288-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu13-12-2019
Theo báo cáo tổng kết của Hội Trọng tài thương mại (TTTM),
năm 2019 các tổ chức TTTM trên địa bàn TP.HCM tiếp nhận gần
5.900 vụ việc. Trong đó hơn 5.700 vụ việc đã có phán quyết trọng
tài, 250 vụ việc được hòa giải thành và chỉ có bốn phán quyết
trọng tài bị tòa án hủy.
Tòa án và TTTM đều là những hình thức giải quyết tranh chấp
trong kinh doanh, thương mại, dựa trên nguyên tắc tôn trọng
quyền tự định đoạt của các đương sự, đảm bảo sự độc lập của
người tài phán.
Tuy nhiên, việc hòa giải trong tố tụng trọng tài có phải là thủ tục
bắt buộc như đối với thủ tục tố tụng tại tòa án?
Theo luật sư (LS) Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Hội TTTM
TP.HCM, thủ tục hòa giải giữa cơ quan trọng tài và tòa án khác
nhau. Cụ thể, đối với tòa án thì thủ tục hòa giải là bắt buộc. Tòa
hòa giải trước phiên xử và thậm chí ngay tại phiên xử,
tòa cũng hòa giải.
Tuy nhiên, đối với trọng tài thì thủ tục hòa giải là
không bắt buộc, thể hiện ở Điều 9 và Điều 58 Luật
TTTM. Nghĩa là quá trình giải quyết, Hội đồng trọng
tài chỉ hòa giải khi các bên yêu cầu chứ không phải là
nghĩa vụ bắt buộc của Hội đồng trọng tài.
TS Nguyễn Thị Kim Vinh, Chủ tịch Trung tâm TTTM tài chính
(FCCA), cho rằng Luật TTTM trao quyền cho các bên tranh chấp
quyết định việc có hòa giải hay không. Theo đó, các bên có quyền
tự do thương lượng, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh
chấp hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài hòa giải để các bên thỏa
thuận với nhau.
Thủ tục về việc Hội đồng trọng tài hòa giải để các bên thỏa
thuận với nhau cũng được quy định rõ. Khi các bên thỏa thuận
được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng
trọng tài lập biên bản hòa giải thành có chữ ký của các bên và xác
nhận của các trọng tài viên.
Tiếp đó, Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa
thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như
phán quyết trọng tài.
KIM PHỤNG
Tranh chấp trọng tài có bắt buộc hòagiải?
Nhân chứng L.
(trái)
đang trả lời HĐXX. Ảnh: LÊ ÁNH
Người này cho biết không quen biết tất cả bị cáo
nhưng biết một số thông tin nên tự tìmđến tòa
để làm chứng và được chấp nhận.
Xuất hiện
nhân chứng
đặc biệt vụ cựu
bí thư Bến Cát
LÊÁNH
N
gày 12-12, TAND tỉnh Bình
Dương tiếp tục phần xét hỏi
phiên xử sai phạm đất đai liên
quan đến Nguyễn Hồng Khanh (cựu
bí thư thị xã Bến Cát, Bình Dương)
cùng sáu bị cáo khác. Sau phần xét
hỏi bị cáo Khanh, HĐXX hỏi các
bị hại, người liên quan và các nhân
chứng. Đến phần này thì các bị cáo
không còn bị cách ly mà có mặt đầy
đủ tại phòng xử.
Ngân hàng BIDV nói gì?
Trả lời các câu hỏi của HĐXX,
bị hại là đại diện Ngân hàng
(NH)
BIDV cho biết đơn vị này được cổ
phần hóa từ tháng 4-2012 (vốn nhà
nước là 95%), đến nay vốn nhà nước
chỉ còn hơn 80%.
NH có quỹ dự phòng rủi ro và
nguồn quỹ này được trích ra từ lợi
nhuận khi NH cho vay vốn (đã khấu
trừ tất cả khoản chi phí). Khi NH có
nợ xấu thì NH sẽ dùng nguồn quỹ
này xử lý phần nợ xấu, chứ không
dùng bất cứ nguồn tiền nào của Nhà
nước. Tài sản thế chấp thuộc quyền
sở hữu của người thế chấp và tiền thu
Ban đầu luật sư của
bị cáo Khanh đề nghị
HĐXX xác định bà L. là
nhân chứng nhưng việc
hỏi phải giữ bí mật chứ
không công khai tại tòa.
Cựu bí thư phủ nhận cáo trạng
Trước đó, trong phần xét hỏi, bị cáo Nguyễn Hồng Khanh phủ nhận
cáo trạng mà VKS truy tố về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài
sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Bị cáo cho rằng mình không quản
lý gì tài sản của Nhà nước, hơn nữa giao dịch mua bán đất giữa bị cáo và
bà Hiệp là giao dịch dân sự. Theo bị cáo Khanh, quá trình điều tra bị cáo
nhiều lần có đơn kêu oan nhưng không được cán bộ điều tra cơ quan có
thẩm quyền nào tiếp nhận…
được từ việc bán tài sản thế chấp vẫn
chưa thuộc tài sản của NH.
Đại diện NH cho rằng việc hai bị
cáo Nguyễn Huy Hùng, cựu giám
đốc BIDV Chi nhánh Tây Sài Gòn
và Nguyễn Quang Lộc, cựu phó
trưởng Phòng quan hệ khách hàng
doanh nghiệp BIDV, cho bà Hồ Thị
Hiệp (GiámđốcCông tyAnTây) giữ
lại hơn 1,3 tỉ đồng trong lần xử lý tài
sản thế chấp lần đầu tiên (năm2012)
là sai. Tuy nhiên, có thể hiểu được là
do lúc đó bà Hiệp không còn tiền để
trang trải cuộc sống nên hai bị cáo
Hùng và Lộc xử lý theo cách này.
Còn về phần diện tích gần 1,7 ha,
theo VKS truy tố thì đây là tài sản
của bà Nguyễn Hiệp Hảo thế chấp
cho BIDV Chi nhánh Tây Sài Gòn.
Nhưng hai bị cáo Hùng và Lộc quản
lý lỏng lẻo để thất thoát, cho bị cáo
Khanh sử dụng. Sau đó các bị cáo
khác đã làm thủ tục cấp giấy đỏ diện
tích này cho ôngNguyễnTrungKiên
(GiámđốcCông tyTNHHCơkhí xây
dựngThiện Phát Lộc) khi nguồn gốc
đất này không đúng thực tế.
Giải thích về việc này, ông Kiên
cho biết: “Mảnh đất của tôi và ông
Khanh liền kề nhau. Khi hai bên thấy
ranh giới bị xéo nên đã tự thỏa thuận
chỉnh lại cho thẳng. Phầnđất dôi dư ra
này ông Khanh cho tôi và tôi nhờ bị
cáo Luân làmsổ đỏ”. ÔngKiên cũng
khẳng định mảnh đất này không hề
có tranh chấp và chỉ có ôngKhanh là
hàng xómkế bên, không còn ai khác.
Luật sư muốn nhân chứng
“bí mật”
Đáng chú ý trong buổi xét xử là sự
xuất hiện của người làm chứng, bà
NTL(ngụBình Phước). Ban đầu luật
sư của bị cáo Khanh đề nghị HĐXX
xác định bà L. là nhân chứng nhưng
việc hỏi phải giữ bí mật chứ không
công khai tại tòa. Tuy nhiên, HĐXX
không chấp nhận và đã triệu tập bà
L. đến trả lời tại phiên tòa công khai.
Tại tòa, bà L. cho biết không quen
biết gì với tất cả bị cáo trong vụ án
này. Bà cũng không chứng kiến bất
kỳ giao dịch gì giữa ông Khanh và
bà Hiệp. Nhưng sau khi nghe thông
tin từ báo chí, bà quyết định đến tòa
để làm chứng.
Theo bà L., trước khi ông Khanh
mua mảnh đất này, bà cũng đã có ý
định mua của bà Hiệp. “Tôi nghe
thấy ông Khanh bị bắt về việc này,
rất bất bình. Vì nếu tôi mua trước đó
thì tôi còn mua rẻ hơn ông Khanh,
tại sao nói ông Khanh mua với giá
bèo?” - bà L. nói.
Cụ thể, thông qua môi giới, bà đã
đến gặp để thương lượng giá bán
mảnh đất gần 20 ha của bà Hiệp
đang được thế chấp tại NH. Sau khi
thương lượng, bà Hiệp đồng ý bán
cho bà L. với giá 580 triệu đồng/ha
(giá ông Khanh mua là từ 650 triệu
đến 700 triệu đồng/ha). Sau đó, vì bà
Hiệp đòi bán từng mảnh một và bán
từ trong ra nên bà L. khôngmua nữa.
Bà L. còn cho biết lý do không
mua cũng một phần là do bà Hiệp
chỉ bán đất, không bán tài sản máy
móc, nhà xưởng có trên đất trong khi
bà L. muốn mua hết.
Tại tòa, vợbị cáoKhanhkhẳngđịnh
chỉ giao dịch với bà Hiệp chứ không
liên hệ với phía NHBIDV. Việcmua
bán và giao dịch như thế nào là do
bà Hiệp tự quyết định và bà chuyển
tiền cho bàHiệp chứ không phải NH.
Theo dự kiến ban đầu, phiên tòa sẽ
diễn ra từngày9đến12-12nhưngđến
nay chưa xong phần xét hỏi nên hôm
nay, 13-12, phiên xử vẫn tiếp tục.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook