Xuan-final-2019 - page 15

Ô
ng “vua rác” đó
chính là David
Dương, Chủ tịch
HĐQT kiêm
TGĐ Công ty
TNHH Xử lý chất thải Việt
Nam (VWS), Việt kiều Mỹ
đầu tiên về TP.HCM đầu tư
Khu liên hợp xử lý chất thải
Đa Phước, góp tay giải quyết
chuyện rác cho TP.HCM trong
12 năm qua.
Tặng siêu xe rác cho Sài Gòn,
Long An, Kiên Giang
Trong suốt 12 năm qua, sự
đóng góp lớn lao của ông về
việc giải quyết cho thành phố
này về chuyện rác đáng được
ghi nhận… Đến hôm nay,
mỗi lần trở về Việt Nam, bất
kể giờ nào, ngày nào, tháng
nào… ông vẫn luôn đau đáu
tìm cách để thành phố này
sạch hơn, đẹp hơn…
Một trong những dấu ấn
đáng ghi nhận trong năm
2018 đó là việc David Dương
nhập về 8 siêu xe thu gom rác
sử dụng khí nén thiên nhiên
(CNG) để tặng cho TP.HCM,
Long An và Kiên Giang (mỗi
địa phương hai chiếc) mang
thương hiệu Peterbilt Model
520 (do Mỹ sản xuất).
Theo ôngDavidDương, mục
đích tặng cho mỗi tỉnh, thành
hai chiếc xe vận chuyển rác
hiện đại nhằm chung tay cùng
với các địa phương để góp phần
bảo vệ môi trường. Tổng kinh
phí tặng sáu chiếc xe nói trên là
hơn 60 tỉ đồng. Đây là mẫu xe
thông minh, an toàn, hiệu suất
cao và bảo vệ môi trường khi sử
dụng khí nén CNG.
“Một chiếc xe đặc biệt này có thể
vận chuyển khoảng 10 tấn rác. Xe
có bộ phận ép rác tại chỗ, hai thùng
chứa nước rỉ thải hai bên để tránh
vương vãi ra đường phố, hệ thống
camera quan sát 360 độ và bốn
hướng nhằm giúp tài xế dễ dàng
quan sát xung quanh, giảm thiểu
tai nạn đáng tiếc. Trên xe có hệ
thống phun sương tự động khử mùi
hôi. Đặc biệt, mỗi khi tài xế đạp
thắng, dừng xe thu gom rác hoặc
xe dừng tại các ngã tư chờ đèn tín
hiệu giao thông, xe sẽ tỏa ra mùi
hương thơm, giúp người dân xung
quanh không có cảm giác khó chịu.
Xe sử dụng nhiên liệu sạch CNG,
góp phần giảm phát thải khí độc ra
môi trường”,
ông David Dương
chia sẻ.
Ông tiết lộ đang nghiên
cứu, thiết kế mẫu thùng rác
đường phố để tặng cho thành
phố. Thành phố đi đâu cũng
thấy rác. Rác quá nhiều. Vì
vậy, cần phải có nhiều thùng
rác đẹp, thuận tiện và thẩm
mỹ để người dân bỏ rác đúng
nơi, đúng chỗ…
Được biết, hiện trung bình
mỗi ngày Khu liên hợp xử lý
chất thải Đa Phước tiếp nhận
5.000 tấn rác, chôn lấp theo
công nghệ Hoa Kỳ.
Theo chủ trương chung,
TP.HCM yêu cầu VWS chuyển
đổi phương thức xử lý rác khoảng
2.000 tấn/ngày bằng công nghệ
đốt thay cho công nghệ chôn lấp
như hiện nay.
Về vấn đề này, ông David
Dươngchobiết: “
Rác ởTP.HCM
hiện nay độ ẩm lên tới 50-60% và có
tới 70-80% rác hữu cơ, nếu đốt hết
chi phí rất cao và rất phí vì đốt chỉ
tạo ra điện. Trong khi rác hữu cơ có
thể phân hủy nhanh cho ra khí thải
nhiều. Rác có thể sản xuất thành
phân hữu cơ theo phương pháp ủ kỵ
khí (AD). Hiện theo yêu cầu của TP
thì VWS cũng đang trình phương án
thay đổi công nghệ của mình để hạn
chế chôn lấp và hướng đến việc biến rác
thành điện, khí nén lỏng, phân hữu
cơ để làm nguyên liệu cho sản xuất
sạch… Cuối cùng thành phần rất ít
còn lại, không mang lại lợi ích cho xã
hội mới đưa vào lò đốt, sản xuất ra
điện. Chúng tôi đang nỗ lực để trong
khoảng 10 năm tới sẽ đi theo hướng
làm sao chỉ còn khoảng 15% rác cho
chôn lấp
”.
Theo ông David Dương,
năm 2019 được xem là năm bản
lề để chuyển đổi công nghệ của
VWS (nếu tờ trình đầu tư được
thành phố thông qua sớm).
Nhờ đó VWS sẽ tạo ra thêm
công ăn việc làm thông qua lộ
trình đầu tư công nghệ xử lý
rác mới. Tất cả mang lại lợi ích
cho xã hội, nông nghiệp và tăng
ngân sách thành phố.
Người ta làm vua, có ngai vàng,
có nhung lụa… Còn tui, họ gọi là
vua rác và cuộc đời của tui toàn mãi
lo chuyện rác
…”, David Dương
cười phân bua khi nói về hai
chữ “vua rác” và cho biết thêm:
Đã là rác sao lại không có mùi.
Tôi không bao biện chuyện
phản ảnh mùi hôi của người
dân quanh khu Đa Phước. Với
VWS, những lúc nghe thông
tin có mùi hôi cũng chính là cơ
hội tốt để chúng tôi thẩm tra
và đánh giá lại quy trình xử lý
của chính mình. Ai sai người đó
chịu…Mùi rác khác. Mùi phân
hầm cầu khác. Mùi bùn cống
khác… Chúng tôi rất mong có
sự đánh giá khách quan, khoa
học và có bằng chứng.
“Vua rác” trả ơn, trả nghĩa
cho cộng đồng
Rác cho thành phố, David đã
tặng siêu xe. Thế nhưng cái thùng
rác cho dân nghèo cũng không
được quên bởi rác không được bỏ
vô thùng thì rác sẽ phát tán rồi
gây ô nhiễm môi trường
”, David
Dương ưu tư chia sẻ.
Nói là làm. Trong năm 2018,
David Dương quyết định tặng
381 thùng rác cho người dân
xã Đa Phước (huyện Bình
Chánh). Trong đó, 258 thùng
rác dành cho hộ gia đình và 123
thùng rác lắp đặt ở các khu vực
công cộng (các điểm hẻm) trên
địa bàn xã Đa Phước, huyện
Bình Chánh… Tổng kinh
phí tặng 381 thùng rác này do
VWS tài trợ nhằm góp phần
thực hiện kế hoạch của UBND
huyện Bình Chánh về việc lắp
đặt thùng chứa rác công cộng
tại các tuyến đường thuộc địa
bàn huyện Bình Chánh cũng
như tăng cường công tác bảo vệ
môi trường theo chủ trương của
UBND xã Đa Phước. “
Bảo vệ
môi trường không nhất thiết là làm
những việc to lớn hay cao siêu mà
xuất phát từ ngay trong ngôi nhà
của chúng ta. Chỉ cần bỏ rác đúng
chỗ, đúng nơi và nếu có thể hãy
phân loại rác ngay chính trong ngôi
nhà của bạn…Đó chính là việc bạn
làm cho ngôi nhà sạch hơn và môi
trường sống của bạn xanh hơn
”,
ông David Dương nói.
Sau chuyện rác là chuyện
môi trường. Sau đó nữa là
cái ân tình “trả nợ cho đời”
mà ông luôn đau đáu. Ông
thành lập quỹ cộng đồng
mang tên ông (Quỹ hỗ trợ
cộng đồng David Dương),
quỹ phi lợi nhuận nhằm giúp
người nghèo có vốn làm
ăn, vươn lên thoát nghèo…
Người nghèo khá hơn, trả
nợ, lại cho người khác mượn
vốn làm ăn… David chia sẻ,
cho mượn vốn làm ăn chứ
không phải cho vay!
Cái vóc dáng nhỏ của ông
không nói hết được điều gì. Thế
nhưng đôi vai ông đủ mạnh mẽ
để gánh vác mọi việc. Hằng
năm, ông muốn hàng trăm
người công nhân của VWS hay
bà con nghèo ở huyện Bình
Chánh phải được khám sức
khỏe định kỳ, trẻ em phải được
vui chơi… Mọi người phải có
niềm vui, nhà nhà phải có sức
khỏe và ấm no… Tất cả điều
đó mới làm trái tim David ấm
áp và an nhiên.•
“Người ta làm vua, có ngai
vàng, có nhung lụa… Còn tui, họ
gọi là “vua rác” và cuộc đời của
tui toàn mãi lo chuyện rác…”,
David Dương.
Xuân không về quê hương như cây không cội…
Ông David Dương bận rất nhiều việc vì phải quản lý một
công ty chuyên xử lý rác ở bang California (Mỹ). Thế nhưng
Tết nào ông cũng về Việt Nam. Đặc biệt, ông nói rằng,
khoảnh khắc giao thừa 30 Tết được thắp hương cho ông bà,
tổ tiên ngay trên quê hương của mình thì ông mới thấy an
lòng. Hỏi ông sau tổ tiên, ông nghĩ gì tiếp theo. Ông trả lời là
nghĩ về mấy trăm anh em lao động của công ty. Bởi vì ngày
30 Tết, gần như ai cũng đã nghỉ ngơi nhưng cán bộ, chuyên
gia và công nhân của ông, ngày 30 Tết vẫn phải làm việc.
Ở California, ông là “vua rác”. Ở TP.HCM,
ông được gọi là “vua rác”. Nói chuyện với
ông, lúc nào cũng là chuyện rác… và cuộc
đời của ông luôn mãi ưu tư chuyện rác…
PHI LÂN
mãi lochuyện rác
ởSài Gòn
Ông
“vua rác”
Cổng vào của Khu liên hợp
xử lý chất thải Đa Phước.
ÔngDavidDương.
A
XuânKỷHợi 2019
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16,17,18,19,20,21,22,23,24,25,...109
Powered by FlippingBook