279-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa3-12-2019
HOÀNGYẾN
N
gày 2-12, TAND Cấp cao tại
TP.HCMmở lại phiên xử phúc
thẩm vụ án ly hôn giữa bà Lê
Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê
Nguyên Vũ (Chủ tịch HĐQT kiêm
Tổng giám đốc Tập đoàn Cà phê
Trung Nguyên).
Đây là lần thứ tư tòa mở sau ba lần
hoãn với lý do chính là sự vắng mặt
của bà Thảo. Phiên tòa được thông
báo là xử kín do có bên đương sự
đưa ra yêu cầu.
Hàng loạt yêu cầu
được đưa ra
Hai vợ chồng “vua cà phê” Trung
Nguyên kết hôn hơn 20 năm trước,
có bốn người con. Năm 2015, bà
Thảo đệ đơn ra TANDTP.HCM xin
ly hôn và chia tài sản. Cuộc chiến
pháp lý giữa hai bên kéo dài từ đó
đến nay. TAND TP.HCM mở 10
phiên hòa giải nhưng hai bên không
tìm được tiếng nói chung. Mãi đến
tháng 3 năm nay, tòa mới đưa ra
phán quyết sơ thẩm.
Trước phiên phúc thẩm, phía bà
Thảo có đơn xin thay đổi HĐXX
gửi đến chánh án TAND Cấp cao.
Theo đơn, thẩm phán chủ tọa phiên
xử Nguyễn Hữu Ba và thẩm phán
Phan Đức Phương đã tham gia giải
quyết vụ án liên quan đến các tranh
chấp của Tập đoàn Trung Nguyên
và bà, cũng như xem xét kháng cáo
quyết định tạm đình chỉ giải quyết
vụ ly hôn này. Kết quả các phiên
xử đều không chấp nhận yêu cầu
của bà Thảo.
Ngay trong phần thủ tục, HĐXX
hội ý nhiều lần về các yêu cầu
đương sự đưa ra. Cụ thể, ngoài
đề nghị thay đổi 2/3 thẩm phán
HĐXX, phía bà Thảo còn đưa ra
yêu cầu giám định tâm thần đối
với ông Vũ.
Bà Thảo cho rằng ông Vũ không
đủ năng lực hành vi dân sự. Trước
đó bà từng yêu cầu TAND quận 3
giải quyết việc này nhưng sau đó
rút yêu cầu. Tại phiên sơ thẩm tranh
chấp ly hôn, yêu cầu này của bà
Thảo cũng bị tòa bác.
Một yêu cầu khác của bà là đề
nghị triệu tập công ty định giá các
tài sản trong vụ án đến phiên xử.
Sau nhiều lần hội ý, HĐXX bác
các yêu cầu của phía bà Thảo vì
cho rằng không hợp lý, không đủ
căn cứ.
Bà Thảo nói
“muốn hàn gắn”
Trong phần xét hỏi, phía nguyên
đơn khẳng định kháng cáo toàn bộ
bản án sơ thẩm. Trả lời VKS, về nội
dung này, bà Thảo cho biết về hôn
nhân, bà muốn hàn gắn với chồng.
Đồng thời bà cũng có sự thay đổi
về nội dung cấp dưỡng cho con
mà trước đó đã thỏa thuận được
tại sơ thẩm.
Ngược lại, bị đơn - ông Vũ đưa
quan điểm không chấp nhận việc
đoàn tụ. Theo ông, vợ chồng tự
nhiên đưa nhau ra tòa thế thì sao
có thể hàn gắn. Là vợ, bà Thảo lại
từng đưa yêu cầu giám định tâm
thần với chồng. Vì con, vì công ty,
ông đã tự đến bệnh viện thực hiện
các giám định trên để thể hiện mình
hoàn toàn bình thường. 
Về tố tụng, phía luật sư bên
bà Thảo cũng đưa ra ý kiến về
sự bất thường của quyết định bị
“bỏ quên” số 05 ngày 23-8-2018
Vụ Trung Nguyên: Người đâm
đơn ly hôn nói muốn hàn gắn
Tại phiên tòa phúc thẩm, bà Lê Hoàng DiệpThảo, nguyên đơn xin ly hôn, nói muốn hàn gắn;
ông Đặng Lê Nguyên Vũ, bị đơn, bảo “dứt khoát không”.
BàDiệp Thảo (nguyên đơn xin ly hôn) nói muốn hàn gắn, ôngNguyên Vũ nói không. Ảnh: TRƯỜNGGIANG
của chánh án TAND Cấp cao tại
TP.HCM. Nội dung Quyết định
05 là chấp nhận khiếu nại của bà
Thảo không tách yêu cầu chia
tài sản chung vợ chồng tại Công
ty Trung nguyên International
(Singapore) khỏi vụ án này thành
một vụ án khác. Theo luật sư,
quyết định này bị “ém” gây o ép,
bất lợi cho thân chủ mình trong
vụ kiện. Trước đó luật sư cũng
có đơn gửi các lãnh đạo cơ quan
tố tụng kiến nghị xử lý các hành
vi sai trái trong tố tụng.
Ông Vũ nói bà Thảo xin
hàn gắn chỉ là thủ thuật
Trong bản án ly hôn sơ thẩm tháng
3, TAND TP.HCM có nhiều phán
quyết, trong đó đáng chú ý chia tài
sản chung của vợ chồng ông Vũ,
bà Thảo là bảy công ty thuộc Tập
đoàn Trung Nguyên theo tỉ lệ 6-4
cổ phần. Đồng thời tòa giao cho ông
Vũ sở hữu toàn bộ số cổ phần tại
các công ty này và trả chênh lệch
cho bà Thảo. 
Ngoài ra, bản án còn tuyên đình
chỉ tất cả yêu cầu khác của các
bên (ông Vũ và bà Thảo) đối với
các công ty thuộc Tập đoàn Trung
Nguyên phát sinh trong các hoạt
động kinh doanh thương mại với
tư cách là cổ đông và thành viên
công ty.
Các yêu cầu này liên quan đến
việc thành lập, chuyển nhượng, hoạt
động, giải thể… chuyển đổi hình
thức tổ chức công ty và các hoạt
động khác về kinh doanh thươngmại
liên quan đến tất cả công ty thuộc
Tập đoàn Trung Nguyên.
Phần tuyên án này của tòa được
cho là vượt quá yêu cầu khởi kiện
của các đương sự... Vì vậy bản án
có kháng nghị của VKS cùng cấp
và kháng cáo của cả hai bên.
Tại tòa hôm qua, phần xét hỏi
tập trung nhiều vào cội nguồn và
sự phát triển của Tập đoàn Trung
Nguyên. Nếu như nguyên đơn
khẳng định cơ nghiệp Tập đoàn
Trung Nguyên ngày nay là công
sức của vợ chồng và bà có sự đóng
góp không hề nhỏ. Trong khi phía
bị đơn cho rằng bước khởi đầu
của Trung Nguyên là từ cha mẹ
ông Vũ…
Sau phiên xử, bà Thảo nán lại
trao đổi với báo chí. Bà cho rằng
HĐXX thiên vị cho bị đơn khi
nói về vấn đề gầy dựng Tập đoàn
Trung Nguyên. Còn luật sư nguyên
đơn cho rằng HĐXX đã cắt ngang
nhiều câu hỏi của mình về vấn đề
này. Theo luật sư, việc điều khiển
phiên tòa của HĐXX là vi phạm
nghiêm trọng…
Trong khi ông Vũ cùng gia đình,
luật sư nhanh chóng rời khỏi tòa,
không nán lại trao đổi với truyền
thông. Nhưng trước đó ông Vũ có
chia sẻ vợ chồng sống với nhau
bằng cái tâm thật lòng. Bản thân
ông cũng đau đớn với vụ việc
này. Nhưng theo ông, việc xin hàn
gắn của bà Thảo chỉ là thủ thuật.
Nhiều năm nay làm được những
gì đã làm rồi.
Kết thúc phần xét hỏi, hôm
nay (3-12) sẽ bắt đầu với việc
tranh luận.•
Ông Vũ nói: “Vợ chồng
tự nhiên đưa nhau ra
tòa thế thì sao có thể hàn
gắn”. Bà Thảo từng đưa
yêu cầu giám định tâm
thần đối với ông Vũ. Ông
Vũ đã tự đến bệnh viện
thực hiện các giám định
trên để thể hiện mình
hoàn toàn bình thường.
Nguyên đơn, bị đơn kháng cáo,
VKS kháng nghị
Án sơ thẩm của TAND TP.HCM tuyên chấp nhận việc thuận tình ly hôn
của vợ chồng Trung Nguyên, giao các con cho bà Thảo nuôi dưỡng, ông
Vũ cấp dưỡng 10 tỉ đồng mỗi năm. HĐXX xác định ông Vũ “có công lớn
hơn”, được sở hữu 60% tổng tài sản chung của vợ chồng, nắmquyền điều
hành Trung Nguyên và có nghĩa vụ trả lại bà Thảo bằng tiền tương ứng
với số cổ phần bà sở hữu.
Tuy nhiên, sau đó bà Thảo có kháng cáo về việc bà đã rút yêu cầu ly
hôn nhưng tòa vẫn xử và cả vấn đề về chia tài sản. Cụ thể, tòa sơ thẩm
chia ông Vũ 60%, bà Thảo 40% là không khách quan, thiên vị một bên
và phủ nhận công sức đóng góp của bà trong việc điều hành Tập đoàn
Trung Nguyên…
Ngược lại, ôngVũ chỉ kháng cáo, đề nghị cấp phúc thẩm xem xét phân
chia tài sản theo tỉ lệ 70% cho ông, bàThảo 30%đối với phần tài sản là cổ
phần, phần góp vốn của cả hai tại Trung Nguyên, tài sản là tiền, vàng…
hơn 1.764 tỉ đồng.
VKSND TP.HCM cũng có kháng nghị dài 16 trang về hơn 10 vấn đề và
đề nghị cấp phúc thẩm hủy toàn bộ bản án sơ thẩm...
Chiều 2-12, Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP.HCM
đã tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm Chánh Văn
phòng Cục THADS TP đối với ông Đỗ Bình Hà.
Theo quyết định điều động và bổ nhiệm của Cục
trưởng Cục THADS TP.HCM, ông Đỗ Bình Hà giữ chức
vụ Chánh Văn phòng Cục THADS TP.HCM kể từ ngày
25-11-2019, thời hạn giữ chức vụ là năm năm kể từ ngày
được bổ nhiệm.
Ông Đỗ Bình Hà sinh năm 1980, trình độ chuyên môn
là thạc sĩ luật. Trước khi được bổ nhiệm làm chánh văn
phòng của cục này, ông Đỗ Bình Hà là chi cục phó Chi
cục THADS quận 3.
Ông Hà giữ chức vụ chánh văn phòng thay ông Trương
Công Thành, nguyên Chánh Văn phòng cục, được điều
động giữ chức vụ chi cục trưởng Chi cục THADS huyện
Nhà Bè.
Cục trưởng Cục THADS TP.HCM Vũ Quốc Doanh
chúc mừng tân chánh văn phòng và nói: Văn phòng là
đơn vị đầu mối, tham mưu cho lãnh đạo cục về chỉ đạo,
điều hành hoạt động của các cơ quan THADS từ TP đến
các quận, huyện trên địa bàn TP. Vì vậy, văn phòng có vị
trí rất quan trọng nên chánh văn phòng bắt tay ngay vào
việc thực hiện nhiệm vụ của mình, phấn đấu hoàn thành
các nhiệm vụ được giao…
Phát biểu nhận tại buổi lễ nhận nhiệm vụ, ông Đỗ Bình
Hà hứa sẽ tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo cục,
nỗ lực học tập rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, năng lực quản lý, xây dựng nội bộ đoàn kết,
ổn định, đưa hoạt động của văn phòng ngày càng chuyên
nghiệp, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
KIM PHỤNG
Cục Thi hành án TP.HCM có chánh văn phòng mới
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook