288-2019 - page 9

9
Dựánngàn tỉ ở
BìnhDươngvẫn chưa
ngãngũvề chủđầu tư
Mới đây, trao đổi với PV
Pháp Luật TP.HCM
, ông
Nguyễn Văn Tuấn, Phó Giám đốc Công ty Thiên Phú,
cho biết: “Cho đến thời điểm này, trong các văn bản trả
lời của UBND tỉnh vẫn khẳng định chưa chấp thuận
chủ trương đầu tư khu dân cư Hòa Lân cho Công ty
Kim Oanh TP.HCM. Mọi hành vi Công ty Kim Oanh
TP.HCM nhân danh chủ đầu tư (CĐT) dự án là không
đúng quy định của pháp luật”.
Theo ông Tuấn, do khó khăn về tài chính, vào tháng
5-2017, Công ty Thiên Phú đã chủ động cùng Ngân
hàng Agribank đem đấu giá dự án khu dân cư Hòa Lân
(diện tích 500.000 m
2  
ở thị xã Thuận An, Bình Dương)
để trả nợ. Lúc đó, Công ty AĐông Hải (nay là Công ty
Kim Oanh TP.HCM) trúng đấu giá với giá trị 1.353 tỉ
đồng.
Tuy nhiên, sau khi bán đấu giá, Công ty Thiên Phú
phát hiện nhiều vi phạm, các bên tham gia đấu giá có
dấu hiệu câu kết trục lợi trên sự khó khăn của Thiên
Phú nên công ty này đã khởi kiện tại TAND quận 7,
TP.HCM và yêu cầu hủy kết quả đấu giá. 
“Công ty Thiên Phú vẫn là CĐT dự án khu dân cư
Hòa Lân, đề nghị khách hàng cảnh giác khi giao dịch
với đơn vị khác tự nhận mình là CĐT dự án” - ông
Tuấn nói.
Trước đó, trong văn bản gửi TAND quận 7 (tháng
6-2019) về vụ việc này, Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương
cho biết trước và sau ngày 1-7-2017 đến nay, UBND
tỉnh Bình Dương chưa chấp nhận cho chuyển đổi CĐT
với dự án khu dân cư Hòa Lân (từ CĐT cũ là Công ty
Thiên Phú sang Công ty Kim Oanh TP.HCM).
Sở Xây dựng Bình Dương đưa ra lý do cho việc
chưa công nhận CĐT dự án đối với Công ty Kim Oanh
TP.HCM là vì công ty này chưa thanh toán hết số tiền
trúng đấu giá. Công ty này chưa được bàn giao tài sản
bán đấu giá là quyền sử dụng khu đất thuộc dự án khu
dân cư Hòa Lân.
Ngoài ra, theo Sở Xây dựng, Thanh tra Bộ Tư pháp
cũng đang thanh tra đối với việc chấp hành các quy
định về việc bán đấu giá tài sản đối với Công ty cổ
phần Dịch vụ đấu giá Nam Sài Gòn (đơn vị thực hiện
đấu giá) trong việc bán đấu giá dự án khu dân cư Hòa
Lân.
Hiện TAND quận 7 cũng đã ban hành quyết định áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cấm mọi hình thức
giao dịch liên quan tài sản đang tranh chấp là dự án
khu dân cư Hòa Lân mà trước đó Công ty Thiên Phú
đã có đơn khởi kiện và đề nghị ngăn chặn.
Để tìm hiểu kỹ hơn về vụ việc, chúng tôi nhiều
lần liên hệ bằng điện thoại và nhắn tin cho bà Đặng
Thị Kim Oanh - Tổng giám đốc Công ty Kim Oanh
TP.HCM nhưng đến nay vẫn không có phản hồi nào từ
bà Oanh.
KIÊN CƯỜNG
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM có
ý kiến về khung giá đất mới
Hiệp hội (HoREA) vừa có Văn bản 116/2019 báo
cáo Chính phủ, kiến nghị Chính phủ sớm ban hành
“Khung giá đất giai đoạn 2020-2024”, để các tỉnh và
TP trực thuộc trung ương có căn cứ pháp luật và đủ
thời gian xây dựng, ban hành bảng giá đất.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, khung
giá đất, bảng giá đất nếu tăng quá cao sẽ tác động đến
giá cả thị trường bất động sản, dẫn đến việc giá nhà
tăng thêm khiến người có thu nhập thấp khó tạo lập
nhà ở hơn.
Do vậy, HoREA đưa ra đề nghị hai phương án mức
giá của “Khung giá đất giai đoạn 2020-2024”. Phương
án một: Đề nghị Chính phủ xem xét, ban hành khung
giá đất giai đoạn 2020-2024 trên cơ sở giữ nguyên mức
giá của khung giá đất giai đoạn 2014-2019.
Phương án hai: Trong trường hợp buộc phải tăng
mức giá của khung giá đất giai đoạn 2020-2024, hiệp
hội đề nghị Chính phủ xem xét, quyết định mức giá
chỉ tăng khoảng 15% để không tác động nhiều đến môi
trường thu hút đầu tư và nghĩa vụ của các cá nhân, hộ
gia đình. Tuy nhiên, hiệp hội đề nghị ưu tiên lựa chọn
theo phương án một.
QUANG HUY
TUYẾNPHAN
N
gày 12-12, Thanh tra
Chính phủ (TTCP) ban
hành thông báo kết luận
thanh tra về việc chấp hành
quy định của pháp luật đối với
dự án đầu tư xây dựng công
trình mở rộng quốc lộ (QL) 1
(dự án) đoạn từ Km1125 đến
Km1265, tỉnh Bình Định và
Phú Yên. Theo TTCP, sau ba
năm đưa vào khai thác, dự án
đã xuất hiện nhiều vấn đề về
chất lượng công trình. Nguyên
nhân chính là do trong quá trình
thực hiện dự án, các cơ quan,
tổ chức, cá nhân liên quan đã
để xảy ra nhiều khuyết điểm,
vi phạm.
Điều chỉnh thiết kế
cơ sở chưa đúng
Theo TTCP, thiết kế cơ sở
dự án BOTNamBình Định sử
dụng lại cống cũ ngang đường,
thiết kếmặt đườngbê tôngnhựa
tại một số vị trí thường xuyên
ngập là chưa phù hợp với thực
tế, thiếu đồng bộ, dẫn đến mặt
đường tại khu vực này luôn bị
ngập khi trời mưa, có nơi ngập
sâu 30-60 cm, ảnh hưởng đến
chất lượng công trình.
Khi phê duyệt thiết kế cơ sở,
BộGTVTchophépphá dỡchín
cầu cũ để xây mới. Tuy nhiên,
khi quyết định điều chỉnh thiết
kế cơ sở, bộ đã cho phép giữ lại
bảycầucũđể sửa chữa, trongđó
có sáu cầu được xác định lại tải
trọng. Hiện tại trên toàn dự án
có 18/33 cầu cũ đang được gắn
biển hạn chế tải trọng từ 22 tấn
đến 25 tấn, mức tải trọng này
không đồng bộ với tải trọng cho
phép của đường QL1 sau cải
tạo, mở rộng và cầu xây mới
gây khó khăn cho quá trình
khai thác và không phát huy
hiệu quả của dự án.
Ngoài ra, Bộ GTVT đưa ra
chủ trương điều chỉnh thiết kế
cơ sở, trong đó cho phép hạ
tiêu chuẩn dự án, hạ độ cao
thiết kế, bỏ thiết kế rãnh dọc
đối với đoạn chưa thi công…
chưa đúng với quy định pháp
luật về điều chỉnh dự án đầu tư.
Từ những thiếu sót trên, khi
công trình gặp yếu tố bất lợi
về thời tiết như ngập lụt, mưa
nhiều, nước mặt tích tụ thẩm
thấu vào kết cấu bê tông nhựa,
đồng thời dưới tác động của tải
Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh BìnhĐịnh liên tục bị hư hỏng nặng, phải sửa chữa thường xuyên. Ảnh: TẤN LỘC
Dự ánmở rộngQL1 đoạn qua các tỉnh BìnhĐịnh và PhúYên
có tổng chiều dài 140 km với tổng mức đầu tư gần 8.000 tỉ
đồng. Trong đó, hai dự án thành phần BOT gồmBOT Bắc Bình
Định dài 28,7 km, có tổng mức đầu tư 1.644 tỉ đồng, do Tổng
Công ty CP BOT Bắc Bình Định thực hiện; BOT Nam Bình Định
dài hơn 40 km, có tổng mức đầu tư 2.045 tỉ đồng, do Công ty
CP BOT Bình Định thực hiện.
BộGTVT, UBND
tỉnhBìnhĐịnh tổ
chức kiểmđiểm, xử lý
theo thẩmquyền đối
với các cơ quan, đơn
vị, cá nhân đã có thiếu
sót, khuyết điểm, vi
phạmnêu trong kết
luận thanh tra.
Trách nhiệm trước hết
thuộc Bộ GTVT
Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt thiếu sót, vi phạm trong dự án đầu tư
xây dựng công trìnhmở rộng quốc lộ 1.
trọng xe với mật độ giao thông
lớn, xe chở quá tải đã phá vỡ
khả năng dính bám của đá với
nhựa và sức chịu đựng của bê
tông nhựa. Điều này dẫn đến
mặt đường bị hư hỏng, ảnh
hưởng đến nền đường, từ đó
suy giảm chất lượng và tuổi
thọ công trình.
Đáng chú ý, TTCP cũng chỉ
ra Ban quản lý dự án 2 có thiếu
sót khi lập hồ sơ đã yêu cầu
nguồn vốn đầu tư đối với nhà
đầu tư tại dự ánBOTNamBình
Định thấp hơn tổngmức đầu tư
của dự án. Tại dự án BOT Bắc
Bình Định, Ban quản lý dự án
2 không đăng thông tin kết quả
lựa chọn nhà đầu tư theo quy
định; đến thời điểm tổ chức lựa
chọn nhà đầu tư để thực hiện dự
án, Bộ GTVT không công bố
lại danh mục dự án…
Cùng với đó, Bộ GTVT còn
chậm thực hiện chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ về việc
thu phí không dừng. Đến tháng
3-2019, tại trạmNamBìnhĐịnh
vàBắcBìnhĐịnhmới thựchiện
thu phí không dừng đối với hai
làn xe. Bên cạnh đó, việc Tổng
cục Đường bộViệt Nam tự cho
phépnhàđầu tưBOTNamBình
Định gia hạn thực hiện việc thu
phí không dừng là chưa đúng
thẩm quyền. Đây là một trong
những nguyên nhân dư luận
có phản ứng về tínhminh bạch
trong việc thu phí và thời gian
thu phí, gây ùn tắc giao thông,
gây bức xúc cho người dân...
Trách nhiệm trước hết
thuộc Bộ GTVT
Theo TTCP, để xảy ra các
thiếu sót, vi phạm trên, trước
hết thuộc trách nhiệm của Bộ
GTVT khi phê duyệt thiết kế
cơ sở thiếu một số cống ngang
đường, rãnh dọc thoát nước,
đồng thời phê duyệt thiết kế cơ
sở đối với khu vực qua đô thị
và khu đông dân cư chưa phù
hợp, cho phép điều chỉnh dự án
thiếu cơ sở;…
Còn đối với UBND tỉnh Bình
Định, chỉ đạo thực hiện công tác
giải phóng mặt bằng chưa dứt
điểm,đếnnaynhiềuvịtríchưacó
mặtbằngđểxâyrãnhthoátnước.
Ngoài ra, công tác quản lý quy
hoạch khu dân cư hai bên đường
cònmột số tồn tại, còn tình trạng
người dân tự san lấp, xây dựng
côngtrìnhlấnchiếmhànhlangan
toànđườngbộ,ảnhhưởngđếnkhả
năng thoát nước làm ảnh hưởng
đến chất lượng công trình.
Từđó TTCPkiếnnghịgiaoBộ
GTVTnghiên cứu đề xuất điều
chỉnh, bổ sung các tiêu chuẩn,
quy chuẩnhiệnhànhđối với các
nội dung liên quan đến thiết kế,
kết cấu áo đường có sử dụng bê
tông nhựa.
Bộ GTVT chỉ đạo Tổng cục
Đường bộ Việt Nam xây dựng
phần mềm giám sát, quản lý
thu phí trực tuyến để tăng vai
trò quản lý nhà nước trong việc
kiểm soát doanh thu các trạm
thu phí BOT; khẩn trương hoàn
thành việc thu phí không dừng
theo quy định.
Đồng thời Bộ GTVT chỉ đạo
BanquảnlýdựánđườngHồChí
Minh tổ chức kiểm tra, rà soát
caođộđáy rãnh, kích thướchình
họcđốivớirãnhdọctrêncảbadự
án, đảmbảo yêu cầu thoát nước
và các yêu cầu kỹ thuật của hồ
sơ thiết kế bản vẽ thi công; tiếp
tục kiểm tra, theo dõi, đánh giá
chất lượng, độ ổn định của lớp
bê tông nhựa polime vừa tăng
cường, kịp thời báo cáo, đề xuất
với Bộ GTVT.
Vềxử lývềkinh tế,BộGTVT
kiểmtra, rà soát, phêduyệt quyết
toán dự án theo quy định; trên
cơ sở giá trị quyết toán được
phê duyệt, thực hiện điều chỉnh
phương án tài chính và thời gian
thuphí tại hai dựánBOTBắcvà
Nam Bình Định theo quy định.
Đối với số tiền khoảng 1,5 tỉ
đồngphát sinhdophải tháo, phá
dỡ rãnh thoát nước dọc theo chỉ
đạo của Bộ GTVT, các bên liên
quan thực hiện dứt điểm, tránh
khiếu kiện sau này.
Cùngvớiđó,BộGTVT,UBND
tỉnh Bình Định chỉ đạo, tổ chức
kiểmđiểm,xửlýtheothẩmquyền
đốivớicáccơquan,đơnvị,cánhân
đã có thiếu sót, khuyết điểm, vi
phạmnêutrongkếtluậnthanhtra.•
VI PHẠM TẠI DỰ ÁN MỞ RỘNG QL1
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook