288-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu13-12-2019
Bỏ hay giữ mức giá trần
vé máy bay?
Nhiều ý kiến cho rằng nên bỏmức giá trần vé dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa
để các hãng hàng không tự điều chỉnh giá.
Hiện nay, rất nhiều hành khách đã lựa chọn dịch vụ hàng không cho hành trình di chuyển củamình.
Ảnh: PHONGĐIỀN
“Có thể duy trì và
điều chỉnh tăng,
giảm trên khung
giá trần cho đến khi
mặt bằng thu nhập
tăng lên, đồng thời
có công cụ kiểm soát
tốt mới nên bỏ khung
giá trần.”
GS-TS Nguyễn Thiện Tống
Đại diện Vietnam Airlines cho hay theo quy định hiện hành,
giá dịch vụ vận chuyển hành khách hạng phổ thông cơ bản
hiện có nămnhóm, khoảng cách bay tính bằng kilomet. Trong
đó, chặng bay ngắn nhất dưới 500 km gồm nhóm bay phát
triển kinh tế - xã hội và nhóm bay khác dưới 500 km lần lượt
là 1,6 triệu đến 1,7 triệu đồng/chiều.
Còn chặng bay từ 500 kmđến dưới 850 km là 2,2 triệu đồng;
chặng bay từ 850 km đến dưới 1.000 km là hơn 2,7 triệu đồng;
chặng bay từ 1.000 km đến dưới 1.280 km là 3,2 triệu đồng
và chặng bay dài nhất 1.280 km trở lên có giá 3,7 triệu đồng.
PHONGĐIỀN
T
hời gian qua, một số hãng
hàng không và cơ quan
chức năng đã đề xuất
nên bỏ khung giá dịch vụ vận
chuyển hành khách trên các
đường bay nội địa. Điển hình,
gần đây nhất, tại hội nghị cấp
cao du lịch Việt Nam, ông Lê
Hồng Hà (Phó Tổng giám đốc
VietnamAirlines) tái đề xuất
bỏ khung giá trần vé máy
bay nội địa để thị trường tự
điều tiết.
Nên bỏ nếu
cạnh tranh lành mạnh
Theo ông Lê Hồng Hà, việc
để khung giá trần là điểmnghẽn
về cơ chế cần giải quyết để bản
thân các hãng hàng khôngViệt
Nam có thể thu lợi trong giai
đoạn ngắn hạn.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, giám đốc điều hành
một tổng đại lý vé máy bay tại
TP.HCM cho rằng: Phần đông
khách hàng mua vé quan tâm
đến việc họ có mua vé giá rẻ
hay không, chứ không cần
biết mặt mũi khung giá trần
là bao nhiêu.
“Bởi thế khi các hãng tung
giá vé, họ biết làm thế nào để
bay giá rẻ và tự sắp xếp thời
gian để thực hiện chuyến bay
đã định liệu. Giá rẻ là tiêu chí
hàng đầu của khách hàng bay
nội địavìmặt bằng thunhậpvẫn
còn hạn chế” - vị này cho hay.
Dịp tết, Tân Sơn Nhất dự kiến có
46 chuyến bay/giờ
Liên quan đến công tác phục vụ tết Nguyên đán Canh Tý
2020, ngày 12-12, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục
Hàng không Việt Nam, cho biết theo dự báo, Tân Sơn Nhất
ngày cao điểm tết năm nay có khoảng 920-930 chuyến bay
cất/hạ cánh.
Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp tết, ông Thắng
cho biết Cục Hàng không nhận thấy trong tháng 12 các hãng
hàng không đều tăng số lượng máy bay. Trong trường hợp
nhu cầu đi lại của người dân bằng đường hàng không tiếp tục
tăng mà việc tiếp cận vé máy bay gặp khó khăn, đơn vị sẽ chỉ
đạo các hãng lên phương án tăng chuyến bay.
Riêng sân bay Tân Sơn Nhất, Cục Hàng không dự kiến
tăng năng lực khai thác lên 46 chuyến/giờ để đáp ứng nhu
cầu đi lại của người dân.
Theo ông Thắng, hiện nay tất cả sân bay đã hoàn thành
việc sửa chữa, không có công trình nào thi công trong dịp
tết. Bên cạnh đó, đơn vị lên phương án và chỉ thị các đơn vị
trong ngành hàng không đảm bảo huy động nhân lực, ứng
trực 100% trong dịp tết để đảm bảo công tác an ninh trật tự
cũng như giúp người dân đi lại thuận tiện…
“Tuy nhiên, dịp tết nhu cầu đi lại người dân tăng cao, một
số sân bay lớn hạ tầng còn hạn chế có thể dẫn đến ùn tắc.
Vấn đề này ngành hàng không cũng mong nhận được sự
thông cảm, chia sẻ của người dân” - ông Thắng nói.
Cùng ngày, Cục Hàng không cho biết đã thành lập ban
chỉ đạo và kế hoạch thực hiện công tác phục vụ tốt nhu cầu
đi lại của nhân dân được đảm bảo an toàn giao thông, trật tự
xã hội trong dịp tết Dương lịch, tết Nguyên đán Canh Tý và
lễ hội xuân năm 2020.
Sau khi thành lập, Cục Hàng không giao nhiệm vụ cho
các cảng vụ trên cả nước tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, an ninh
và các dịch vụ tại các cảng hàng không, đồng thời xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm.
VIẾT LONG
Tháo 4 nút thắt cổ chai quốc lộ 1
qua Tiền Giang
Chiều 12-12, Cục Quản lý đường bộ IV (Tổng cục Đường
Bộ Việt Nam) cho biết Bộ GTVT đã đầu tư hơn 300 tỉ đồng
sửa chữa, nâng cấp đường và mở rộng cầu hẹp trên quốc lộ
(QL) 1 đoạn qua Tiền Giang. Trong đó, phần sửa chữa mặt
đường, lắp cống thoát nước dọc một số đoạn của các huyện
Cai Lậy, Cái Bè... khoảng 110 tỉ đồng.
Theo đó, dự án thực hiện mở rộng cầu Rượu, cầu Sao,
cầu Mỹ Quý và cầu Rạch Miễu với tổng kinh phí gần 200 tỉ
đồng. Các cầu được xây dựng một đơn nguyên bên cạnh cầu
hiện hữu, rộng 10,5 m, mép cầu mới cách cầu hiện hữu 1 m.
Đường dẫn các cầu được thiết kế theo tiêu chuẩn cấp 3
đồng bằng với vận tốc 60 km/giờ, mặt đường được thảm bê
tông nhựa. Hiện cầu Rượu đã xong mố, dầm, dự kiến thông
xe trước tết Nguyên đán 2020, ba cầu còn lại sẽ xong trong
năm 2020.
Bộ GTVT cũng dự kiến tiếp tục đầu tư kinh phí mở rộng
một số cầu khác như cầu Bà Đắc, cầu An Cư, cầu Thông
Lưu, cầu Bà Lâm và cầu Mỹ Đức Tây. Các cây cầu này
là các nút thắt cổ chai trên QL1 qua tỉnh Tiền Giang suốt
nhiều năm qua.
Theo Sở GTVT tỉnh Tiền Giang, có 194 hộ bị ảnh hưởng
của dự án mở rộng bốn cầu trên, hiện công tác giải phóng
mặt bằng cầu Rượu đạt trên 98%, cầu Sao khoảng 80%, cầu
Rạch Miễu đã hoàn tất. Riêng cầu Mỹ Quý vướng 100%
mặt bằng, không thể thi công.
Tuyến QL1 đoạn qua Tiền Giang dài 73 km, được Bộ
GTVT đầu tư, nâng cấp mở rộng với quy mô bốn làn xe cơ
giới. Tuy nhiên, hiện nay trên tuyến có bốn cầu nêu trên có
quy mô chỉ hai làn xe cơ giới, tạo thành những nút thắt cổ
chai nên thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông.
Ngoài việc mở rộng cầu, việc sửa chữa mặt đường, lắp
cống thoát nước dọc một số đoạn trên QL1 đoạn qua các
huyện Cai Lậy, Cái Bè cũng đang được thực hiện.
ĐÔNG HÀ
Theo vị này, các đại lý luôn
nằm lòng khung giá trần, tuy
nhiên hiện thị trường nội địa
có năm hãng đang khai thác.
Theo đó, để cạnh tranh, các
hãng đã đưa ra nhiều dải giá
linh hoạt trên mỗi chặng bay.
Tùy thời điểm khách tăng,
giảm trong mùa cao điểm và
thấp điểm mà các hãng giá rẻ
lẫn hãng bay truyền thống tung
ra các dải vé khác nhau trên
một đường bay để khách có
nhiều lựa chọn. Trong đó có vé
chỉ vài trăm ngàn đồng, thấp
hơn so với giá trần của chặng
bay ngắn nhất dưới 500 km.
“Trường hợp như thế này thì
khung giá trần không có nhiều
ý nghĩa lắm” - vị này nói.
Tại tọa đàm “Hàng không
Việt Nam: Cơ hội và thách
thức”doBộGTVTvừa tổchức,
Cục trưởng Cục Hàng không
Việt Nam Đinh Việt Thắng
cho rằng giá vé là yếu tố lựa
chọn đầu tiên của phần đông
hành khách. Giá thấp đương
nhiên là tốt nhưng nếu chúng
ta cạnh tranh không lànhmạnh
sẽ ảnh hưởng lâu dài và bền
vững của thị trường.
“CụcHàng không Liên bang
Mỹ, BộGTVTMỹ không quản
lý vấn đề này. Giá cả do các
hãng tự quy định. Nhưng ởViệt
Nam, một số đường bay chúng
ta còn đưa vào luật để quản lý
khung” - ông Thắng nói.
Từ đó ông Thắng đánh giá
khi có cạnh tranh đầy đủ, lành
mạnh nên bỏ quản lý nhà nước
về yếu tố này. Nhà nước chỉ
can thiệp trong những tình
huống đột biến, mang tính
khủng khoảng.
Có thể các hãng sẽ
bắt tay làm giá
Cũng tại diễn đàn nói trên,
GS Nawal Taneja, được mệnh
danh là “bộ não của hàng không
thế giới”, cho rằng giá vé nên
để các hãng quyết định nhưng
phải đảm bảo chi phí tối thiểu,
đáp ứng được an toàn.
Vị chuyên gia hàng không
này cũng chỉ ra không phải
hãng hàng không giá rẻ nào
cũng duy trì giá thấp mãi, chỉ
được thời gian đầu để loại bỏ
đối thủ cạnh tranh, về sau chắc
chắn họ sẽ nâng giá vé. Từ đó
ông cho rằng cạnh tranh lành
mạnhmới bền vững chứ không
hẳn giá rẻ là yếu tố quyết định.
Ngược lại, PGS-TS Nguyễn
Thiện Tống, chuyên gia hàng
không, phân tích: Không nên
bỏ khung trần giá vé trên các
đường bay nội địa, vì đây là
ngành dịch vụ mà người bán
chiếm số lượng rất đông nên
chưa thể thả việc tự điều tiết
cho thị trường được. Hơn nữa,
mặt bằng thu nhập của người
dân còn thấp nên vẫn cần vai
trò của Nhà nước điều tiết.
TSTống phân tích: Tổng chi
phí tạo ra của các hãng hàng
không thì chỉ họ mới biết.
Cạnh đó, số lượng các hãng
còn khá ít so với nhu cầu đi
lại đang tăng nhanh nên chưa
thể buông cho các hãng tự
quyết. Bởi không có công cụ
kiểm soát, có thể các hãng sẽ
bắt tay làm giá, phần thiệt thòi
sẽ thuộc về người dân. Thay
vào đó, có thể duy trì và điều
chỉnh tăng, giảm trên khung
giá trần cho đến khi mặt bằng
thu nhập tăng lên, đồng thời
có công cụ kiểm soát tốt mới
nên bỏ khung giá trần.
“Khung trần với năm nhóm
khoảng cách bay với các dải
giá như hiện tại chưa phù hợp
nên cần tính toán điều chỉnh
chặt chẽ hơn. Đồng thời phải
tạo môi trường cạnh tranh
lành mạnh, minh bạch rồi mới
tính đến việc các hãng bay tự
quyết về giá bay” - ông Tống
kiến nghị.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook