273-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa26-11-2019
một kết luận mang tính khách quan,
chính xác” - ông Học nói.
Cạnh đó ông Học cũng đặt câu
hỏi về tính khách quan của kết luận
giám định, khi vụ việc xảy ra trong
lĩnh vực của Bộ Tài chính, sau đó
lại trưng cầu giám định thuộc Bộ
Tài chính. “Giữa hoạt động kiểm
toán và GĐTP có điểm chung là
đòi hỏi tính độc lập, tính khách
quan và tuân theo pháp luật. Tôi
rất ủng hộ với việc bổ sung KTNN
tham gia GĐTP” - ông Học nêu
quan điểm.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp
Nguyễn Mạnh Cường (ĐBQH tỉnh
Quảng Bình) cũng là người ủng hộ
đề xuất trên. Tuy nhiên, ông đề nghị
cần bổ sung thêmmột số trách nhiệm
của KTNN liên quan đến nhiệm vụ
mới này vào luật.
Nhiều đại biểu không
đồng tình
Một số ĐBQH lại không đồng
tình với đề xuất nói trên của Chính
phủ. ĐB Võ Đình Tín (Đắk Nông)
nêu thực tế Bộ Tài chính đã bổ
nhiệm hơn 1.700 giám định viên
tư pháp và công nhận 146 người
giám định theo vụ việc trong lĩnh
vực giám định tài chính.
Theo ông Tín, số vụ việc giám
định trong lĩnh vực tài chính được
trưng cầu trong những năm qua
không nhiều, như vậy nguồn nhân
lực trên đã đáp ứng tốt nhiệm vụ
đặt ra. Ông cũng lo ngại nếu giao
cho KTNN nhiệm vụ mới này sẽ
phát sinh biên chế, kinh phí tổ
chức bộ máy...
Thiếu tướng Nguyễn Thanh
Hồng, Ủy viên thường trực Ủy ban
Quốc phòng -An ninh (ĐBQH tỉnh
Bình Dương), cho rằng mở rộng
thẩm quyền cho các cơ quan, tổ
chức phải theo nguyên tắc về tổ
chức bộ máy.
“Đảng đã có chủ trương một
việc chỉ do một cơ quan làm. Nếu
cứ vì khó khăn, đảm bảo tính độc
lập, tính khách quan và thực tiễn
giải quyết khó khăn mà chúng ta
cơi nới thẩm quyền sẽ không ổn về
mặt tổ chức bộ máy” - ông Hồng
nhấn mạnh.
Phó Trưởng ban Dân nguyện Lưu
Bình Nhưỡng (ĐBQH tỉnh Bến Tre)
nói nhân lực của cơ quan kiểm toán
đã phải tập trung vào hàng ngàn
công việc, hàng ngàn nhiệm vụ
trong một năm. Do vậy, việc giao
thêm cho KTNN nhiệm vụ giám
định là không nên, không cần thiết.
“Vòng khép kín” của
VKSND Tối cao
Một nội dung khác cũng được
nhiều ĐBQH thảo luận liên quan
đến quy định của dự thảo, đó là
giao Phòng Giám định kỹ thuật
hình sự VKSND Tối cao thực hiện
chức năng GĐTP. Các ĐBQH
đang hoặc từng công tác trong
ngành kiểm sát đều đồng tình với
đề xuất này.
Viện trưởng VKSND Cấp cao
tại Đà Nẵng Nguyễn Quang
Dũng (ĐBQH tỉnh Quảng Nam)
cho hay hiện có ba cơ quan điều
tra chuyên trách, gồm cơ quan
điều tra của Công an nhân dân,
Quân đội nhân dân và VKSND
Tối cao. Trong đó Công an nhân
dân và Quân đội nhân dân đều
tổ chức đơn vị kỹ thuật hình
sự để thực hiện GĐTP và các
công tác chuyên môn, nghiệp vụ
khác. Riêng VKSND Tối cao có
Phòng Giám định kỹ thuật hình
ĐỨCMINH- TRỌNGPHÚ
S
áng 25-11, Quốc hội (QH) thảo
luận tại hội trường về dự án
Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Giám định tư pháp
(GĐTP). Một trong những vấn đề
gây nhiều tranh luận liên quan đến
đề xuất giao thêm nhiệm vụ GĐTP
cho Kiểm toán Nhà nước (KTNN).
Nhiều đại biểu ủng hộ
Phát biểu trước QH, Phó Trưởng
ban Nội chính Trung ương Nguyễn
Thái Học (đại biểu (ĐB) QH tỉnh
Phú Yên) thể hiện sự đồng tình
với đề xuất trên của Chính phủ.
Theo ông, GĐTP là một công việc
khó, phức tạp và đụng chạm, do
vậy thường có tâm lý né tránh,
đùn đẩy giữa các cơ quan có
chức năng giám định cũng như
của bản thân những người tham
gia giám định.
“Trong năm năm (2013-2018),
lĩnh vực tài chính chỉ trưng cầu giám
định 241 vụ việc nhưng có tình trạng
chậm, né tránh, đùn đẩy…Tôi nghĩ
KTNN có đầy đủ các điều kiện tham
gia vào việc giám định này để cho
Phó Trưởng banNội chính Trung ươngNguyễn Thái Học (ĐBQH tỉnh Phú Yên) phát biểu trước Quốc hội. Ảnh: QH
Giao giámđịnh
tài chính
cho Kiểm toán
Nhà nước?
Nhiều đại biểuQuốc hội ủng hộ giao
giámđịnh tư pháp về tài chính cho Kiểm toán
Nhà nước nhưng nhiều đại biểu khác lại
không đồng tình.
sự để phục vụ điều tra nghiệp vụ
nhưng chưa được bổ sung chức
năng GĐTP.
Ông Dũng nói việc bổ sung chức
năng giám định cho Phòng Giám
định kỹ thuật hình sự không làm
phát sinh tổ chức bộ máy. Hơn nữa,
từ ngày 1-1-2020, khi thực hiện quy
định của BLTTHS về ghi âm, ghi
hình trong hoạt động tố tụng, đặc
biệt trong hỏi cung bị can trong
phạm vi cả nước sẽ phát sinh yêu
cầu về giám định âm thanh và hình
ảnh với số lượng rất lớn. Trong khi
hiện tại cả nước chỉ có Viện Khoa
học hình sự (Bộ Công an) thực hiện
giám định về lĩnh vực này sẽ dẫn
đến quá tải.
Ông Dũng cũng lo ngại một số
trường hợp yêu cầu ngành công
an giám định sẽ “không thuận lợi,
kéo dài, thậm chí khó mà khách
quan” nếu đối tượng giám định là
các điều tra viên, cán bộ điều tra
ngành công an.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh
Hồng lại đề nghị “cân nhắc” quy
định này. Theo ông, giao nhiệm
vụ phải có biên chế, do vậy ý kiến
khẳng định không tăng biên chế là
không chính xác. Quan trọng hơn,
phân tích về nguyên tắc giám sát
quyền lực, ông cho rằng nếu giao
cho VKS GĐTP thì thành “vòng
khép kín” trong lĩnh vực này. “Hiện
vẫn đặt vấn đề cơ quan điều tra
của VKS thì ai sẽ kiểm sát hoạt
động điều tra này. Chúng ta chưa
giải quyết được vấn đề đó, bây giờ
thành lập thêm một phòng GĐTP
để làm việc GĐTP, tôi nghĩ có đúng
với nguyên tắc kiểm sát quyền lực
hay không?” - ông băn khoăn.•
ĐBQHHoàngĐứcThắng (QuảngTrị) đề nghị bổ sung
quy định giám định viên tư pháp và tổ chức giám định
có nghĩa vụ từ chối giám định khi nội dung trưng cầu
giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn
hoặc không đủ năng lực, điều kiện thực hiện giám
định. Hoặc nếu không, ĐB này đề nghị phải quy định
nội dung này thành điều cấm của luật.
Ông Thắng dẫn lại “kỳ án”buôn lậu gỗ trắc ở Quảng
Trị và cho rằng trong vụ án này cơ quan điều tra đã
trưng cầu một cơ quan giám định không có chuyên
môn, không cóđiều kiệnđể thực hiện.Theoông, trường
hợp này lẽ ra cơ quan này phải có nghĩa vụ từ chối giám
định nhưng họ lại tự ýmời cơ quan khác không có chức
năng GĐTP để phối hợp giám định.
ĐB Thắng cho rằng cùng với những sai lầm nghiêm
trọng, không tuân thủ các quy định, cơ quan này đã
làm sai lệch hoàn toàn bản chất sự thật khách quan
của vụ việc. Tòa án đã căn cứ vào bản kết luận giám
định vi phạm nghiêm trọng pháp luật này để buộc tội
các bị cáo…
“Kỳ án” gỗ trắc Quảng Trị lại được nhắc tên
“Đảng đã có chủ trương
một việc chỉ do một cơ
quan làm. Nếu cứ vì khó
khăn, đảm bảo tính độc
lập, tính khách quan và
thực tiễn giải quyết khó
khăn mà chúng ta cơi nới
thẩm quyền sẽ không ổn
về mặt tổ chức bộ máy.”
Thiếu tướng
Nguyễn ThanhHồng
Lãnh 7 năm tù vì hành hung cả gia đình bị hại
Ngày 25-11, xử sơ thẩm, TAND huyện Vị Thủy (Hậu
Giang) đã tuyên phạt bị cáo Lê Tấn Lộc, ngụ xã Vị Thanh
bảy năm tù về tội cố ý gây thương tích.
Theo cáo trạng, trưa 4-12-2018, gia đình Lộc và gia
đình bà Ngô Thị Giang (cùng huyện) xảy ra mâu thuẫn.
Hai bên đã sử dụng gạch đá, vỏ chai nước ngọt ném vào
nhà nhau.
Lộc cầm cây dao yếm và cây chĩa, em trai Lộc cầm theo
khúc cây (loại cây dầm) cùng xông vào nhà bà Giang. Lộc
cầm dao và chĩa tấn công khiến bà Giang bị thương 7%, ông
Nguyễn Văn Mến (chồng bà Giang) 11%, hai con của bà là
anh Nguyễn Tro Tnícs 27% và anh Nguyễn Thanh Tiềng 17%.
Tại tòa, Lộc cho rằng mình bị oan và chỉ thừa nhận có
gây thương tích cho Tiềng, còn thương tích của những
người khác bị cáo không biết.
Đại diện VKSND huyện Vị Thủy đề nghị tòa tuyên phạt
bị cáo từ bảy đến tám năm tù. VKS cho rằng bị cáo từng
có một tiền sự và từng liên quan đến vụ cố ý gây thương
tích khác nhưng được bãi nại, không bị truy cứu. Ngoài ra
bị cáo Lộc có nhân thân xấu, tại tòa các lời khai của bị cáo
có dấu hiệu quanh co chối tội.
HĐXX nhận định bị cáo Lộc đã dùng các hung khí
là dao yếm và cây chĩa để gây thương tích cho gia
đình bà Giang. Tuy nhiên, qua tranh luận công khai,
tòa xác định Lộc chỉ gây thương tích cho ba người.
Riêng đối với bị hại Mến, HĐXX kiến nghị cơ quan
điều tra tiếp tục điều tra làm rõ để xử lý theo đúng quy
định pháp luật.
Theo HĐXX, bị cáo Lộc không có tình tiết tăng nặng,
đồng thời có các tình tiết giảm nhẹ như trình độ học vấn
thấp, chưa có tiền án, tiền sự, chấp hành tốt nội quy nơi
giam giữ, gia đình có người thân có công với cách mạng.
Từ đó HĐXX tuyên phạt bị cáo Lộc bảy năm tù và phải
bồi thường cho ba người bị hại (Giang, Tro Tnícs và
Tiềng) gần 38 triệu đồng.
CHÂU ANH
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook