302-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 30-12-2019
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Bùi Văn Công - Vì Văn Toán, hai bị cáo có vai trò chính trong vụ án
gây rúng động dư luận. Ảnh: TUYẾNPHAN
6 án tử vụ nữ sinh
giao gà bị sát hại
Tòa tuyên sáu án tử hình, đồng thời kiến nghị khởi tố thêm tội
che giấu tội phạmđối với nữ bị cáo trong vụ án nữ sinh giao gà
ởĐiện Biên bị sát hại dãman.
TUYẾNPHAN
S
au ba ngày xét xử và nghị án
kéo dài, sáng 29-12, TAND
tỉnh Điện Biên đã tuyên án
đối với chín bị cáo trong vụ nữ
sinh giao gà bị bắt cóc, cưỡng
hiếp rồi sát hại dã man.
Tội ác man rợ, thú tính
Theo HĐXX, năm 2009 và 2017,
giữaVì Văn Toán, Bùi Văn Công và
Trần Thị Hiền (mẹ nữ sinh CMD)
có mua bán ma túy với nhau nhưng
bà Hiền vẫn nợ Toán 300 triệu
đồng, nợ Công 30 triệu đồng. Để
đòi số tiền trên, Toán, Công cùng
các bị cáo khác bàn bạc, lên kế
hoạch bắt cóc nữ sinh CMD (con
gái ruột bà Hiền) nhằm buộc bà
Hiền phải trả tiền.
Trong khoảng thời gian giam
giữ tại nhà Công, từ ngày 4 đến
6-2, nhóm bảy bị cáo đã sử dụng
ma túy rồi dùng vũ lực quan hệ
tình dục trái ý muốn với nữ sinh
D. năm lần, dẫn đến nạn nhân suy
kiệt sức khỏe.
Man rợ hơn, để che giấu hành
vi bắt cóc và hiếp dâm, các bị cáo
đã bàn bạc nhau ra tay sát hại nạn
nhân, trong đó Công là người trực
tiếp dùng côn siết cổ khiến nữ sinh
D. ngạt thở, tử vong. Tiếp đó, các
bị cáo giấu thi thể D., gây khó khăn
cho cơ quan chức năng.
Riêng Bùi Thị Kim Thu, nữ bị
cáo này chứng kiến các bị cáo khác
bàn bạc việc hiếp và giết nữ sinh D.
Dù có cơ hội nhưng Thu đã không
trình báo cơ quan công an để có thể
ngăn chặn tội ác.
HĐXX cho rằng hành vi của các
bị cáo là thú tính, không còn tính
người, làm cho một bộ phận nhân
dân các dân tộc tỉnh Điện Biên
hoang mang, lo sợ; gây ra cảnh
đau thương, tang tóc cho gia đình
nạn nhân mà không gì bù đắp được.
Trong đó, Toán và Công là hai bị
cáo có vai trò chính, những bị cáo
còn lại giúp sức tích cực thực hiện
hành vi phạm tội.
Từ những nhận định trên, HĐXX
quyết định tuyên phạt sáu bị cáo Vì
VănToán,BùiVănCông,VươngVăn
Hùng, LườngVănHùng, LườngVăn
Lả và Phạm Văn Nhiệm mức án tử
hình về các tội: Bắt cóc nhằm chiếm
đoạt tài sản, hiếp dâm, giết người
và tàng trữ trái phép chất ma túy.
Hai nam bị cáo còn lại là Phạm
Văn Dũng, Cầm Văn Chương lần
lượt bị tuyên phạt 10 và chín năm
tù, cùng về tội hiếp dâm. Bùi Thị
Kim Thu bị tuyên phạt ba năm tù
về tội không tố giác tội phạm.
HĐXX cho rằng hành
vi của các bị cáo là thú
tính, không còn tính
người, làm cho nhân
dân hoang mang, lo sợ;
gây ra cảnh đau thương,
tang tóc cho gia đình
nạn nhân.
Đủ căn cứ kết tội các bị cáo
Suốt quá trình xét xử, vợ chồng Bùi Văn Công - BùiThị KimThu vàVương
Văn Hùng liên tục kêu oan. Công và Thu cương quyết không nhận tội vì
không chứng kiến, không liên quan gì; còn Hùng chỉ thừa nhận tội danh
bắt cóc nhằmchiếmđoạt tài sản chứ không hiếp dâmvà sát hại nạn nhân.
Tuy nhiên, HĐXX khẳng định căn cứ kết quả điều tra của CQĐT, VKS, kết
luậngiámđịnhpháp y, lời khai và bản tự khai của chính các bị cáo cũngnhư
kết quả tranh luận công khai tại tòa, tòa có đủ căn cứ để kết tội các bị cáo.
Kiến nghị khởi tố thêm tội
Ngoài tuyên án tù về các tội danh
theo cáo trạng củaVKS, HĐXX còn
chấp nhận kiến nghị của luật sư gia
đình người bị hại về việc khởi tố
thêm tội che giấu tội phạm đối với
Bùi Thị Kim Thu.
HĐXXcho rằngThu là vợ của Bùi
Văn Công. Tất cả hành vi phạm tội
giết người, hiếp dâm của Công cùng
các bị cáo khác Thu đều biết rất rõ.
Mặc dù có đủ điều kiện để khai báo
và tố giác với cơ quan chức năng
nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi
phạm tội của các bị cáo nhưng Thu
đã không làm.
Tại CQĐT cũng như tại tòa, Thu
không nhận tội, quanh co, gây khó
khăn cho cơ quan tố tụng. Bị cáo
chứng kiến cả hành vi hiếp dâm và
giết người nên phải chịu tình tiết
tăng nặng là phạm tội nhiều lần,
cần áp dụng khung hình phạt cao
nhất của tội danh bị truy tố.
Đặc biệt là tài liệu, hồ sơ vụ án
cho thấy khi biết hành vi hiếp dâm,
giết người của các bị cáo khác, Thu
đã bị Bùi Văn Công dọa giết nếu đi
khai báo với cơ quan công an. Vì lo
sợ Thu đã không dám tố giác. Tuy
nhiên, khi các bị cáo đưa thi thể nạn
nhân đến ngôi nhà hoang và nói với
Thu sẽ giả vờ tình cờ phát hiện xác
người chết rồi đi báo cơ quan chức
năng, Thu đã đồng ý kế hoạch này.
Tại CQĐT, Thu khai Công là
người liên quan đến cái chết của
nữ sinh CMD, từ đó CQĐT tiến
hành mở rộng vụ án. Tuy nhiên,
tại tòa hai bị cáo này lại không
khai nhận về hành vi phạm tội
của mình.
Để đảm bảo không bỏ lọt tội
phạm, HĐXX kiến nghị VKSND
tỉnh Điện Biên đề nghị CQĐT xem
xét, khởi tố Bùi Thị Kim Thu về
tội che giấu tội phạm.
Ngay sau khi thẩm phán chủ tọa
dứt lời, cả hội trường phía dưới
vỗ tay rần rần.•
HĐXX TAND TP Hà Nội đã đưa ra một số thông tin về
việc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của hai bị cáo trên.
Với bị cáo Son thì là gia đình của bị cáo đã tự nguyện nộp
lại hết số tiền nhận hối lộ. Qua đó cho thấy bị cáo đã thể
hiện sự ăn năn hối cải nên tòa án không nhất thiết phải áp
dụng hình phạt cao nhất là tử hình như đề nghị của VKS.
Phạm Nhật Vũ được phạt nhẹ đáng kể do đã khắc phục
toàn bộ thiệt hại của vụ án. Vũ còn là doanh nhân có
nhiều thành tích, hoạt động từ thiện, được nhiều tổ chức,
cá nhân gửi đơn xin khoan hồng…
Các lý giải này đã giải đáp được phần nào những thắc
mắc trước đó của dư luận. Bởi lẽ khi phi vụ đổ bể, nếu
nhiều bị cáo sớm nộp hàng ngàn tỉ đồng để chuộc tội thì
bị cáo Son vẫn chưa đóng đồng nào và gần ngày tuyên án
chỉ mới trả lại gần 1/3 số tiền nhận hối lộ...
Lập tức tỉ lệ trên làm nhiều người nhớ đến một đặc ân mới
dành cho nhóm tội tham nhũng. Đại loại là người phạm tội
nhận hối lộ được giữ mạng sống nếu chịu nộp lại ít nhất 3/4
tài sản nhận hối lộ. Vậy là có ngay vô số dự đoán “phen này
ổng chết chắc!”.
Thực ra hiện không có quy định nào về tỉ lệ khắc phục
hậu quả đối với người đang chờ kết án tựa như bị cáo Son
ở thời điểm VKS luận tội cả. BLHS 2015 (đã sửa đổi năm
2017) chỉ quy định tỉ lệ này đối với người đã bị kết án về
tội nhận hối lộ và tham ô tài sản mà thôi.
Chính xác thì điểm c khoản 3 Điều 40 BLHS quy định:
“Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu
thuộc một trong các trường hợp sau đây: c) Người bị kết
án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau
khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham
ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng
trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập
công lớn”.
Có lẽ từ vụ án đình đám này các nhà làm luật nên định
lượng luôn mức khắc phục hậu quả dành cho các trường
hợp bị truy tố theo khung có mức tử hình để ai nấy dễ thực
hiện. Tỉ lệ để được xem xét không bị kết án tử cũng có thể
là 3/4 chẳng hạn. Song song đó, khi tiền nhận hối lộ được
phát hiện lớn quá sức tưởng tượng, vượt rất xa con số 1 tỉ
đồng đang được chọn thì khung hình phạt cao nhất cũng
cần được tính lại cho sát với thực tế hơn. Có vậy mới bớt
đi những đồn đoán hay những phán quyết khó phân định
đúng, sai của các tòa khi “tha” cũng được mà “trảm”
cũng xong.
Tội đưa hối lộ của bị cáo Phạm Nhật Vũ cũng có điều
cần bàn thêm. Tổng số tiền phạm tội được phát hiện của
Vũ càng cho thấy con số 1 tỉ đồng được dùng làm căn cứ
quy định khung hình phạt cao nhất (12-20 năm tù) là hết
sức lạc hậu. Rồi mức án phạt ba năm tù giam không chỉ
dưới mức quy định quá đỗi mà còn có sự cách biệt khá xa
so với những vụ án đưa hối lộ tương tự từng được xét xử.
Đơn cử là trường hợp của Ngô Anh Quốc (cựu phó tổng
giám đốc VN Pharma) liên quan đến vụ án buôn bán hàng
giả là thuốc chữa bệnh xảy ra tại Công ty CP VN Pharma.
Giống như Vũ, Quốc được các cơ quan tố tụng xác định là
đã tự thú (chủ động khai báo hành vi đưa hối lộ trước khi
bị phát giác).
Tuy nhiên, khác rất nhiều so với Vũ, Quốc bị cho là
đã đưa hơn 10 tỉ đồng để chạy án, ít hơn Vũ gần 14 lần.
Quốc còn từng được VKSND Tối cao đồng ý miễn trách
nhiệm hình sự và có nhiều lần được Cơ quan An ninh điều
tra Bộ Công an đề nghị miễn trách nhiệm hình sự nhưng
các tòa án đã không đồng ý. Ở Vũ không hề có các đề
nghị đáng lưu ý này.
Theo đó, làm sao Quốc và số đông dễ dàng chấp nhận
được việc Vũ được xét hưởng chính sách hình sự đặc biệt
(từ dùng của một lãnh đạo Bộ Công an, VKSND TP Hà
Nội… chứ BLHS không có chữ nào quy định), còn Quốc
thì bị năm năm tù, cao hơn Vũ hai năm?
Nhất định là tội đưa, nhận hối lộ cần được tiếp tục xem
xét hoàn thiện để giảm thiểu sự tùy nghi, chủ quan từ
chính các cơ quan giữ cán cân công lý. Trước mắt, những
người có quyền, tiền cứ xem đại án MobiFone - AVG là
lời răn đắt giá để không phạm tội vì sẽ có rất nhiều mất
mát phải nhận lãnh chứ không chỉ là những đồng tiền
đong đếm được.
THU TÂM
VụôngNguyễnBắcSon:
Đúng, sai ở 2mức án
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook