268-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư20-11-2019
Chiều 19-11, đại diện VKS bắt đầu phần luận tội vụ
bà Hứa Thị Phấn cùng năm đồng phạm giai đoạn hai gây
thiệt hại 1.338 tỉ đồng tại Ngân hàng (NH) TMCPĐại Tín
(TRUSTBank).
Bà Phấn (cựu cố vấn cấp cao HĐQT TRUSTBank, cựu
chủ tịch HĐQT Công ty CPĐầu tư phát triển Phú Mỹ) và các
đồng phạm bị truy tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản.
Theo VKS, bà Phấn lợi dụng việc nắm giữ 84,92% cổ phần
TRUSTBank, là cố vấn cao cấp HĐQT để thâu tóm, lũng
đoạn hoạt động của NH, gây thiệt hại cho TRUSTBank hơn
1.338 tỉ đồng.
Cụ thể, bà Phấn trực tiếp chỉ đạo làm các thủ tục đầu tư trái
pháp luật gần 1.040 tỉ đồng vào bốn dự án bất động sản do ba
công ty của bà (Công ty CP Phú Mỹ, Công ty CPĐịa ốc Lam
Giang và Công ty TNHH Phú Mỹ) làm chủ đầu tư. Sau đó bà
Phấn chiếm đoạt toàn bộ số tiền trên.
Bà Phấn cũng chỉ đạo mua và nâng khống giá trị bốn bất
động sản tại TP.HCM và tỉnh Khánh Hòa, chỉ đạo HĐQT và
ban điều hành TRUSTBank mua bốn tài sản với tổng giá trị
hơn 661 tỉ đồng. Qua đó bà chiếm đoạt hơn 437 tỉ đồng.
Những thiệt hại nêu trên cũng chính là nguyên nhân dẫn
đến thực trạng TRUSTBank năm 2011 và 2012 rất xấu và bị
NH Nhà nước xếp vào NH loại yếu kém.
Đây cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ của
VNCB sau này, khi nhóm cổ đông Phạm Công Danh và Tập
đoàn Thiên Thanh nhận chuyển giao quyền và nghĩa vụ liên
quan đến TRUSTBank từ nhóm cổ đông Hứa Thị Phấn, thực
hiện tái cơ cấu. NH Nhà nước phải mua lại giá 0 đồng ngày
30-1-2015 để gánh toàn bộ hậu quả trên.
Tại tòa, dù triệu tập hợp lệ nhưng bà Phấn vẫn vắng mặt
không lý do. VKS cũng đề cập đến việc CQĐT không thể lấy
lời khai của bà. Cơ quan tố tụng có đến bệnh viện xác minh,
bác sĩ nói có thể tiếp xúc. Tuy nhiên, khi tiếp xúc, bà Phấn
không nói chuyện, không hợp tác với CQĐT.
Đại diện VKS khẳng định cáo trạng VKSND Tối cao truy
tố là hoàn toàn có căn cứ. Vì lợi ích cá nhân, bà Phấn đã lôi
kéo nhiều người thân cùng các thuộc cấp để thực hiện hàng
loạt hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản cho mình. Trong vụ án
này VKS xác định bà Phấn có vai trò chủ mưu, các bị cáo
khác chỉ làm công ăn lương, làm theo chỉ đạo...
Từ đó VKS đề nghị HĐXX phạt bà Phấn 20 năm tù, tổng
hợp với các bản án khác là 30 năm tù.
Cấp dưới thân tín của bà Phấn là bị cáo Bùi Thị KimLoan
(cựu kế toán Công ty TNHH PhúMỹ, phó giám đốc Công ty
TNHHĐầu tư địa ốc Phúc Nguyễn) bị đề nghị phạt 7-8 năm tù.
Các bị cáo Lâm Kim Dũng (cựu giám đốc Công ty TNHH
Địa ốc Lam Giang, cháu rể bà Phấn), Lâm Hứa Quỳnh Trinh
(cựu thủ quỹ kiêm thủ kho NH Chi nhánh Lam Giang, cựu
phó phụ trách Phòng ngân quỹ TRUSTBank, con gái bị cáo
Dũng), Phạm Hồng Hảo (cựu nhân viên TRUSTBank, con
dâu bị cáo Dũng) bị đề nghị mức án từ hai năm tù đến bảy
năm tù.
Về xử lý tài sản trong vụ án, tiếp tục kê biên 114 bất động
sản để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án của ông Phạm Công
Danh đối với NH theo các bản án đã xét xử.
HOÀNG YẾN
Đề nghị phạt đại giaHứaThị Phấn20nămtù
ĐỨCMINH- CHÂNLUẬN
C
hiều 19-11, các đại biểu Quốc
hội đã nghe đọc tờ trình, báo
cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ
về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Giám định tư pháp.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành
Long cho hay lần sửa đổi, bổ sung
này chỉ tập trung vào những vấn đề
mang tính cấp bách, cần thiết nhất
để tháo gỡ vướng mắc, bất cập về
thể chế, khắc phục ngay những tồn
tại, khó khăn trong công tác giám
định tư pháp phục vụ giải quyết án
tham nhũng, kinh tế.
Bổ sung thời hạn
giám định
Theo Bộ trưởng Lê Thành Long,
hiện nay pháp luật về giám định tư
pháp đã bộc lộ nhiều bất cập, nhất là
chưa có quy định về thời hạn giám
định nên việc giám định trong các
vụ án kinh tế, tham nhũng thường
bị kéo dài. Khắc phục việc này, dự
thảo bổ sung quy định về thời hạn
giám định đối với các trường hợp
bắt buộc phải trưng cầu giám định.
Thời hạn giám định đối với các
trường hợp cần thiết khác tối đa là
ba tháng
.
Nếu việc giám định phức
tạp, hoặc khối lượng công việc lớn,
hoặc điều kiện thực hiện giám định
khó khăn thì thời hạn giámđịnh tối đa
là bốn tháng. Thời hạn giám định có
thể được gia hạn theo cơ quan trưng
cầu nhưng phải bảo đảm thời hạn
điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình
Vụ án liên
quan đến
Phan Văn
Anh Vũ
(tức Vũ
“nhôm”)
cũng từng
gặp khó
tronggiám
định tư
pháp.
Ảnh:
HOÀNG
GIANG
Hòa giải, đối thoại tại tòa giúp ngăn “chạy án”
Nhiều vụ án, như xâm
hại tình dục, cần sớm có
kết luận giám định mà
nếu làm không kịp thời,
để quá lâu thì kết quả
giám định không còn
tác dụng nữa.
Nhiều điểmnghẽn đang cản trở công tác giámđịnh
tư pháp được đề nghị bổ sung và đã nhận được các
ý kiến ủng hộ.
Gỡ điểm nghẽn
trong giám định
tư pháp
Cũng trong chiều qua, các đại biểuQuốc hội đã nghe
đọc tờ trình, báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự
án Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho hay thời gian qua
TANDTối cao đã triển khai thí điểmđổi mới, tăng cường
hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân
sự, khiếu kiện hành chính tại 16 tỉnh, TP trực thuộc
trung ương. Theo đó, kết quả hòa giải thành, đối thoại
thành đạt trên 78%.
Theo chánh án, kết quả thí điểm đã khẳng định
những giá trị mà phương thức giải quyết tranh chấp
này mang lại. Phương thức này đáp ứng được mong
muốn của các bên tranh chấp là thời gian giải quyết
nhanh, kín đáo và bảo mật thông tin (tiêu chí mà giải
quyết bằng tố tụng tại tòa án không có được). Kết quả
giải quyết có sự thỏa thuận, nhất trí của các bên nên
khả thi, được các bên tôn trọng, tuân theo, đồng thời
được pháp luật thừa nhận và bảo đảm thực hiện…
“Giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải,
đối thoại sẽ ngăn ngừa được những tiêu cực, tình trạng
“chạy án” có thể phát sinh; góp phần xây dựng tòa án
trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ thẩm phán
thanh liêm” - Chánh án Bình nói thêm.
Ngoài ra, theo ông Bình, đây cũng là phương thức ít
tốn kém vì chỉ chiếm 22% chi phí cho xét xử sơ thẩm
(1,2 triệu đồng/5,5 triệu đồng). Đáng chú ý, trong tờ
trình, TAND Tối cao đề nghị Nhà nước bảo đảm kinh
phí cho công tác này, do đó không quy định về phí
hòa giải trong dự thảo luật.
Thẩm tra dự án luật, đa số ý kiến Ủy banTư pháp cho
rằng đây là phương thức giải quyết tranh chấp mới,
cần khuyến khích người dân lựa chọn, do đó trước
mắt chưa quy định thu phí hòa giải, đối thoại tại tòa
án là phù hợp.
sự, vụ việc dân sự, vụ án hành chính.
Đồng tình với đề xuất bổ sung thời
hạn giám định, Phó Trưởng ban Nội
chính Thành ủy TP.HCM Dương
NgọcHải cho hay hiện cơ quan trưng
cầu tự đưa ra thời hạn chứ chưa có
ràng buộc trong luật. “Nhiều vụ án
hết thời hạn điều tra rồi nhưng chưa
có kết quả giám định nên phải tạm
đình chỉ rồi để đó” - ông Hải nói.
PhóGiámđốcSởTưphápTP.HCM
Phan Thị Bình Thuận cũng nêu
thực tế có những vụ việc phải chờ
tới năm năm mới có kết luận giám
định. Hoặc có những vụ án cần sớm
có kết luận giám định, như những
vụ án xâm hại tình dục, việc đưa ra
kết luận giámđịnh quá lâu thì không
còn tác dụng nữa.
Nêu ý kiến của cơ quan thẩm tra dự
án luật, Chủ nhiệmỦy ban Tư pháp
Lê Thị Nga cho biết đa số ý kiến Ủy
banTư pháp tán thành dự thảo luật vì
cho rằng quy định này sẽ giải quyết
được vướng mắc trong giám định tư
pháp theo vụ việc. Đồng thời việc
giao các bộ, cơ quan ngang bộ quy
định cụ thể thời hạn giám định từng
loại việc sẽ bảo đảm tính khả thi và
phù hợp với từng lĩnh vực giámđịnh.
VKSND Tối cao sẽ có
phòng giám định?
Một nội dung đáng chú ý là dự
thảo luật bổ sung quy định: Phòng
Giám định kỹ thuật hình sự thuộc
VKSNDTối cao là một trong các tổ
chức giám định tư pháp công lập về
kỹ thuật hình sự với nhiệm vụ giám
định về âm thanh, hình ảnh.
Ông Lê Thành Long cho biết đây
là đề nghị củaVKSNDTối cao nhằm
đáp ứng kịp thời nhu cầu giám định
về âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu
điện tử, trong bối cảnh công nghệ
thông tin phát triển mạnh. Đặc biệt,
từ ngày 1-1-2020, các cơ quan tố
tụng sẽ thực hiện ghi âm, ghi hình
có âm thanh việc hỏi cung bị can
trên toàn quốc.
Bà Lê Thị Nga thông tin Ủy ban
Tư pháp có hai loại ý kiến về vấn đề
này. Ý kiến tán thành, bởi từ trước
tới nay chỉ có một đơn vị giám định
kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Công an
đảm nhiệm việc giám định loại việc
nói trên dẫn đến quá tải. Nhưng có ý
kiến cho rằng vấn đề này cần được
nghiên cứu kỹ, chưa nên đưa vào
nội dung sửa đổi. Vì nó hoàn toàn
mới, chưa được đặt ra trong quá trình
tổng kết thi hành luật, hồ sơ dự án
luật chưa báo cáo, đánh giá đầy đủ.
Cạnh đó, theo báo cáo của Bộ Công
an, việc giám định loại việc nói trên
của tổ chức giám định kỹ thuật hình
sự của Bộ Công an không có vướng
mắc lớn.
Ông Dương Ngọc Hải cho rằng
cần thiết thành lập thêm phòng giám
định này vì hiện có ba hệ thống
CQĐT của công an, quốc phòng
và VKSND Tối cao. Nhưng riêng
VKS không có tổ chức giám định,
trong khi CQĐT VKSND Tối cao
điều tra tội phạm xâm phạm hoạt
động tư pháp, tội tham nhũng, chức
vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp.
“Lĩnh vực này rất cần giám định âm
thanh, hình ảnh, vì vụ việc hối lộ,
người tố cáo thường gửi kèm theo
băng đĩa. Nhưng bây giờmuốn giám
định, VKS phải trưng cầu Bộ Công
an…” - ông Hải nói.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook