285-2019 - page 13

13
Bất an xe đưa đón
học sinh ở Bình Dương
LÊÁNH
S
au sự cố tại Trường
Gateway (HàNội) khiến
một học sinh lớp 1 tử
vong do bị bỏ quên trên xe
đưa đón, các bộ, ngành đều
lên tiếng cảnh báo, yêu cầu
các địa phương rà soát, kiểm
tra hoạt động của xe đưa đón
học sinh.
Thế nhưng hàng loạt sự cố
lại xảy ra liên quan đến xe đưa
đón học sinh tại Đồng Nai,
Bình Dương khiến nhiều phụ
huynh bất an khi giao con cho
các nhà xe.
Mỗi nơi làmmột kiểu…
Cómặt tại TrườngTiểu học
Bình Thuận (phường Thuận
Giao, thị xã Thuận An, Bình
Dương) vào một buổi sáng
sớm đầu tháng 12. Chúng
tôi ghi nhận rất nhiều xe với
nhiều loại khác nhau đưa
các em học sinh đến trường.
Theo tìm hiểu, những chiếc
xe này đều là của giáo viên
trong trường. Sau giờ dạy
trên lớp, các giáo viên nhận
đưa đón học sinh về nhà mình
để quản lý, chăm sóc đến khi
phụ huynh đón về.
BàHồThị DiệpTrinh, Hiệu
trưởng Trường Tiểu học Bình
Thuận, cho biết nhà trường
không tổ chức thuê xe đưa
đón các em học sinh, cũng
không trực tiếp quản lý và
chịu trách nhiệm về việc đưa
đón này. Tất cả xe đưa đón
học sinh đều là của các cơ sở
bán trú gần trường và một số
giáo viên có nhận học sinh về
nhà chăm sóc sau giờ làm.
“Tuy nhiên, nhà trường và
các cơ sở này có làmmột bản
camkết thống
nhất các điều
khoảnđảmbảo
antoànchohọc
sinh trong quá
trìnhđưađóntừ
trường về các
cơ sởnày” - bà
Trinh cho biết.
Thế nhưng xem qua bản cam
kết này lại không nói rõ bên
nào sẽ chịu trách nhiệm nếu
không may xảy ra sự việc
đáng tiếc.
Theo tìm hiểu của phóng
viên, các phụ huynh gửi con
ở các cơ sở bán trú hoàn toàn
không làm việc trực tiếp và
không có bất cứ bản hợp đồng
nào với cơ sở bán trú này. Giáo
viên củaTrườngTiểuhọcBình
Thuận chỉ đưa chomột tờ giấy
bảo phụ huynh ký tên là đồng
ý gửi ở cơ sở bán trú.
Còn tại TrườngTHCSBình
ThắngB(phườngBìnhThắng,
thị xã Dĩ An, Bình Dương) là
một trường bán trú, phía nhà
trường đã tổ chức các xe đưa
đón học sinh.
Theo Hiệu trưởng Tô Chí
Thịnh, nhà trường hợp đồng
25 xe, loại 45
chỗđểđưađón
họcsinh từnhà
đến trường
và ngược lại.
Mỗi xe hợp
đồng với nhà
trường đều có
một bộ hồ sơ
riêng, gồm đầy đủ các loại
giấy tờ, GPLX để nhà trường
tiện theo dõi, quản lý.
Còn tại Trường Tiểu học
An Phú (phường An Phú,
thị xã Thuận An), nơi vừa
mới xảy ra sự cố xe chở
học sinh bốc khói, thì nhà
trường không hề quản lý được
việc đưa đón học sinh bằng
ô tô. Ông Nguyễn Thành
Sơn, Hiệu trưởng, cho biết:
“Việc thuê xe đưa đón các
em học sinh là thỏa thuận
giữa phụ huynh và chủ xe.
Nhà trường không thể quản
lý được việc này. Phía nhà
trường cũng không ủng hộ
việc này”.
Quản lý lỏng lẻo…
Trao đổi với đại diện Sở
GD&ĐT tỉnh Bình Dương
được biết sở này không quản
lý việc xe đưa đón học sinh.
Từ sau khi có văn bản chỉ đạo
của Bộ GD&ĐT về việc quản
lý xe đưa rước học sinh, thì
SởGD&ĐTđã ban hành công
văn tăng cường các giải pháp
bảo đảm an toàn cho học sinh
khi sử dụng dịch vụ đưa đón
bằng ô tô.
Theo văn bản này, ngoài
việc nhắc nhở đảmbảo an toàn
cho học sinh thì hiệu trưởng
của các trường tổ chức ô tô
đưa đón học sinh phải chịu
hoàn toàn trách nhiệm trước
pháp luật về sự an toàn của
các em.
Tuy nhiên, theo ghi nhận
của phóng viên, số trường tự
tổ chức thuê xe đưa đón trên
địa bàn tỉnh Bình Dương rất
ít. Còn lại là các xe do giáo
viên, nhà xe, các cơ sở bán trú
và phụ huynh tự thỏa thuận
với nhau rất nhiều. Những
trường hợp này các cơ quan
chức năng không nắm và
không quản lý.
Điển hình như Phòng
GD&ĐT Dĩ An, khi được
hỏi về số liệu các xe được các
trường hợp đồng chuyên đưa
đónhọc sinh thì đại diệnphòng
cho biết không có báo cáo này,
nếu muốn có thì phải đợi kết
quả tổng hợp từ các trường…•
Phải rà soát lại
Để bảo đảman toàn, trướcmắt tỉnh giao Sở GD&ĐT cùng
UBND các huyện, thị xã, TP rà soát lại các cơ sở giáo dục,
tăng cường công tác bảo đảman toàn khi đưa đón học sinh.
Tỉnhđềnghị lực lượnggiao thông, CSGT thực hiện tốt chức
năng nhiệmvụ củamình, nhất là kiểmsoát các phương tiện
vận chuyển học sinh nhằm bảo đảm an toàn và quy chuẩn
kỹ thuật thật tốt.
Ông
ĐẶNG MINH HƯNG,
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương
“Việc thuê xe đưa
đón các em học
sinh là thỏa thuận
giữa phụ huynh và
chủ xe. Nhà trường
không thể quản lý
được việc này.”
Đời sống xã hội -
ThứBa10-12-2019
Hoạt động xe đưa đón học sinh tại BìnhDương vẫn theo kiểu
mạnh ai nấy làm.
Đại học Y Dược Cần Thơ tròn
40 năm tuổi
Dự lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập vào sáng
7-12 tại ĐH Y Dược Cần Thơ, Phó Chủ tịch nước
Đặng Thị Ngọc Thịnh đánh giá cao vai trò của
trường đã góp phần nâng cao chất lượng ngành y tế
trong chăm sóc sức khỏe nhân dân và đào tạo nhân
lực cho đồng bằng sông Cửu Long.
“So với cách đây 10 năm, số lượng bác sĩ, dược
sĩ trên 10.000 dân đã tăng đáng kể. Cụ thể, 9,16 bác
sĩ/10.000 dân, tăng gấp hai lần; 2,1 dược sĩ/10.000,
tăng gấp 10 lần” - Phó Chủ tịch nước Đặng Thị
Ngọc Thịnh nhấn mạnh.
Từ tiền thân là Khoa y - Trường ĐH Cần Thơ năm
1979, đến năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký
quyết định thành lập Trường ĐH Y Dược Cần Thơ,
trực thuộc Bộ Y tế. Hiện nay trường có bảy khoa và
đơn vị đào tạo; 15 phòng, trung tâm chức năng; một
bệnh viện quy mô 250 giường; 56 bộ môn; 16 mã
ngành đại học, 67 mã ngành sau đại học…
PGS-TS Nguyễn Trung Kiên, Hiệu trưởng, nhấn
mạnh thời gian tới, trường tiếp tục đa dạng hóa
các loại hình đào tạo, đổi mới nội dung và chương
trình giảng dạy, đổi mới phương pháp đánh giá kết
quả học tập. Đối với bệnh viện của trường, sẽ định
hướng phát triển thành bệnh viện đa khoa, triển khai
một số mũi nhọn y tế chất lượng cao, hướng tới mục
tiêu giảm tải cho bệnh viện tuyến trên và chuyển
giao kỹ thuật cho bệnh viện tuyến dưới.
Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc
Thịnh đã trao 17 huân chương Lao động, tám bằng
khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể và cá
nhân của trường.
Trưởng ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
Trung ương Nguyễn Thị Kim Tiến đã trao cờ thi đua
của Chính phủ cho tập thể nhà trường và 58 bằng khen
của bộ trưởng Bộ Y tế cho các cá nhân của trường.
TN
Người mẹ ung thư sẵn sàng
mất trí nhớ để sinh con
Tiếp nối câu chuyện cổ tích của sản phụ Nguyễn
Thị Liên nén nỗi đau bị bệnh ung thư để sinh con
cách đây sáu tháng, mới đây chị Nguyễn Thị H. (36
tuổi, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) vừa
lập thêm một kỳ tích khi quyết định hoãn điều trị
ung thư vú để mang thai đứa con đầu lòng.
Chị H. phát hiện mắc bệnh ung thư vú vào tháng
4-2013 và xuống BV K (Hà Nội) điều trị. Thời gian
dài điều trị tại bệnh viện, chị H. vẫn luôn khát khao
được làm mẹ. Đến cuối năm 2018, mong muốn của
chị đã được các bác sĩ gật đầu đồng ý và đầu năm
2019 ước mơ đã thành hiện thực.
Tháng thứ bảy thai kỳ, chị H. được các bác sĩ
nhận định trong quá trình mang thai khối u tiếp tục
phát triển và di căn lên não. Dù có dấu hiệu giảm trí
nhớ, nói không biết gì, gia đình phải trợ giúp hoàn
toàn nhưng chị vẫn quyết tâm giữ con mình.
Đến tuần thai thứ 34, trí nhớ của chị H. suy giảm
hoàn toàn, chị bắt đầu hôn mê, thai có biểu hiện
suy tim nên các bác sĩ quyết định mổ cứu hai mẹ
con. Ngày 29-10, bé gái Hương Giang nặng 2 kg
chào đời. Chị H. được chuyển sang BV K tiếp tục
chữa trị.
Điều kỳ diệu sau sinh là chị đang dần hồi phục trí
nhớ, đáp ứng thuốc tốt, khối u đã giảm 40% thể tích.
HÀ PHƯỢNG
Tan học, các cơ sở lưu trú đưa xe đến đón các emvề cơ sở củamình chămsóc. Ảnh: LÊ ÁNH
Bệnh nhânH. đã ổn định và trao đổi với TS Liên về phác đồ
điều trị tiếp theo. Ảnh: HP
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook