273-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứBa26-11-2019
Cầu vượt thép ngã tư Bốn
Xã 4 năm vẫn trên giấy
Mặc dù được HĐNDTP.HCM thông qua danhmục đầu tư năm2013-2015
nhưng đến nay dự án cầu vượt bằng thép ngã tư Bốn Xã (quận Bình Tân)
vẫn chưa triển khai.
THUTRINH
N
gã tưBốnXã là điểmgiao
cắt của sáu con đường
gồm Lê Văn Quới, Bình
Long, Thoại Ngọc Thầu, Phan
Anh, hương lộ 2, Hòa Bình.
Sáu hướng đường đều được
lắp đặt trụ đèn xanh đèn đỏ.
Tuy nhiên, lưu lượng người
và xe qua lại tại điểm giao
cắt này luôn đông đúc khiến
giao thông hỗn loạn, nhất là
vào giờ cao điểm.
Theo quan sát của PV, mỗi
lượt đèn xanh. Các hướng xe
di chuyển qua điểm giao cắt
gây xung đột, chưa kể lượng
xe chưa kịp qua khỏi còn
vướng lại đã tạo áp lực lớn
cho ngã tư Bốn Xã.
Chị Phạm Thị Đạt (ngụ
đường Lê Văn Quới) cho biết
ngoại trừ Chủ nhật, còn thì hầu
như ngày nào ở đây cũng kẹt
xe, có ngày tới ba đến bốn lần
kẹt. Dòng người và xe từ sáu
ngả đường đổ về điểm giao
cắt này cứ mạnh ai nấy chạy,
tắc càng thêm tắc.
“Nghe nói là sẽ làm cầu vượt
bằng thép nhưng chẳng biết
bao giờ mới có, hằng ngày tôi
đi qua đây đều hứng trọn cảnh
kẹt xe nên rất mệt mỏi” - chị
Đạt than thở.
Còn anh Đinh Công Tuấn
(ngụ đường Phan Anh) chia
sẻ: “Thiết nghĩ cơ quan chính
quyền nên xây dựng một vòng
xoay thay thế phương án cầu
vượt. Dù hiện tại ngã tư Bốn
Xã đã lắp đặt hệ thống đèn
tín hiệu giao thông nhưng
tình trạng ùn tắc vẫn không
cải thiện”.
Theo quan sát, việc có mặt
của lực lượng CSGT và bảo
vệ dân phố cùng điều tiết và
phân luồng giao thông cũng
giúp giảm bớt tình hình ùn tắc
tại ngã tư này.
Trao đổi với PV, ông Lê Văn
Thinh, Chủ tịch UBND quận
Bình Tân, cho biết ngã tư Bốn
Xã là một trong những điểm
thường xuyên xảy ra ùn tắc
giao thông trên địa bàn quận.
Trước đó UBND quận Bình
Tân đã kiến nghị Sở GTVT
TP.HCM sớm đầu tư cầu vượt
thép tại ngã tư Bốn Xã nhằm
giải quyết ùn tắc giao thông
tại khu vực. Về lâu dài quận
kiến nghị sở tổ chức giao
thông theo quy hoạch được
duyệt có bán kính nút vòng
xoay rộng 75 m.
“UBND quận nhận thấy ngã
tư Bốn Xã cần có phương án
giảm ùn tắc giao thông, thuận
lợi cho phát triển kinh tế của
địa phương. Đồng thời làm
giảm áp lực giao thông cho
hương lộ 2 nên UBND quận
đã báo cáo đề xuất với Sở
GTVT và UBND TP” - ông
Thinh nói.
Ông Thinh cho biết thêm
quận đã phối hợp với Sở Quy
hoạch - Kiến trúc lập phương
án và trình SởGTVTvàUBND
TP thẩm định, phê duyệt quy
hoạch nút giao thông Bốn
Xã. “Hiện nay chưa có dự
án phê duyệt cụ thể và khi
có phương án phê duyệt cụ
thể UBND quận sẽ phối hợp
thực hiện để công tác xây cầu
vượt bằng thép được diễn ra
nhanh chóng, xóa đi điểm
ùn tắc giao thông này” - ông
Thinh nói.
Theo ông Thinh, trước đó,
tháng 7-2019, quận Bình Tân
đã báo cáo đề xuất sở, ngànhTP
hỗ trợ cho chủ đầu tư để sớm
phê duyệt và triển khai giúp
quận đảm bảo công tác giao
thông” - ông Lê Văn Thinh,
Chủ tịch UBND quận Bình
Tân, cho biết.•
Lượng xe lưu thông luôn đông đúc ở ngã tư Bốn Xã. Ảnh: T.TRINH
Dự án cầu vượt bằng thép ngã tư Bốn Xã có tổng mức đầu tư
khoảng 760 tỉ đồng, được HĐNDTP.HCM thông qua nằm trong
danh mục kế hoạch đầu tư xây dựng giai đoạn 2013-2015 bằng
nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Nói thêm về dự án này, ông Nguyễn Vĩnh Ninh, Phó Giám
đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao
thông, cho hay phương án xây cầu vượt bằng thép tại ngã tư
Bốn Xã đang điều chỉnh phương án quy hoạch tại UBND quận
BìnhTân. Sau đó đơn vị tư vấn sẽ trình Sở GTVT thiết lập dự án.
“Nghe nói là sẽ làm
cầu vượt bằng thép
nhưng chẳng biết
bao giờ mới có, hằng
ngày người đi qua
đây đều hứng trọn
cảnh kẹt xe nên rất
mệt mỏi.”
Chị
Phạm Thị Đạt
Quốc hội sẽ xemxét
dựánđường sắt do
tưvấnTrungQuốc lập
Ngày 25-11, Bộ GTVT chính thức lên tiếng về
việc nghiên cứu, lập quy hoạch tuyến đường sắt mới
Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Theo Bộ GTVT, tuyến đường trên có vị trí rất
quan trọng trong việc hình thành mạng lưới vận tải
đường sắt thuộc phía bắc sông Hồng. Đây là tuyến
đường sắt chạy theo hành lang đông tây nối liền
vùng Tây Bắc với vùng đồng bằng và cảng biển Hải
Phòng (trung tâm hàng hải lớn nhất Việt Nam).
Vì vậy, tại chiến lược phát triển GTVT đường sắt
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 và
quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường sắt Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã định hướng phát
triển tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Theo đó, tuyến đường sắt này được đưa vào danh
mục nghiên cứu làm cơ sở dành quỹ đất, huy động
nguồn vốn đầu tư để có thể triển khai xây dựng, đưa
vào khai thác. Qua đó nâng cao chất lượng vận tải
trên hành lang đông tây, góp phần quan trọng trong
việc giao lưu quốc tế, khai thác có hiệu quả, phát
huy thế mạnh của cảng biển khu vực Hải Phòng.
Năm 2015, trong các cuộc gặp cấp cao giữa Việt
Nam và Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc đã cung
cấp khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 10 triệu
nhân dân tệ để tiến hành khảo sát, lập quy hoạch
tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội -
Hải Phòng.
Đến nay tư vấn lập
quy hoạch dự kiến toàn
tuyến. Vừa qua Bộ
GTVT đã làm việc với
các địa phương để xin
ý kiến về phương án
hướng tuyến, vị trí nhà
ga trên tuyến làm cơ
sở dành quỹ đất phục
vụ dự án đầu tư trong
tương lai.
Sau khi tư vấn hoàn
thành nghiên cứu quy
hoạch, Bộ GTVT sẽ
triển khai các thủ tục để
tiếp nhận dự án hỗ trợ
kỹ thuật theo quy định.
Kết quả nghiên cứu sẽ
được Cục Đường sắt
Việt Nam nghiên cứu,
tiếp thu trong quá trình
lập quy hoạch mạng
lưới đường sắt và quy
hoạch kỹ thuật chuyên ngành trong lĩnh vực đường
sắt ở giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm
2050. Sau đó trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
theo quy định của Luật Quy hoạch.
Căn cứ quy hoạch được duyệt, thứ tự ưu tiên và
khả năng cân đối nguồn lực đầu tư, Bộ GTVT sẽ
triển khai nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư dự án theo
đúng quy định của pháp luật.
“Với quy mô đầu tư, dự kiến dự án sẽ được trình
Quốc hội xem xét thông qua về chủ trương đầu tư.
Vì vậy khi lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, việc
triển khai sẽ được tiếp tục nghiên cứu một cách thận
trọng, tham khảo ý kiến nhân dân, chuyên gia, các
bộ, ngành, địa phương có liên quan, nhất là quy mô,
phương án phân kỳ và khả năng huy động vốn trước
khi trình cấp có thẩm quyền xem thẩm định, phê
duyệt…” - Bộ GTVT khẳng định.
VIẾT LONG
Chiều 25-11, một lãnh đạo Ban quản lý dự án đường Hồ
Chí Minh xác nhận đơn vị đã cho đắp barie bằng đất ngay
đầu tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan thuộc địa phận xã Lộc
Sơn (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế). Việc đắp đất được
thực hiện vào sáng cùng ngày.
Theo vị này, nguyên nhân là thời gian qua ban quản lý dự
án ghi nhận rất nhiều lượt xe khách, xe tải hạng nặng chạy
chui trên tuyến theo hướng Bắc-Nam từ Thừa Thiên-Huế vào
Đà Nẵng nhằm rút ngắn hành trình. Việc chạy chui cũng giúp
cánh tài xế tránh được trạm thu phí phía bắc hầm Hải Vân.
Mặc dù cao tốc La Sơn - Túy Loan đã cơ bản hoàn thành
nhưng việc chưa thông xe, các hạng mục đảm bảo an toàn
giao thông chưa hoàn thiện khiến việc lưu thông chui như
vậy là mất an toàn giao thông. Ngoài việc đắp barie bằng đất,
Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cũng cử một số công
nhân canh chừng. Tuy nhiên, một số xe tải, xe khách vẫn cố
tình lách qua để lưu thông. Được biết dự kiến đến cuối năm
2019, cao tốc La Sơn - Túy Loan sẽ chính thức thông xe.
Dự án cao tốc La Sơn - Túy Loan khởi công ngày 22-12-
2013, có tổng chiều dài 77,5 km, bắt đầu từ ngã ba La Sơn
(huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế) và kết thúc tại nút giao
Túy Loan (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng), nối với đầu tuyến
cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Dự án có tổng mức đầu tư
11.486 tỉ đồng, theo hình thức hợp đồng BT.
TẤN VIỆT
Barie bằng đất ngăn xe chạy chui trên cao tốc La Sơn - Túy Loan
TheoViệnKhảosátthiết
kế số 5 đường sắt Trung
Quốc (đơn vị tư vấn),
tuyến đường sắt này dài
khoảng392km, trongđó
đoạnkếtnốiđườngsắtHà
Khẩu(TrungQuốc)vớiLào
Cai (ViệtNam) dài 5,6km,
đi qua tám tỉnh, thành.
Trêntuyếnsẽxâydựng
73 cầu lớn, chiềudài hơn
130 km, 25 hầm, 38 nhà
ga. Dự báo năng lực vận
tải là 10 triệu tấn hàng
hóa/năm; vận tốc dành
cho tàu khách là 160 km/
giờ,tàuhànglà90km/giờ.
Theoước tính của đơn
vị tư vấn, tổng mức đầu
tư (không bao gồm chi
phígiảiphóngmặtbằng)
khoảng 100.000 tỉ đồng.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook