302-2019 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 30-12-2019
Từ 1-1-2020: Đã uống rượu
Từ ngày 1-1-2020, Luật Phòng,
chống tác hại của rượu bia sẽ bắt
đầu có hiệu lực. Đáng chú ý theo
quy địnhmới, đã uống rượu bia
không được phép lái xe máy, chỉ có
đi bộmới được nếm ít rượu bia.
N.HIỀN-N.TÂN- T.PHAN
T
ại Điều 5 của luật này có
13 hành vi bị nghiêm cấm
trong phòng, chống tác hại
của rượu bia. Trong đó đáng
chú ý là hành vi: “Điều khiển
phương tiện giao thông mà
trong máu hoặc hơi thở có
nồng độ cồn”.
Mong chờ pháp luật
được thực thi
Nhưvậy, kểtừngày1-1-2020,
câu cửa miệng “đã uống rượu
bia, không lái xe” sẽ chính thức
được luật hóa.
Khi chúng tôi thử khảo sát,
ghi nhận ý kiến của người dân,
các chuyên gia luật, chuyên
gia văn hóa… thì tất cả ý kiến
đều đồng tình ủng hộ quy định
trên, mong chờ pháp luật được
thực thi.
“Những quy định tại Luật
Phòng, chống tác hại của rượu
bia 2019 thì có phần nghiêm
hơn những quy định được đưa
ra trước đây. Thay đổi này rất
phùhợpvà sẽgiảmthiểucácvụ
gây tai nạngiao thông liênquan
đến rượu bia, đồng thời hướng
đếnmột xã hội vănminh, hiện
đại hơn” - TS Cao Vũ Minh,
Thư ký tòa soạn tạp chí
Khoa
HọcPhápLýViệtNam,
Trường
ĐH Luật TP.HCM, nói.
Không cấm mời rượu,
chỉ cấm ép rượu
Điều 5 của Luật Phòng, chống tác
hại của rượu bia 2019 có quy định
cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép
buộc người khác uống rượu bia.
Những ngày qua trên mạng xã hội
đang bàn tán xôn xao về quy định
mới này, có nhiều ý kiến cho rằng
mời người khác uống rượu bia cũng bị cấm. Cách hiểu như
vậy là chưa đúng.
Cần hiểu rằng uống rượu, uống bia không phải là một
hành vi bị cấm và theo tập quán của người Việt Nam lâu nay
“khách đến nhà không trà thì rượu”. Do đó việc mời nhau
một, hai ly rượu là việc hết sức bình thường.
Hành vi cấm ở đây cần xác định là xúi giục, kích động, lôi
kéo, ép buộc người khác uống rượu bia. Kích động có nghĩa
là anh gièm pha và có những hành vi ép người ta, đưa người
ta vào trong trạng thái mất tự chủ. Ví dụ, nhiều người có
quan niệm “nam vô tửu như kỳ vô phong”, nam mà không
uống rượu bia xem như là đàn bà, mặc váy… rồi gièm pha
thì đây mới chính là hành vi bị cấm.
Ví dụ, khi sếp mời lính uống mà cứ dụ: “Vô đi, uống đi,
không uống sẽ không lên lương, không thăng chức” thì đó
là lôi kéo, ép buộc, là hành vi bị cấm.
Còn nếu hai người quý mến nhau, mời nhau một ly bia
và người được mời (trên 18 tuổi) tự nguyện uống tùy vào
khả năng của mình là chuyện hết sức bình thường, không
bị cấm.
TS
CAO VŨ MINH
,
Thư ký tòa soạn tạp chí
Khoa Học Pháp Lý Việt Nam,
Trường ĐH Luật TP.HCM
Cha mẹ phải làm gương
Luật Phòng, chống tác hại rượu bia 2019 nêu cao trách
nhiệm, vai trò của gia đình trong việc phòng, chống tác hại
của rượu bia. Tôi nghĩ vấn đề này cha mẹ phải đặc biệt làm
gương.
Trên thực tế, tôi nhận được rất nhiều lá thư có những đứa
trẻ giận mẹ vì mẹ cứ mỗi buổi chiều về đều ngồi trên ghế
sofa chửi do đã quá say. Có những trường hợp những đứa
trẻ bắt đầu uống rượu bia từ rất sớm bởi xuất phát từ việc
cha của chúng thường xuyên say xỉn. Thường thì các ông
bố hay dẫn các con mình đi tham gia những bữa tiệc và cứ
nghĩ đó là vinh dự. Dần dần những đứa trẻ thấy những bữa
nhậu và cách nói trong bữa nhậu đó
trở thành thói quen, điều này không
tốt chút nào. Do đó cha mẹ phải
làm gương từ việc không uống rượu
trước mặt con hoặc những bữa tiệc
tùng không cho con cùng tham gia,
cùng uống rượu chung với cha mẹ.
Theo thống kê thì tỉ lệ dùng rượu
bia của nước ta khá cao. Sử dụng
quá nhiều rượu bia sẽ tác động đến não bộ, cơ thể con
người, đặc biệt là tác động đến nòi giống sau này. Mỗi
người cứ thường xem uống rượu bia là vì mối quan hệ xã
hội nhưng khi rượu bia vào thì mình sẽ thiếu tỉnh táo, nói
những lời thiếu chuẩn mực, mất quan hệ xã hội lúc nào
không hay.
TS
NGUYỄN THÀNH NHÂN
,
cố vấn cao cấp
về kỹ năng thực hành xã hội của
Trung tâm Đào tạo tài năng trẻ Thái Bình Dương
Vận động người dân đăng ký
hạn chế sử dụng rượu bia
Luật Phòng, chống tác hại rượu bia quy định rất rõ về nhiệm
Nhiều người lo ngại
khi đã cận ngày quy
định nêu trên có
hiệu lực nhưng vẫn
chưa có nghị định
hướng dẫn thi hành
xử phạt.
Tuy nhiên, nhiều người lo
ngại khi đã cận ngày quy định
nêu trên có hiệu lực nhưng
vẫn chưa có nghị định hướng
dẫn thi hành xử phạt.
Liên quan đến vấn đề này,
Nghị định 46/2016 hiện nay
chia ra hai trường hợp đối
với người điều khiển xe máy
và ô tô. Đối với xe máy thì
người lái xe khi có nồng độ
cồn vượt quá mức cho phép
mới bị xử phạt nhưng riêng
ô tô là nguồn nguy hiểm cao
độ nên chỉ cần có nồng độ
cồn thì đã bị xử phạt.
Trong khi đó, theo Luật
Phòng, chống tác hại của
rượu bia 2019 thì cả người
điều khiển xe máy và người
điều khiển ô tô có nồng độ
cồn đều bị cấm.
“Vì thế, sắp tới đây Nghị
định 46 và cả Luật Giao thông
đường bộ phải được sửa đổi
theo hướng phù hợp với Luật
Phòng, chống tác hại của rượu
bia 2019” - TS Cao Vũ Minh
nhận xét.
Chờ có nghị định
hướng dẫn để
áp dụng xử phạt
Trao đổi với chúng tôi, một
cán bộ thuộc Phòng CSGT
đường bộ - đường sắt (PC08),
Công an TP.HCM cho biết có
nắm bắt thông tin này qua
truyền thông báo chí nhưng
hiện chưa có văn bản hướng
dẫn cụ thể để triển khai.
Theo vị này, từ trước đến
nay lực lượng CSGT vẫn căn
cứ theo quy định tại Luật Giao
thông đường bộ và Nghị định
46 để xử phạt các vi phạm
liên quan đến nồng độ cồn.
“Tuy nhiên, lúc đó người điều
khiển xe máy vẫn được phép
lưu thông khi có nồng độ cồn
dưới 0,25ml/lít khí thở, ô tô thì
tuyệt đối không. Còn hiện nay
theo luật mới không được sử
dụng rượu bia khi điều khiển
tất cả loại phương tiện, kể cả
xe máy. Luật ra nhưng phải
chờ văn bản, thông tư hướng
dẫn” - vị này nói.
Vị cán bộ này nhìn nhận
số đông người dân đồng tình
ủng hộ quy định cấmcả người
điều khiển xe máy uống rượu
bia dù chỉ một giọt, bởi hậu
quả của việc sử dụng rượu
bia khi tham gia giao thông
rất lớn và ai cũng thấy.
Vị cán bộ này cho biết
thêm thực tế việc sử dụng
rượu bia trong giao tiếp của
Kể từ ngày 1-1-2020, kể cả người đi xemáy cũng không được uống rượu bia dù chỉ một giọt. Ảnh: HỮU TÂM
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook