288-2019 - page 4

4
Thời sự -
ThứSáu 13-12-2019
TẤNVIỆT
N
gày 12-12, kỳ họp cuối
nămHĐNDTPĐàNẵng
diễn ra ngày làm việc
cuối cùng. Tại đây, trong
đánh giá của Ban Pháp chế
HĐND TP gửi kỳ họp nêu:
“Có sự co lại về trách nhiệm
của cán bộ, công chức, viên
chức dẫn đến công việc chậm
trễ, tồn đọng kéo dài”, khiến
nhiều đại biểu lo lắng.
Cả lãnh đạo cũng
sợ trách nhiệm
Trả lời vấn đề trên, Giám
đốc Sở Nội vụ TP Đà Nẵng
Võ Ngọc Đồng cho hay: Thời
gian qua TP Đà Nẵng có
những đoàn thanh tra, kiểm
tra, kiểm toán…, trong quá
trình như vậy có người bị
bắt, người bị kỷ luật. Việc xử
lý đó tạo niềm tin cho người
dân đối với quyết tâm phòng,
chống tham nhũng, lãng phí
nhưng cũng đã tác động đến
tinh thần làm việc của một
bộ phận cán bộ, công chức,
làm họ co lại, thậm chí là lo
sợ. “Tâm lý này không chỉ ở
cán bộ, công chức mà cả lãnh
đạo, bây giờ phải khẳng định
như thế” - ông Đồng nói.
hiện tượng cán bộ làmviệc thụ
động, dựa dẫm, không nhiệt
tình giải thích để người dân
phải đi lại nhiều lần.
Uy tín của Đà Nẵng
vẫn ở thứ hạng cao
Dù thừa nhận đánh giá của
Ban Pháp chế là đúng nhưng
ông Đồng cho rằng đa phần
cán bộ, công chức vẫn có
tinh thần, thái độ làm việc
tốt, nỗ lực.
“Chúng ta không so sánhvới
bất kỳ thời kỳ nào nhưng rõ
ràng trong thời kỳ của chúng
ta chấp hành nội quy, pháp
luật rất tốt, làm rất nghiêm
túc. Tuy các kết luận thanh
tra, kiểm toán cũng có một số
phát hiện những sai sót nhưng
mang tính chất thủ tục, còn
vấn đề điều hành thì tôi cho
rằng rất quyết liệt, nghiêm
túc” - ông Thơ nói.
Ông Thơ cũng cho rằng
những khó khăn, tồn tại của
TP chưa hẳn đã chấm dứt mà
còn kéo sang năm 2020 và
thậmchí lâu hơn nữa. “Chúng
ta phải tự nỗ lực để vượt qua
chính mình, không hoàn toàn
trông chờ, dựa dẫmnhững nơi
khác. Cấp trên có thể hỗ trợ
nhưng những khó khăn đó là
nhiệm vụ của chính chúng ta.
Mỗi người phải đưa ra được
sáng kiến, giải pháp để khắc
phục” - ông Thơ nhấn mạnh.
Sau phiên chất vấn, ông
Nguyễn Nho Trung, Chủ tịch
HĐND TPĐà Nẵng, đề nghị
các cấp tập trung triển khai
các biện pháp khắc phục, xử
lý thực trạng một bộ phận
cán bộ chưa tâm huyết, trách
nhiệm trong công việc.
Ông Trung hoan nghênh
ý kiến của giám đốc Sở Nội
vụ cho rằng “anh em làm cả
ngày cả đêm”. Tuy nhiên,
ông đề nghị cần xem lại chất
lượng, hiệu quả của việc làm
này. Làm sao làm việc ngắn
nhưng hiệu quả, chứ chưa
hẳn làm nhiều mà hiệu quả.•
ÔngHuỳnhĐức Thơ, Chủ tịchUBNDTPĐàNẵng, tại phiên họpHĐNDngày 12-12. Ảnh: TẤNVIỆT
Đà Nẵng lo ngại cán bộ
“co” trách nhiệm
Liên tiếpnhững cánbộ tạiĐàNẵngbị bắt, kỷ luật đangkhiếnđội ngũcông chức tại TPnày “co lại về tráchnhiệm”.
Ông cho hay việc co lại
không phải cán bộ, công chức
bỏ bê công việc mà thận trọng
với quy định pháp luật. Có
những vấn đề đã giải mã và
tổ chức triển khai thực hiện
nhưng có vấn đề phải tính
toán làm cách nào vừa phục
vụ phát triển TP, lại vừa đảm
bảo quy định pháp luật, phải
thận trọng…“Bản thân từ lãnh
đạo đến công chức ai cũng sợ
vi phạm pháp luật và sợ bị xử
lý kỷ luật. Còn việc lo sợ dẫn
đến bê trễ, bỏ bê công việc là
vấn đề khác cần có giải pháp
xử lý” - ông nêu.
Chủ tịch UBND TP Đà
Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho
hay ý kiến đánh giá cán bộ
Đà Nẵng bây giờ sợ trách
nhiệm, ỷ lại, co cụm là đúng.
“Tình hình này ai cũng phải
cẩn thận, đề phòng, cảnh giác.
Tuy nhiên, một bộ phận cán
bộ tiến hành công việc máy
móc quá, thậm chí có biểu
hiện lợi dụng sự lo lắng đó
đặt ra những khó khăn, phức
tạp mà đúng ra chỉ cần sáng
tạo một tí là giải quyết được
vấn đề” - ông Thơ nói.
Theo ông Thơ, đành rằng
khối lượng công việc của cán
bộ rất vất vả nhưng vẫn còn
Ông nói: “Anh em làmviệc
không ngơi nghỉ, tinh thần làm
rất nỗ lực. Nhưng nhân lực
phục vụ thanh tra, kiểm tra,
điều tra rất nhiều nên cũng
tác động đến thực thi công
vụ, bởi vừa làm việc mới,
vừa xử lý việc cũ”.
Ông Huỳnh Đức Thơ cũng
nhìn nhận dù có vấn đề trong
công tác cán bộ nhưng những
chỉ số về năng lực điều hành,
uy tín của Đà Nẵng vẫn ở thứ
hạngcao.Trongnămqua,ngoài
những việc thường xuyên thì
TP đã nỗ lực rất nhiều trong
việc tố tụng, thanh tra, kiểm
tra, giúp cho nhiều vụ việc
của TP sớm kết thúc.
Chủ tịch Đà Nẵng cũng
đánh giá trong hệ thống công
quyền của TP có nhiều người
rất dũng cảm, vượt khó, năng
nổ, sáng tạo tìm ra một số
cách thức tháo gỡ những khó
khăn, vướng mắc.
Đà Nẵng giờ có việc
sợ trách nhiệm, ỷ
lại, co cụm nhưng
một bộ phận cán
bộ có biểu hiện lợi
dụng sự lo lắng đó
đặt ra những khó
khăn, phức tạp mà
đúng ra chỉ cần
sáng tạo một tí là
giải quyết được.
8,2
triệu hồ sơ thủ tục và nhiều
vấn đề khác làm ngoài giờ ở
bộ phậnmột cửa của Đà Nẵng
từ đầu năm đến nay.
Tiêu điểm
Cũng tại kỳ họp,Thiếu tướngVũ XuânViên,
Giám đốc Công an TP Đà Nẵng, cho hay bên
cạnh mặt tích cực là tội phạm hình sự giảm
sâu so với năm2018 thì tội phạmngười nước
ngoài lại nổi lên. Theo thống kê, người nước
ngoài vi phạm gần như không sót thứ gì, từ
trộmcắp,lừađảođếntổchứcquayphimsex…
Tướng Viên thừa nhận thực trạng trên có sự
tiếp tay của người dân, sự sơ hở của pháp luật
và quản lý cư trú của công an địa phương.
Thời gian tới CônganTPsẽ tăngcườngquản
lýcưtrú,thậmchílàmthủcôngvớitừngcănhộ
condotel. Công an khu vực cũng sẽ được tập
huấnđểđếnhếtquýIII-2020,100%côngankhu
vựccơbảngiaotiếpđượcvớingườiTrungQuốc.
Về tội phạm ma túy, tướng Viên cho hay
đang có cả sự già hóa và trẻ hóa. Công an TP
sẽ tiếp tục tấn công, trấn áp mạnh tội phạm
ma túy, đồng thời phấn đấu đến tết Nguyên
đán TP không còn shisa và bóng cười.
Tội phạm người nước ngoài gia tăng
Đề xuất người vi phạmgiao thôngđặt cọc tiền
Chiều 12-12, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức
phiên giải trình về tạm giữ, tịch thu phương tiện giao
thông vận tải đường bộ theo thủ tục hành chính.
Giải trình tại phiên họp, Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc,
Thứ trưởng Bộ Công an, thừa ủy quyền của bộ trưởng, cho
biết sở dĩ bộ đưa ra đề xuất người vi phạm giao thông đặt
tiền cọc, đem xe về vì quy định của Luật Xử lý vi phạm
hành chính quy định thời hiệu thi hành quyết định xử phạt
là một năm. Khi người vi phạm không chấp hành quyết
định xử phạt, bỏ phương tiện thì phải chờ hết một năm
mới thực hiện thủ tục xử lý phương tiện. Từ đó dẫn đến số
lượng xe lưu kho tăng và thời gian tạm giữ kéo dài.
Bên cạnh đó, thủ tục tịch thu, bán đấu giá phương tiện
cũng mất rất nhiều thời gian, nhiều khâu. “Pháp luật cũng
chưa quy định cụ thể, rõ ràng về việc xử lý đối với tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính đã quá hạn tạm giữ
nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do
chính đáng hoặc không xác định được người vi phạm...” -
ông Ngọc thông tin.
Việc tạm giữ quá lâu, nơi tạm giữ chưa đáp ứng dẫn đến
tình trạng nhiều phương tiện bị hỏng hóc, cũ nát, không sử
dụng được. Hiện trong tổng số hơn 137.000 phương tiện
tồn đọng có hơn 37.000 phương tiện đã hư hỏng.
Từ thực tế này, Thứ trưởng Bộ Công an kiến nghị rà soát,
sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản có
liên quan theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng hình thức đặt
tiền bảo lãnh để được giữ/đem xe vi phạm về. Việc này nhằm
hạn chế việc đưa các phương tiện về nơi tạm giữ.
Đề nghị quy định đối với phương tiện quá thời hạn chấp
hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 10 ngày, nếu
người vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt thì
cơ quan có thẩm quyền thông báo trên phương tiện thông
tin đại chúng, quá thời hạn 30 ngày mà chủ phương tiện
không đến nhận, không có lý do chính đáng thì cơ quan có
thẩm quyền ra quyết định tịch thu, bán đấu giá.
“Đồng thời nghiên cứu quy định cho phép các tổ chức,
cá nhân có đủ điều kiện theo quy định pháp luật được đầu
tư các địa điểm tạm giữ phương tiện, có thu phí theo quy
định của Bộ Tài chính để huy động nguồn lực xã hội và
giảm tải áp lực về kinh phí đầu tư cơ sở vật chất cho Nhà
nước…” - ông Ngọc nêu đề xuất.
ĐỨC MINH - VIẾT LONG
Xe trong bãi trầy, móp méo ai bồi hoàn?
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng việc tạm
giữ các phương tiện quá lâu để rồi trở thành đống sắt vụn
gây lãng phí tài sản của xã hội. Vì vậy, ông đề nghị xem xét
lại thời gian tạm giữ phương tiện. “Người dân bị lập biên
bản giữ xe, một tuần sau đi đóng phạt, vừa đóng phạt vừa
đóng phí giữ xe thì không hợp lý. Nhiều khi xe đem ra vừa
bị trầy, bị bể, hư hao nhưng lại không phí bồi hoàn gì hết…”
- ông Hòa dẫn chứng.
Còn đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Phó Chủ nhiệm Ủy
ban Đối ngoại) đề nghị Bộ Công an, Bộ Tư pháp quan
tâm đến thông tin phản ánh ở các vùng sâu, vùng xa về
việc lợi dụng tạm giữ xe vi phạm để tiêu thụ xe gian, xe
không giấy tờ. Có trường hợp xe lậu, giá trị rất cao nhưng
cố tình vi phạm để bị bắt, đợi đến khi xe thanh lý thì tìm
cách mua bằng được.
“Những tên đầu nậu chỉ cần một quyết định thanh lý
của hội đồng xử lý, trong đó có số khung, số máy, sau khi
mua được thì sẽ thực hiện đăng ký lại. Mà giá bán thanh lý
thì vô cùng lắm. Với cách làm đó, từ xe gian, bất hợp pháp
sẽ thành xe hợp pháp”, ông nói và đề nghị Bộ Công an cho
biết biện pháp giải quyết.
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook