273-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa26-11-2019
PHƯƠNG LOAN
V
KSND TP.HCM đang giải
quyết đơn khiếu nại và đơn
yêu cầu bồi thường oan của
ông Nguyễn Huy Chi, 93 tuổi, ngụ
phường Tiến Thành, thị xã Đồng
Xoài, Bình Phước.
Trong ba ngày 22, 23 và 25-11,
cơ quan này đăng thông báo trên
báo 
Pháp Luật TP.HCM
 để nhắn
hỏi ông Chi đang ở đâu, đồng thời
đề nghị ông liên hệ VKS trong thời
gian sớm nhất để được giải quyết
theo quy định của pháp luật.
VKS muốn giải quyết
dứt điểm
Theo tìm hiểu của phóng viên,
hiện nay ông Chi và gia đình đã
bán nhà, chuyển đi nơi khác sinh
sống. Hàng xóm cho biết họ không
rõ gia đình ông đã chuyển đi đâu...
Cuối năm 2017, thông qua luật
sư Nguyễn Phương Đông - trợ giúp
viên Trung tâm Trợ giúp pháp lý
Nhà nước TP.HCM, báo
Pháp Luật
TP.HCM
đã gặp được ông Chi. Qua
chia sẻ của ông cùng với hồ sơ mà
ông cung cấp, câu chuyện về vụ án
liên quan đến ông được tái hiện.
Theo đó, tháng 4-1995, Cơ quan
CSĐT Công an TP.HCM bắt khẩn
cấp ông với cáo buộc lừa đảo chiếm
đoạt tài sản công dân.
Sau 10 tháng tạm giam, tháng
2-1996, ông Chi được thả tự do.
VKSND TP.HCM ban hành Quyết
định trả tự do số 163 ngày 14-2-1996
đối với ông Chi vì xét thấy hậu quả
chưa xảy ra. Cạnh đó ông Chi cũng
có đơn xin bảo lãnh của gia đình,
phạm tội lần đầu, chưa có tiền án,
tiền sự, hiện đã 70 tuổi...
VKSNDTP.HCMnêu trong quyết
định trả tự do: “Khi cơ quan pháp
luật triệu tập, bị can có trách nhiệm
phải đến đúng ngày giờ quy định.
Về địa phương, bị can phải trình
diện với UBND xã”.
Thế nhưng kể từ đó cơ quan tố
tụng không triệu tập ông đến làm
việc để giải quyết vụ án, cũng không
thông báo cho ông về kết quả điều
tra, truy tố, hay triệu tập ông đến
phiên tòa để xét xử. Từ đó ông Chi
khiếu nại suốt nhiều năm nhưng
không được giải quyết.
Kêu oan đến cùng
Tháng 1-2010, ông Chi nhận
được thông báo giải quyết đơn
của VKSND TP.HCM. Theo thông
báo, sau khi nghiên cứu các tài
liệu, chứng cứ trong hồ sơ và nội
dung quyết định đình chỉ điều tra
vụ án và bị can ngày 22-6-1996,
ông Chi đã được đình chỉ điều tra
với lý do “chưa gây ra hậu quả nên
VKS tìm cụ ông 93 tuổi để
giải quyết án oan
Hơn 20 nămqua, cụ ông tuổi
xưa nay hiếm
đi gõ cửa cơ quan chức năng,
yêu cầu được làm rõ thân phận vàminh oan chomình.
ÔngNguyễnHuyChi tại báo
Pháp LuậtTP.HCM
vàocuối năm2017. Ảnh: P.LOAN
chỉ cần xử lý hành chính cũng đủ
để giáo dục”.
Do vậy, đối chiếu với quy định tại
Điều 1, Điều 2 Nghị quyết 388/2003
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì
trường hợp của ông không thuộc
diện được bồi thường oan. Mặt khác,
đối chiếu với quy định về thời hiệu
yêu cầu bồi thường là hai năm kể từ
ngày Nghị quyết 388/2003 có hiệu
lực nhưng đến ngày 8-5-2009 ông
mới gửi đơn yêu cầu bồi thường
nên không thuộc diện xem xét giải
quyết bồi thường.
Theo VKSND TP.HCM, ngày
2-10-2009, VKSND TP.HCM đã
gửi văn bản trả lời cho ông Chi
biết lý do VKS không giải quyết
bồi thường theo đơn yêu cầu của
ông. Lần trả lời vào tháng 10-2009
này là lần thứ hai VKSNDTP.HCM
trả lời ông.
Tuy nhiên, theo ông Chi, suốt
nhiều năm ông không được tống đạt
các quyết định đình chỉ vụ án, đình
chỉ bị can. Ông cũng không thấy có
quyết định xử phạt hành chính với
mình để được biết cơ quan nào xử
lý, hình thức xử lý, các chế tài và
biện pháp khắc phục hậu quả. Vì
thế ông tiếp tục khiếu nại và yêu
cầu được bồi thường oan.
Ông Chi cho biết mình tham gia
cách mạng từ tháng 4-1945, được
Nhà nước tặng huân chương Kháng
chiến hạng Nhất, được kết nạp Đảng
năm 1959. Năm 1996, trong quyết
định trả tự do cho ông Chi nêu trên,
VKSNDTP.HCMxác định tuổi của
ông khi đó là 70 (tức đến nay ông
Chi đã 93 tuổi).
Trong lần tiếp xúc với
Pháp Luật
TP.HCM
năm 2017 ông Chi tâm sự:
“Suốt bao năm nay tôi mang thân
phận bị can, không được sinh hoạt
Đảng. Tôi không biết cơ quan nào
đã xử phạt hành chính và gửi cho
địa phương chưa? Nay tôi đã gần đất
xa trời, sức khỏe ngày càng cạn kiệt
nhưng dù có chết tôi cũng phải đòi
công lý cho mình!”.•
Tháng 6-1995, Cơ quan
CSĐT Công an TP.HCM
bắt khẩn cấp ông Chi với
cáo buộc lừa đảo chiếm
đoạt tài sản công dân.
Thuộc diện được xem xét bồi thường oan
Ngày 25-11, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, một đại diệnVKSNDTP.HCM
cho biết ông Chi thuộc diện được xem xét bồi thường oan.
Theo vị này, hiện ông Chi đã rất lớn tuổi, VKS đã liên hệ địa chỉ nơi ông
cư trú nhiều lần nhưng không được. Trong khi ông Chi gửi đơn nhiều
lần nhưng chưa từng đến VKS để làm rõ các yêu cầu của mình. Hiện có
nguồn tin nói ông đang ở Vĩnh Long, chúng tôi sẽ cử người đi công tác
đến đó để tìmgặp ông hoặc con cháu của ông Chi.“Nếu nhà báo hoặc ai
đó có thông tin gì về ông và gia đình ông thì xin thông báo cho VKSND
TP.HCM biết” - vị này nói.
Cả gia đình vướng lao lý
vì bao che nhau
Ngày 25-11, TAND TP.HCM
xử sơ thẩm đã tuyên phạt
Nguyễn Văn Xe (SN 1966, ngụ
quận Gò Vấp) tù chung thân về
tội giết người.
Tòa cũng tuyên phạt Trần Lệ
Hạnh (vợ Xe) cùng hai con trai
Xe là Nguyễn Quốc Thới và
Nguyễn Dân An từ 12 đến 18
tháng án treo về tội che giấu
tội phạm.
Tại tòa, các bị cáo thành
khẩn thừa nhận hành vi. Trong
lời nói sau cùng trước khi tòa
nghị án, các bị cáo trong cùng một gia đình không nói
được lời nào.
Theo hồ sơ, Xe bị truy nã từ năm 2005 đến tháng
2-2019 mới bị bắt giữ. Xe đã có vợ con nhưng năm 1998,
khi lên Đồng Nai lập xưởng tái chế nhựa thì quen biết, có
quan hệ tình cảm và nhiều lần mượn tiền của bà NTKD
(SN 1954, ngụ huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai). Chiều tối
24-1-2005, Xe chở bà D. từ Đồng Nai đến TP.HCM thuê
khách sạn để ở và quan hệ tình dục.
Chiều hôm sau, Xe và bà D. xảy ra mâu thuẫn do bà D.
ghen tuông, yêu cầu công khai chuyện tình cảm của hai
người nhưng Xe không đồng ý. Bà D. cầm ghế gỗ trong
phòng khách sạn đánh vào người Xe. Xe dùng ghế tấn
công khiến nạn nhân tử vong rồi bỏ trốn.
Ngày 4-2-2005, Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi
tố vụ án, khởi tố bị can, đồng thời ra quyết định truy nã
Xe. Do chưa bắt được Xe nên tháng 10-2005, cơ quan
chức năng đã ra quyết định tạm đình chỉ vụ án, tạm đình
chỉ bị can.
Năm 2005, công an đã đến nhà truy bắt Xe và thông báo
cho mẹ con bà Hạnh biết việc chồng bà bị truy nã về tội
giết người.
Năm 2006, do căn nhà đang thế chấp ngân hàng nên Xe
thường xuyên liên lạc về nhà gặp vợ con để đáo hạn nợ
vay. Từ năm 2007, Xe bị bệnh nên thường xuyên về nhà
ngủ và được vợ con cấp tiền để chữa bệnh.
Năm 2016, do trở bệnh nặng, Xe được vợ con đưa
về nhà chăm sóc đến tháng 2-2019 thì bị bắt theo lệnh
truy nã.
HOÀNG YẾN
Nhóm cướp táo tợn cải trang
tài xế công nghệ lãnh án
Ngày 25-11, TAND TP.HCM xử sơ thẩm đã tuyên phạt
Nguyễn Hoàng Nam (SN 1992) 18 năm tù, Cao Phúc (SN
1988) 14 năm tù, Phạm Tấn Cường (SN 1997) 13 năm tù,
Huỳnh Văn Sang (SN 2001) 10 năm tù, Trần Mạnh Đăng
(SN 2000) năm năm tù về tội cướp giật tài sản.
HĐXX nhận định các bị cáo thừa nhận gây án có sự
phân công, bàn bạc, nhân thân xấu, gây hậu quả nghiêm
trọng, gây chết người nên phải xử nghiêm.
Đây là băng cướp giật hoạt động táo tợn trên địa bàn
quận Tân Bình hai năm qua. Các bị cáo là những đối
tượng có tiền án, nhân thân xấu.
Nhóm này đã câu kết với nhau dùng xe máy, nón bảo
hiểm và áo khoác của các tài xế xe ôm công nghệ như
Grab, GoViet để tránh bị phát hiện.
Rạng sáng 28-12-2018, Nam nhắn tin qua Facebook rủ
Cường đi ăn và hẹn nhau tại tiệm game bắn cá trên đường
Ni Sư Huỳnh Liên (phường 10, quận Tân Bình).
Sau khi ăn xong, Nam rủ Cường thực hiện “phi vụ”
kiếm tiền tiêu xài. Cả hai gặp thêm Phúc và Sang bắt
cặp đi trên hai xe máy tìm mồi. Đến ngã tư Lạc Long
Quân - Âu Cơ, thấy một cặp nam nữ chở nhau, người
nữ ngồi sau đang bấm điện thoại, Phúc ra hiệu cho
đồng bọn đến hỗ trợ. Tuy nhiên, Phúc giật hụt nên cả
nhóm phải bỏ chạy.
Ngay sau đó cả nhóm phát hiện ông Quang Châu
chạy từ hướng Lạc Long Quân về ngã tư Bảy Hiền
đang chở con gái có đeo một giỏ xách. Nhóm này cho
xe áp sát giật giỏ xách khiến cha con ông Châu té
xuống đường. Ông Châu được đưa đi cấp cứu nhưng
đã tử vong.
Cũng trong ngày, khi thực hiện một vụ cướp khác,
nhóm này bị công an bắt quả tang.
HOÀNG YẾN
Bị cáoNguyễn Văn Xe
tại tòa. Ảnh: HY
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook