279-2019 - page 4

4
Thời sự -
ThứBa3-12-2019
LÊ THOA
T
ừ tháng 4-2019, UBND
phường An Lạc A, quận
Bình Tân, TP.HCM thực
hiện việc gửi phong bì khổ
giấy A4 để người dân đựng
hồ sơ. Phong bì màu trắng,
phía trước in rõ tên phường,
tên quận, địa chỉ, số điện
thoại, viết rõ tên người dân
phía dưới. Bên trong phong
bì là kết quả giải quyết hồ
sơ của người dân. Mặt sau in
hai nội dung phường tuyên
truyền đến người dân: Cách
thức thực hiện dịch vụ công
trực tuyến mức độ 3 và dịch
vụ nộp-nhận kết quả qua
bưu điện.
Cách làm tiện cho dân
Một chiều cuối tháng 11,
ông Nguyễn Quang Thắng
(ngụ phường An Lạc A) tất
tả chạy lên phường để lấy
giấy báo tử vì người thân vừa
mới mất, sau khi nhận cuộc
gọi thông báo của phường.
“Nhà đang có tang nên
tôi được cử đi lo thủ tục.
sợ thất lạc. Phía sau chúng
con có hướng dẫn cách sử
dụng dịch vụ công trực
tuyến, chú có thời gian về
cùng con cháu xem để biết
cách dùng cho khỏi đi lại
nhiều lần nhé”.
Ông Thơ mỉm cười, gật
đầu, bảo: “Ồ cái này hay
thế. Tôi chưa thấy ở đâu
làm cách này. Trước tôi
toàn tự mua các bìa hồ sơ
màu vàng để đựng giấy tờ.
Tôi sẽ đem nguyên phong
bì này về cho con cháu tôi
cất giữ”. Nói rồi ông Thơ
bỏ toàn bộ giấy tờ đang
cầm trên tay như CMND,
hộ khẩu… vào phong bì và
thong thả ra về.
Còn anh Nguyễn Thái
vì sợ thất lạc, rơi rớt. Có lần
vì hồ sơ nhiều quá phải đi
tìm mua một phong bì lớn
để đựng gây nhiều bất tiện.
“Mình sao thì người dân cũng
vậy nên cán bộ phường mới
nghĩ ra cách tặng phong bì
cho dân đựng hồ sơ. Sau đó
chúng tôi còn nghĩ ngay đến
việc sử dụng mặt sau của
những chiếc phong bì này để
in các nội dung phường cần
tuyên truyền đến dân. Thế
là phong bì tuyên truyền ra
đời” - bà Dung nói.
Về việc chọn hai nội dung
là dịch vụ công trực tuyến
và nộp-nhận kết quả qua
bưu điện để in lên phong
bì, bà Dung cho rằng đây
là hai việc phường cần tập
trung làm trong thời điểm
này. Thời gian tới, phường
sẽ linh hoạt in các nội dung
khác để người dân được tiếp
cận và lưu trữ nhiều thông
tin tuyên truyền hữu ích hơn.
“Chúng tôi nghĩ với phong
bì này người dân sẽ dùng
để lưu hồ sơ nên sẽ cất giữ
lâu hơn, thỉnh thoảng sực
nhớ ra thì có thể đem ra đọc
các nội dung trên đó. Như
vậy hiệu quả tuyên truyền
sẽ cao hơn việc thông qua
lời nói, phát loa…” - bà
Dung tiếp lời.
Theo chủ tịch UBND
phường An Lạc A, đến nay
phường đã gửi được hơn
1.000 phong bì cho người
dân, chi phí in mỗi phong
bì chỉ khoảng 2.000 đồng.
Bà chia sẻ: “Ban đầu cũng
có nhiều người tò mò, ngạc
nhiên khi thấy chúng tôi đặt
hồ sơ vào phong bì, rồi cẩn
trọng đưa cho họ. Nhưng khi
biết tâm huyết của chúng
tôi, bà con đều đồng tình,
ủng hộ. Nhiều người có thời
gian thì ngồi lại ghế để đọc
xong nội dung tuyên truyền
rồi mới về khiến phường có
động lực để duy trì!”.•
Chị NguyễnĐỗDiễmThúy, công chức hộ tịch, giải thích thêmvề các nội dung tuyên truyền
trên phong bì cho anhNguyễn Thái Anh. Ảnh: LÊ THOA
Gia đình đang bối rối nên
vội chạy đi mà quên mang
theo cặp hồ sơ để đựng giấy
báo tử cho ngay thẳng. May
quá nay phường cho phong
bì đựng hồ sơ trông đẹp mắt,
tiện lợi quá. Cô cán bộ có chỉ
mặt sau có nội dung tuyên
truyền nhưng mai mốt có
thời gian tôi xem sau vậy”.
Nói đoạn, ông Thắng vội về
nhưng không quên gật gù,
tỏ thái độ hài lòng.
Ông NguyễnVănThơ (ngụ
phườngAn LạcA) một mình
lên phường làm thủ tục cấp
bản sao giấy báo tử của con
trai mình, chỉ ngồi đợi vài
phút đã xong hồ sơ. Nhận
phong bì từ tay công chức
hộ tịch Nguyễn Đỗ Diễm
Thúy, ông Thơ tỏ vẻ bất
ngờ và thắc mắc khi không
thấy bản sao giấy tờ mình
cần ở đâu.
Chị Thúy vội giải thích:
“Chú ơi, con để toàn bộ hồ
sơ của chú bên trong. Chú
xem có thiếu gì không ạ?
Chúng con để hồ sơ trong
phong bì cho tiện, chú không
Anh (ngụ phường An Lạc
A) lên phường nhận giấy
khai sinh cho con chia sẻ:
“Tôi thấy cách phường làm
tuy nhỏ nhưng rất nhân văn,
ý nghĩa. Tôi thấy hồ sơ của
mình được trân trọng khi đặt
để trong một phong bì sạch
đẹp như vậy. Các nội dung
phường tuyên truyền được
in lên phong bì thế này, lâu
lâu tôi có thể lấy ra xem khi
cần. Như thế rất tiện”.
Phongbì nhỏ, hiệuquả
tuyên truyền to
Bà Lê Thị Ngọc Dung,
Chủ tịch UBND phường An
Lạc A, cho biết xuất phát từ
chính việc mình đi làm hồ
sơ phải tìm bìa đựng giấy tờ
Có phong bì, dân làm dịch vụ công
trực tuyến tăng
Bà Lê Thị Ngọc Dung, Chủ tịch UBND phường An Lạc A,
cho biết đến nay tỉ lệ người dân ở phường làm thủ tục qua
dịch vụ công trực tuyếnmức độ 3 và trả hồ sơ qua bưu điện
đã tăng lên. Cụ thể, ba tháng đầu năm tỉ lệ dịch vụ công
chỉ hơn 68% thì đến tháng 11-2019 đã đạt hơn 84%; tỉ lệ hồ
sơ qua bưu điện cũng tăng hơn 17%. Đặc biệt, tỉ lệ người
dân đánh giá hài lòng về dịch vụ ở phường cũng tăng cao.
“Chúng tôi chú trọng phục vụ dân từ những việc nhỏ
nhất, chỉ mong người dân mỗi ngày được thụ hưởng dịch
vụ từ chính quyền tốt hơn”- chủ tịch UBND phường An Lạc
A nhìn nhận.
“Những chiếc phong
bì phường trao cho
dân để đựng hồ sơ
còn chứa đựng
tính nhân văn,
trọng dân, gần dân!”
Một người dân phường An
Lạc A, quận Bình Tân nói
Liên quan đến vụ ông Nguyễn Quang Huy, chánh văn
phòng TAND huyện Cao Phong (Hòa Bình), bị bắt vì
lệnh truy nã cách đây 26 năm, chiều 2-12, ông Nguyễn
Thanh Tùng, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ TAND tỉnh
Hòa Bình, cho biết năm 2000, ông Huy được Sở Tư
pháp tỉnh Hòa Bình tuyển dụng. Đến năm 2003, theo
phân cấp, cán bộ, công chức thuộc diện Sở Tư pháp
quản lý mà công tác ở ngành tòa án thì hồ sơ sẽ do tòa
quản lý. Vì vậy, hồ sơ của ông Huy được chuyển từ Sở
Tư pháp sang Văn phòng TAND tỉnh, nay là Phòng tổ
chức cán bộ TAND tỉnh.
Còn theo thông tin từ CQĐT cung cấp, ông Huy liên
quan đến một vụ trộm cắp dầu của Nhà máy thủy điện
Hòa Bình. Vụ án được khởi tố năm 1992 và xét xử một
năm sau đó.
Khi được hỏi TAND tỉnh có thẩm tra lại hồ sơ của
ông Huy khi tiếp nhận từ phía Sở Tư pháp hay không,
ông Tùng khẳng định chỉ đơn thuần là tiếp nhận. Từ
năm 2012 trở lại đây, TAND tỉnh mới yêu cầu khi tuyển
dụng công chức thì phải có lý lịch tư pháp; còn trước
đó Sở Tư pháp là cơ quan đánh giá lý lịch tư pháp, tòa
tiếp nhận hồ sơ trên cơ sở đánh giá của cơ quan này.
Năm 1999, ông Huy được kết nạp Đảng tại Đảng ủy
xã Thái Bình (nay là phường Thái Bình, TP Hòa Bình),
do vậy TAND tỉnh Hòa Bình không được tiếp cận hồ sơ
Đảng của ông Huy.
Hồ sơ gốc của ông Huy còn có một lý lịch cấp năm
2000 được xác nhận bởi chính quyền địa phương cho
thấy không có bất cứ thông tin nào liên quan tới việc
ông này bị truy nã.
“Quá trình tôi làm công tác tổ chức cán bộ, ông Huy
không có bất cứ biểu hiện hoặc có thông tin nào xác
định ông Huy từng vi phạm pháp luật” - ông Tùng nói.
Ông Tùng nói rất bất ngờ khi biết ông Huy bị bắt vì
lệnh truy nã. Hằng năm, phía tòa án đều tiến hành rà
soát cán bộ nhưng theo thẩm quyền thì không thể về
địa phương xác minh được mà chỉ căn cứ vào quá trình
công tác, còn lý lịch thì phải do một cơ quan khác làm.
“Trong hồ sơ của Sở Tư pháp chuyển sang, hằng năm
đều có đánh giá đối với ông Huy. Khi chúng tôi tiếp
nhận và kiểm tra đều không có gì nên hoàn toàn tin
tưởng” - vị này cho biết.
PV tiếp tục đặt câu hỏi về việc sau khi bị truy nã, ông
Huy lần lượt được kết nạp Đảng và tuyển dụng vào Sở
Tư pháp; đây là hai quá trình yêu cầu sự thẩm tra lý
lịch rất chặt chẽ, liệu có kẽ hở nào hay không mà lại
không phát hiện việc ông này bị truy nã? Trưởng phòng
Tổ chức cán bộ TAND tỉnh Hòa Bình không trả lời câu
hỏi này.
TUYẾN PHAN
Dân lên phường làm giấy
bất ngờ được nhận... phong bì
Phong bì mà phường trao cho dân bên trong đựng hồ sơ, giấy tờ; bên ngoài in nội dung
tuyên truyền cách thức thực hiện dịch vụ công trực tuyếnmức độ 3…
TANDHòaBìnhnói về vụ chánhvănphòngTANDhuyệnbị truynã
Ông NguyễnQuang Huy có liên quan đếnmột vụ phá hoại Nhàmáy thủy điệnHòa Bình.
Trước đó Công an tỉnh Hòa Bình đã bắt giữ khẩn cấp
NguyễnQuangHuy (46 tuổi), chánh vănphòngTANDhuyện
Cao Phong. Ông Huy bị bắt vì lệnh truy nã cách đây 26 năm
về tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an
ninh quốc gia. Điều đặc biệt là cả vợ và cha của ông Huy
đều bất ngờ việc ông này bị truy nã.
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook