279-2019 - page 9

9
VNR cũng đề xuất thành lập
Trung tâm Khoa học công nghệ
và dịch vụ, là đơn vị trực thuộc
VNR. Trung tâm này có nhiệm vụ
ứng dụng công nghệ thông tin
vào các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, quản lý, theo dõi và điều
hành vận tải đường sắt của VNR;
đổi mới quản trị doanh nghiệp,
cải cách thủ tục hành chính. Đồng
thời tổchứcquản lý tập trung toàn
bộ nguồn lực đất đai có khả năng
khai thác thương mại nhằm khai
thác tối đa lợi thế thương mại
của quỹ đất.
thành vận tải… “Đặc biệt tận dụng
lợi thế vận tải, nghiên cứu cung cấp
dịch vụ trọn gói, tạo thuận lợi cho
khách hàng để tăng thị phần, tạo
thêm việc làm, tăng năng suất lao
động, nâng cao đời sống thu nhập
cho người lao động …” - lãnh đạo
VNR giải thích thêm.
Liên quan đến đề xuất trên, một
số ý kiến từ Ủy ban Quản lý vốn
nhà nước, Bộ GTVT đề nghị VNR
cần nêu rõ cơ sở pháp lý, đặc biệt
là việc sắp xếp người lao động sau
khi hợp nhất.
Theo lãnh đạo VNR, về hợp nhất
doanh nghiệp đã có hành lang pháp
lý và được luật hóa tại Luật Doanh
nghiệp nên có đủ cơ sở để tổ chức
thực hiện. Do vậy, thời gian chuyển
đổi mô hình tổ chức sẽ nhanh, sớm
ổn định để tổ chức sản xuất, kinh
doanh có hiệu quả (thời gian khoảng
110 đến 120 ngày).
VNR cũng khẳng định việc sáp
nhập ít gây xáo trộn về tổ chức và
nhân lực. Tiết kiệm được chi phí
phát sinh của quá trình cơ cấu lại
các doanh nghiệp vận tải đường
sắt, như không phải thực hiện đánh
giá lại các tài sản và phải tổ chức
đấu giá…
Bên cạnh đó, doanh nghiệp hợp
nhất sẽ tiếp tục sử dụng lao động
hiện có và tiến hành việc sửa đổi,
bổ sung hợp đồng lao động. “Do
vậy sẽ không làm phát sinh một
khoản kinh phí rất lớn do chấm dứt
hợp đồng lao động và phải trợ cấp
cho người lao động…” - lãnh đạo
VNR lý giải.
Sau khi được Thủ tướng phê duyệt,
VIẾT LONG
T
ổngCông tyĐường sắt Việt Nam
(VNR) vừa có dự thảo đề án và
tờ trình gửi Thủ tướng về phê
duyệt đề án cơ cấu lại Tổng Công
ty Đường sắt Việt Nam giai đoạn
2017-2020.
Theo đó, điểm đáng chú ý là VNR
đề xuất ba phương án sáp nhập Công
ty cổ phầnVận tải đường sắt Sài Gòn
và Hà Nội. Trong đó, VNR lựa chọn
phương án hợp nhất hai công ty trên
thành một Công ty cổ phần Vận tải
đường sắt.
Đồng thời, Công ty cổ phần Vận
tải đường sắt thực hiện việc phân
chia, bóc tách về tổ chức, lao động,
vốn, tài sản để thành lập công ty
con chuyên kinh doanh vận tải hàng
hóa (là công ty cổ phần có vốn góp
không chi phối của doanh nghiệp
hợp nhất).
Như vậy, thị trường vận tải hàng
hóa do công ty con đảm nhận và
thị trường vận tải hành khách do
Công ty cổ phần Vận tải đường sắt
đảm nhận.
Theo VNR, mục tiêu của việc
sáp nhập là nhằm tăng cường tính
chuyên môn hóa, tách bạch vận tải
hàng hóa và vận tải hành khách.
Qua đó thu hút các thành phần kinh
tế khác tham gia, đầu tư vào vận
tải hàng hóa, hành khách để khai
thác nguồn lực xã hội về tài chính,
công nghệ, thị trường và đặc biệt
là quản trị.
Bên cạnh đó, hạn chế tối đa cạnh
tranh nội bộ, tập hợp nguồn lực để
nâng cao năng lực cạnh tranh với
các phương thức vận tải khác, hạ giá
Ngành đường sắtmuốn thực hiệnmục tiêu xã hội hóa vận tải hàng hóa đường sắt. Ảnh: V.LONG
VNR đề xuất sáp nhập 2 công ty
đường sắt
VNR đề xuất hợp nhất 2 công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn thànhmột Công ty cổ phần
Vận tải đường sắt…
VNR sẽ thuê tư vấn thực hiện hợp
nhất hai công ty. Đồng thời tổ chức
định giá để xác định tỉ lệ hoán đổi
cổ phần của hai công ty vận tải
đường sắt sang công ty hợp nhất
và đề xuất phương án hợp nhất, báo
cáo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước
tại doanh nghiệp phê duyệt trước
khi thực hiện.
“Do vậy các nội dung liên quan
đến tỉ lệ hoán đổi cổ phần, bảo toàn
phần vốn nhà nước hiện có tại các
công ty vận tải đường sắt sẽ được
báo cáo Ủy ban Quản lý vốn nhà
nước tại doanh nghiệp và phải được
phê duyệt mới tổ chức triển khai
thực hiện…” - VNR khẳng định.•
Theo lãnh đạo VNR, về
hợp nhất doanh nghiệp
đã có hành lang pháp
lý và được luật hóa tại
Luật Doanh nghiệp nên
có đủ cơ sở để tổ chức
thực hiện.
Tháo hộ lan quay đầu xe trên cao tốc là
vi phạm quy định
Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt
Nam (VEC E) cho biết chiều 1-12, do ảnh hưởng của vụ
tai nạn liên hoàn giữa bốn xe các loại trên đường cao tốc
TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây nên có một số chủ
phương tiện ô tô tự ý tháo dỡ các hộ lan (dải phân cách
bằng tôn) của điểm quay đầu khẩn cấp tại lý trình 15+550
để quay đầu xe đi về hướng quốc lộ 51.
Tại thời điểm các chủ ô tô này tháo dỡ và quay đầu xe
không có sự chỉ dẫn giao thông của lực lượng CSGT cũng
như không có công tác đảm bảo an toàn giao thông của
đơn vị quản lý khai thác cao tốc. Theo VEC E, sự việc này
đã vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 15 Nghị định
46/2016. 
Ngoài ra, VEC E còn cho biết hành vi này là sự thiếu ý
thức trong việc tuân thủ các quy định về an toàn giao thông,
bảo vệ tài sản công; không tôn trọng tính mạng của mình và
của người khác, tiềm ẩn nguy cơ gây ra tai nạn trên đường
cao tốc.
Phía VEC E đã tiến hành xác minh để chuyển thông tin
của các chủ phương tiện/tài xế có hành vi vi phạm nêu
trên đến các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý theo
quy định.
Trước đó, khoảng 15 giờ 20 ngày 1-12, tại Km11+900
(trên cầu Long Thành, hướng Long Thành đi TP.HCM) đã
xảy ra vụ va chạm liên hoàn giữa bốn ô tô các loại.
Nguyên nhân ban đầu được xác định do xe khách biển số
51B-092.81 bị mất thắng nên đâm vào sau xe bốn chỗ biển
số 51G-934.78 làm xe này đâm vào hông phải xe container
có đầu kéo mang biển số 51C-394.59. Việc này đã khiến xe
khách tiếp tục đâm trực diện phía sau ô tô 16 chỗ biển số
51B-303.20 rồi mới dừng lại.
Vụ tai nạn không gây thương vong về người nhưng các
phương tiện đều bị hư hỏng, nằm trên cả hai làn đường gây
ra tình trạng ùn ứ giao thông. Đến 17 giờ 30 sự việc mới
được giải quyết.
TỰ SANG
Thông luồng tạm hàng hải tại nơi
chìm tàu 8.000 tấn ở Cần Giờ
Sau một thời gian thí điểm cho tàu vào, rời cảng biển
TP.HCM an toàn qua tuyến luồng tạm được thiết lập tại khu
vực tàu Vietsun Integrity bị chìm, đến ngày 2-12, luồng tạm
hàng hải này đã chính thức được thông tuyến, cho phép các
tàu có độ mớn nước lớn qua lại.
Để thông tuyến luồng tạm này, từ ngày 24-11 đến 1-12,
các cơ quan liên quan đã triển khai thí điểm cho 53 lượt tàu
vào, rời cảng biển TP.HCM. Trong đó, tàu vào cảng là 25
lượt, chiều dài tàu lớn nhất là 207 m và mớn nước tàu lớn
nhất là 9,8 m; tàu rời cảng là 28 lượt, chiều dài tàu lớn nhất
là 221,6 m và mớn nước tàu lớn nhất là 9,4 m.
Ông Ngô Quang Hưng, Phó Giám đốc Cảng vụ hàng hải
TP.HCM, cho biết trong thời gian tới, cảng vụ sẽ điều tiết
tàu thuyền có mớn nước lớn hành trình theo tuyến luồng
hàng hải Sài Gòn - Vũng Tàu. Các tàu thuyền có mớn nước
nhỏ sẽ được điều tiết theo tuyến luồng hàng hải Soài Rạp,
Sông Dừa, sông Đồng Tranh.
Về công tác triển khai xử lý tàu Vietsun Integrity bị chìm
vẫn đang được Cảng vụ hàng hải TP.HCM phối hợp với chủ
tàu, các sở, ngành và đơn vị liên quan tích cực triển khai.
Tính đến ngày 1-12, cơ quan chức năng đã trục vớt được
128 container bị chìm.
Trước đó, vào rạng sáng 19-10, tàu vận tải Vietsun
Integrity thuộc Công ty cổ phần Việt Nhật, tải trọng
trên 8.000 tấn chở theo gần 300 container trên đường từ
TP.HCM đi TP Hải Phòng. Khi đến cầu phao số 28, luồng
Sài Gòn - Vũng Tàu (sông Lòng Tàu, huyện Cần Giờ) thì
gặp sự cố và bị chìm. Rất may 17 thuyền viên trên tàu đều
an toàn.
Vụ việc đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến luồng hàng
hải, ảnh hưởng lớn đến nhiều doanh nghiệp vận chuyển
hàng hóa và các đơn vị liên quan. Cơ quan chức năng từ
trung ương đến địa phương đã mất hơn 1,5 tháng để khắc
sự cố nhưng đến thời điểm hiện tại tàu vẫn chưa được trục
vớt xong.
MINH SANG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook