302-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứHai 30-12-2019
“Cha đẻ” gạo ST25: Chúng ta
còn thua Thái Lan rất xa
ANHIỀN
T
rong 62 nhà khoa học của
nhà nông năm 2019 vừa
được vinh danh tối 27-12
ở Hà Nội có kỹ sư Hồ Quang
Cua. Trước đó, ngày 26-12,
gạo ngon nhất thế giới ST25
cũng được bình chọn là một
trong 10 sự kiện khoa học
công nghệ tiêu biểu năm nay.
Trò chuyện với
Pháp Luật
TP.HCM
, kỹ sư Hồ Quang
Cua, Giám đốc phát triển
Doanh nghiệp tư nhân Hồ
Quang Trị, “cha đẻ” giống
lúa ST25, không giấu được
niềm vui nhưng cũng bộc
bạch nhiều trăn trở.
Ba năm liên tiếp lọt
tốp 3 gạo ngon nhất
thế giới
.
Phóng viên
:
Mới đây gạo
ST25 đã được chọn là gạo
ngon nhất thế giới, cảm xúc
của ông thế nào?
+Ông
HồQuangCua
: Tôi
và nhóm nghiên cứu đang trải
qua những ngày rất vui và
phấn khởi. Đây là công việc
khởi đầu cách đây hơn 20
năm. Trong hành trình này,
ba năm liên tiếp 2017, 2018,
2019 giống gạo ST vào tốp 3
gạo ngon nhất thế giới nhưng
chỉ năm 2019 chúng tôi mới
đạt đỉnh cao nhất là gạo ngon
nhất thế giới.
Chúng tôi cũng không ngờ
người tiêu dùng Việt Nam
(VN) trong những ngày qua
lại có sự chú ý sự kiện này
đếnmức không thể lường nổi.
Lâu nay không ít người tiêu
dùngVNcó tâmlývọngngoại,
chuộng hàng nước ngoài, đi
tìm gạo Campuchia, gạo Thái
Lan để ăn. Tuy nhiên, sau khi
gạo Việt đoạt giải gạo ngon
nhất thế giới, mọi người tìm
kiếm hạt gạo ST25 để mua.
Điều đó thấy rằng người
VN rất có lòng tự hào dân
tộc, rất có ý niệm người VN
phải dùng hàngVNchứkhông
phải họ chỉ thích tìmmua gạo
của Campuchia, Thái Lan
để ăn. Chẳng qua trước đây
các nhà khoa học, các doanh
nghiệp làm chưa đến nơi đến
chốn, chưa được chứng nhận
nên lòng tin người tiêu dùng
chưa có.
Vì vậy, nhân cơ hội này,
chúng tôi cũng kêu gọi người
VN hãy quay lại dùng hàng
VN, gạo VN.
. Ông có thể chia sẻ về hành
trình hạt gạo VN bước lên
đỉnh cao hạt gạo thế giới?
+ Chúng tôi đã định hướng
làm gạo ngon, thơm từ những
năm 1991. Tôi là một nhà
khoa học nông dân nên ban
đầu nhìn công việc rất đơn
giản, ở trong Nam còn gọi
là “làm chơi”, xong dần dần
thì thành thiệt.
Khi xưa ở trong Nam kỳ
lục tỉnh, thời thuộc địa Pháp
chúng ta đã có loại gạo ngon,
từ năm 1914 đã xuất khẩu đi
châu Âu và gây được tiếng
vang nhưng do ảnh hưởng
của chiến tranh nên loại gạo
đó bị mai một.
Đến năm 1997, nhận được
.
Sắp tới ông có kế hoạch gì để hạt gạo ngon VN có thể đến
được với người dân trong nước và thế giới?
+ Đây là vấn đề rất lớn, không phải riêng bản thân chúng
tôi nữa. Muốn phát triển thành tựu này cần có chính sách phát
triển của Nhà nước, có bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn; xây dựng
thương hiệu gạo VN; chế độ kiểm soát, cấp chứng chỉ... và sự
tham gia mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp muốn quan tâm đầu tư cần tạo mối liên kết bốn nhà
với nông dân để có sản phẩm đạt chuẩn.
Cách đây mấy hôm Bộ NN&PTNT đã tuyên bố công nhận
đặc cách giống ST25, Bộ KH&CN cũng “xung phong”đăng ký
tác quyền trên thế giới. Bên cạnh đó có một Việt kiều Mỹ vừa
liên hệ và cho biết sẽ giúp phân tích bộ gen để công bố trên
thế giới bảo vệ loại gạo này.
Còn riêng chúng tôi, sắp tới phải nghiên cứu thêm những
cách bảo quản chỉ tiêu đã đạt được lúc ra giống.Vì đây là giống
lúa ngắn ngày, phải xài phân hóa học nên nếu làm theo kiểu
thâm canh như hiện nay, không có giải pháp tốt thì hạt giống
không thể duy trì được quá ba năm và bị thoái hóa giống.
Một điều đáng lo nữa là sau khi đoạt giải gạo ngon nhất thế
giới, trên thị trường xuất hiện gạo ST25 giả, kể cả ởMỹ cũng đã
xuất hiện những túi gạo ST25 giả. Chúng tôi thấy rất đau lòng.
. Được biết sau khi đoạt giải, ông đã khóamáy luôn từ đó đến
nay, vì sao vậy?
+ Rất xin lỗi vì ngay từ khi đoạt giải đến giờ bản thân tôi đã
phải khóa máy, bởi nếu nghe thì không thể làm được việc gì
cả, trong khi công việc còn rất nhiều. Ví dụ, chúng tôi phải liên
hệ với Bộ NN&PTNT để làm thủ tục công nhận giống.
Chúng tôi cũng đang tập trung làm lại bao bì mới theo tiêu
chuẩn, sản xuất ra sản phẩm bảo đảm chất lượng uy tín, giá
cả phù hợp… Đó là cách xây dựng thương hiệu nội tại của
doanh nghiệp.
tin Thái Lan đã lai tạo thành
công giống lúa thơm, gọi là
hạt vàng, lúc đó tôi mới đặt
vấn đề tại sao họ làm được
còn mình thì không. Từ suy
nghĩ đó nhen nhóm cho nhóm
nghiên cứu bắt đầu học tập,
tìmvật liệu di truyền, đến năm
2002 thì bắt đầu lai tạo. Sáu
nămsau có thành quả đầu tiên.
Từ thành quả đó chúng tôi
cải tiến phương thức lai và
định hướngmục tiêu đến năm
2009 bắt đầu có phóng thích.
Đến năm2014 thì đưa ra được
những giống lúa nổi tiếng.
Năm 2017 lấy đi thi quốc
tế, lần đầu lọt tốp 3 gạo ngon
nhất thế giới ở Macau, năm
2018 cũng vào tốp 3, năm
2019 thì được bình chọn hạng
nhất. Đây là quá trình rất dài
vừa học, vừa làm, vừa cải
tiến, nâng cao tính toàn diện
của cây lúa, hạt gạo.
Khởi đầu để bắt đầu
lại ngành gạo VN
. Đoạt giải gạo ngon nhất
thế giới, vậy gạo ST25 có điều
gì đặc biệt, thưa ông?
+ Gạo ST25 đã được tôi
và nhóm nghiên cứu hơn 20
năm. Hàng chục năm trước
loại gạo này cũng đã có vị trí
trong gạo xuất khẩu nhưng do
mình chưa đoạt giải nên dư
luận chưa quan tâm. Về tiêu
chí chấmgiải, họ dựa vào tiêu
chí ngon của gạo Thái Lan để
đánh giá. Trước đó, trong giai
đoạnđầunghiên cứu, chúng tôi
cũng nghiên cứu theo chuẩn
mực của gạo Thái. Dần dần
lai thêm những dòng cha mẹ
có đặc tính khác để có sự khác
biệt so với gạo ngon nhất thế
giới của Thái Lan.
Đây là lần đầu tiên Đông
Nam Á có giống lúa cải tiến
ngắn ngày, năng suất cao, lọt
vào tốp ngon nhất thế giới.
Trước đó những giống lúa
đoạt giải đều là giống lúa
mùa, cảm quan, dài ngày,
năng suất thấp và không đem
lại hiệu quả kinh tế cho nông
dân và nhiều sản lượng cung
ứng ra thị trường.
Gạo ngon cảm nhận bằng
ngũ quan. Gạo ST25 là loại
gạo thon, dài, trắng trong rất
đẹp, ngửi rất thơm, ăn thấy
ngon, mềm, có vị ngọt. Ngoài
ra, lượng hấp thu nước vào
hạt gạo rất thấp so với hạt
gạo bình thường.
. So về giá và chất lượng,
gạo ST25 có thể cạnh tranh
được với gạo Nhật, gạo Thái
hay không?
+ Chúng ta không so với
gạo Nhật, vì gạo Nhật ở trong
một phạm vi khác. Chúng ta
có thể so với gạo Thái nhưng
đừng hy vọng là đối thủ của
họ ở thời điểm này. Vì năm
nay chúng ta hơn họ nhưng
xét về yếu tố lịch sử, yếu tố
quá trình, yếu tố liên hệ khách
hàng… của họ đã có 60 năm
rồi. Họ là một đế chế trong
ngành gạo thơm cao cấp.
. Vì sao chúng ta thua Thái
Lan, thưa ông?
+ Yếu tố quan trọng nhất
mà chúng ta đang thua là gạo
thơm Thái Lan vẫn nổi tiếng
là gạo an toàn, còn gạo VN
nổi tiếng thâmcanh. Gạo thâm
canh nếu xài lượng phân bón
không đúng dẫn tới phải sử
dụng hóa chất gâymất an toàn
thực phẩm thì không thể so
sánh với họ.
Về giá, đó là chuỗi quá trình
dần dần. Chúng ta đã có kinh
nghiệm về con cá tra, sau 15
năm thì giá cá tra chỉ còn chưa
đầy 50% của 15 năm trước.
Gạo thơmST cũng đã có kinh
nghiệm đó. Cách đây 10 năm
đã có doanh nghiệp xuất khẩu
gạo ST với giá trên 900 USD/
tấn nhưng do yếu tố cạnh
tranh nên rớt xuống ngưỡng
dưới 700 USD/tấn. Còn thời
gian rất dài chúng ta mới có
thể chia sẻ thị phần gạo cao
cấp với Thái Lan.
Tuy nhiên, việc đoạt giải
gạo ngon nhất thế giới là điểm
khởi đầu để chúng ta bắt đầu
lại ngành gạo VN.
. Xin cám ơn ông.•
“Việc đoạt giải gạo ngon nhất thế giới là điểmkhởi đầu để chúng ta bắt đầu lại
ngành gạo VN” - kỹ sưHồ Quang Cua.
AnhhùnglaođộngHồQuangCuavàgiốnggạoST25vừađoạtgiảigạongonnhấtthếgiới.Ảnh:ANHIỀN
“Nhân cơ hội hạt
gạo VN được công
nhận là gạo ngon
nhất thế giới, chúng
tôi kêu gọi người VN
hãy quay lại dùng
hàng VN.”
Kỹ sư
Hồ Quang Cua
Ngày 12-11, gạo VNđã giành giải gạo ngon nhất thế giới sau
khi vượt qua các loại gạo của Thái Lan, Campuchia tại cuộc thi
gạo ngon thế giới. Ảnh: QH
Tiêu điểm
Tối 27-12, tại Hà Nội, 62 nhà
khoahọcởlĩnhvựcnôngnghiệp
đã được vinh danh tại chương
trình “Nhà khoa học của nhà
nông”lần thứ II năm2019. Phó
Thủ tướng Vương Đình Huệ
tham dự lễ vinh danh.
Trong hơn 60 nhà khoa học
được vinh danh có kỹ sư Hồ
Quang Cua,“cha đẻ”giống lúa
ST25 vừa được bình chọn gạo
ngon nhất thế giới. Ông và các
cộngsựđãđượcnhậnbảyhuân
chươngLaođộng, hai giải Bông
lúa vàng, được Tổ chức Nông
nghiệp và Lương thực quốc
tế (FAO) chứng nhận thành
tựu. Cá nhân kỹ sư Hồ Quang
Cua từng được trao tặng huân
chương Lao động hạng Nhất,
Anh hùng lao động.
Bảo vệ gạo ngon Việt trên thị trường thế giới
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook