ sinh cùng
lớp, hào hứng khoe.
Muốn đổi mới,
giáo viên cần có
đam mê nghề nghiệp
Về công việc của mình,
thầy Du tâm sự: “Việc đổi
mới trong dạy học xuất phát
từ tình yêu của tôi đối với môn
sử. Thực tế, trong khoảng thời
gian ở phổ thông, có những
giai đoạn tôi cảm thấy buồn
ngủ khi học với giáo viên
(GV) chỉ đọc chép nhưng
cũng có người mang lại niềm
hứng khởi. Cho nên đứng trên
bục giảng, tôi nghĩ nếu mình
dạy tiết học mà bản thân còn
chán thì đừng bắt buộc học
trò phải thích. Để HS không
chán thì trước hết bản thân
người dạy phải cảm thấy thích.
Vì thế tôi bắt buộc bản thân
thay đổi để môn học không
Thầy Nguyễn Viết ĐăngDu cùng học trò trongmột hoạt động ngoại khóa. Ảnh: NVCC
Đổi mới phương pháp để
học sinh mê lịch sử
Việc đổi mới phương pháp sáng tạo trong giảng dạy
không chỉ riêng môn lịch sử mà đây là chủ trương chung
của nhà trường trong việc thực hiện đổi mới phương pháp
dạy học, kiểm tra, đánh giá HS theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT.
Cácthầycôrấtnăngđộngtrongviệctìmraphươngphápmới.
Riêngmônsử,thầyNguyễnViếtĐăngDuchoHSthựchiệnhóa
trang. Hóa trang thành nhân vật lịch sử của cả thế giới và Việt
Namđã đem lại choHS hứng thú tìmhiểu và yêu thích lịch sử.
Thầy
HÀHỮUTHẠCH
,
Hiệu trưởng
Trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3, TP.HCM
Họ đã nói
Dạy theo dự án
không khó
NhiềuGVcho rằngdo tôi dạy
ởTrườngTHPT LêQuýĐônnên
mới có thể thực hiện được các
dự án như thế. Đó là suy nghĩ
sai lầm, vì dạy theodựánkhông
khó, không tốn quá nhiều chi
phí,vấnđềlàlàmsaomìnhthực
hiện dự án vừa tầm với HS. Chỉ
cần GV biết đối tượng học trò
là ai, thực lực như thế nào thì
có thể tạo ra dự án phù hợp.
Thầy
NGUYỄNVIẾT ĐĂNG DU
Cho trò xem phim và
viết Faceboook khi dạy sử
Muốn đổi mới, giáo viên cần có đammê nghề nghiệp và họ phải nhận được sự ủng hộ từ
đồng nghiệp và ban giámhiệu.
nhàm chán. Và thực tế môn
sử không hề nhàm. Nếu nhàm
là do GVkhông biết phát hiện
ra những điều thú vị, đặc sắc
của môn học”.
Thầy Du cho biết hiện môn
sử đang được thầy dạy theo
dự án, dạy theo chuyên đề.
Thay vì dạy từng tiết theo
sách giáo khoa, với những
sự kiện có mối liên hệ, GV
sẽ dạy thành từng chuyên
đề. Chẳng hạn sắp tới thầy
Du cho HS thực hiện dự án
“Phía đông Tổ quốc ta”. Theo
thầy, vấn đề biển Đông không
mới nhưng để HS có một cái
nhìn khái quát thì chưa có.
Do đó, dự án thực hiện sẽ
mang lại một cái nhìn toàn
diện cho vấn đề tưởng như
đã cũ. Dự án sẽ được triển
khai ở ba khối với ba cấp độ
khác nhau. Điểm nhấn của
dự án, các em sẽ có chuyến
đi thực tế tại Đà Nẵng và
giao lưu với các chiến sĩ hải
quân ở đây.
“Muốn đổi mới, GV cần có
đammê nghề nghiệp. Bởi chỉ
có đammê mới giúp họ vượt
qua khó khăn đến từ nhiều
phía. Bên cạnh đó, họ phải
nhận được sự ủng hộ từ đồng
nghiệp và ban giám hiệu. Đó
là yếu tố khiến họ đổi mới
không trở thành người hùng
đơn độc” - thầyDu nhắn nhủ.•
“Đứng trên bục
giảng, tôi nghĩ nếu
mình dạy tiết học mà
bản thân còn chán
thì đừng bắt buộc
học trò phải thích.”
Ngày 19-11, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch
UBND TP.HCM, đã đến thăm và chúc mừng Nhà giáo
ưu tú, PGS-TS Lê Bảo Lâm, nguyên Bí thư Đảng ủy khối
đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; nguyên Hiệu
trưởng ĐH Mở TP.HCM, nhân ngày 20-11.
PGS-TS Lê Bảo Lâm bày tỏ sự vui mừng khi TP luôn
chú trọng đầu tư đổi mới giáo dục. Bên cạnh đó, PGS
cũng có những trăn trở với lãnh đạo ngành để làm sao
giáo dục của đất nước vươn xa.
Tại buổi gặp mặt, ông Nguyễn Thành Phong ghi nhận
những đóng góp của PGS Lê Bảo Lâm đối với sự nghiệp
nước nhà nói chung, TP.HCM nói riêng.
Chủ tịch UBND TP.HCM cũng cho biết TP đã ban hành
quyết định thành lập Hội đồng Hiệu trưởng các trường
ĐH trên địa bàn TP hoạt động khá tốt, tư vấn cho TP
nhiều chính sách liên quan đến lĩnh vực giáo dục. TP đang
tập trung cho chương trình đào tạo nguồn nhân lực mang
tầm quốc tế nhằm đáp ứng với cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0.
“Sắp tới, TP sẽ hình thành hội đồng tư vấn giáo dục, trong
đó mời các thầy cô giáo có sự gắn bó với ngành giáo dục
ở trong nước, cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực giáo
dục ở nước ngoài để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
mang tầm quốc tế. Bên cạnh đó, TP cũng có chương trình
đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ các sở, ngành, quận, huyện để
thích ứng với quá trình hội nhập; tiếp thu kinh nghiệm, tinh
hoa của thế giới” - ông Phong nhấn mạnh.
Cùng ngày, đoàn lãnh đạo cũng thăm gia đình cố GS
Nguyễn Thiện Thành, Anh hùng lao động, nguyên Giám
đốc BV Thống Nhất, nguyên Chủ nhiệm khoa Trường ĐH
Y Dược TP.HCM.
• Sáng 19-11, tại hội trường Thành ủy TP.HCM, Sở
GD&ĐT TP.HCM đã tổ chức hội nghị tuyên dương điển
hình tiên tiến ngành giáo dục TP.HCM giai đoạn 2015-2019.
Tại buổi lễ, ba nhà giáo tiêu biểu của TP đã được tặng
huân chương Lao động hạng Ba. Đó là thầy Trần Hữu
Hòa, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie;
thầy Nguyễn Đức Trung, Hiệu trưởng Trường Trung cấp
Kinh tế kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh; thầy Huỳnh Tấn Tâm
Linh, Trưởng phòng Đào tạo khảo thí, Trường CĐ Bách
khoa Nam Sài Gòn.
NGUYỄN QUYÊN
TP.HCMsẽ hình thànhhội đồng tưvấngiáodục
Tại hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến ngành giáo dục, ba nhà giáo tiêu biểu của TP đã được
trao tặng huân chương Lao động hạng Ba.
Những nhà
giáo sáng
tạo trong
giảng dạy -
Bài 3
Chủ tịchUBNDTP.HCMNguyễn Thành Phong
(thứ ba từ trái)
thămgia đình cốGSNguyễn Thiện Thành. Ảnh: ĐL
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook