Xuan-final-2019 - page 6

4
XuânKỷHợi 2019
T
heo lời Phó Thủ
tướng Vương Đình
Huệ, những ngày
cuối cùng của năm
2018, Thủ tướng và
các thành viên Chính phủ đều
“online” 24/24. Tất cả đều chờ
đợi thời khắc cuối cùng của
năm cũ qua đi nhưng không
phải theo cách thông thường.
Và khi những địa phương
cuối cùng báo cáo đã vượt thu,
khiến cho ngân sách quốc gia
có thêm 100.000 tỷ đồng, thì
kết quả tăng trưởng 2018 đã
trở nên thuyết phục. Bởi đó
là minh chứng sống động nhất
cho những con số tăng trưởng
cao mà ít nhiều có người còn
băn khoăn.
“Năm 2018 chúng ta đã
thắng lợi toàn diện. 12 chỉ
tiêu Quốc hội giao đã hoàn
thành, có tới 9 chỉ tiêu vượt
mức được giao. Nhiều chỉ tiêu
thậm chí còn cao hơn số liệu
đã báo cáo với Quốc hội ở kỳ
họp thứ 6 hồi cuối năm 2017”
- Phó Thủ tướng Vương Đình
Huệ chia sẻ.
Có “của ăn của để”
. Phóng viên:
Thưa Phó
Thủ tướng, tăng trưởng GDP
2017 đã đạt 7,08%, vượt xa
chỉ tiêu Quốc hội giao. Đây phải
chăng là tin vui nhất?
+ Phó Thủ tướng Vương
Đình Huệ:
Đúng là tỷ lệ
tăng trưởng 7,08% mang lại
niềm vui, là tỷ lệ tăng trưởng
cao nhất trong 11 năm qua.
Và điều cần phải nhắc tới đó
là tăng trưởng 2018 rất toàn
diện cả về cung, cầu. Động
lực cốt lõi của tăng trưởng
năm nay vẫn là công nghiệp
chế biến, chế tạo và dịch vụ.
Cùng với đó là nông nghiệp
đã phục hồi, đóng góp quan
trọng vào tăng trưởng, làm
cho tăng trưởng trở nên bền
vững hơn.
. Có lẽ điều đó cũng khiến ngân
sách quốc gia nhiều… tiền hơn,
thưa Phó Thủ tướng?
+
Chúng tôi cũng khá bất
ngờ khi ngân sách vượt thu
hơn 100.000 tỷ đồng ở cả
trung ương và địa phương, cả
thu nội địa và xuất nhập khẩu...
Tức là chúng ta có “của ăn của
để” đấy! Đây là minh chứng
thuyết phục cho tỷ lệ tăng
trưởng 7,08%. Ở khía cạnh
này, ngoạn mục nhất phải kể
đến TP.HCM khi hoàn thành
dự toán thu ngân sách ở mức
100,47%, đạt hơn 378.000 tỷ
đồng. Chúng ta nhớ rằng cả
TP.HCM và Hà Nội năm
qua đều được giao thu ngân
sách khá cao, trên 20% so
với năm 2017, nên việc hoàn
thành và vượt dự toán thu của
TP.HCM cũng như Hà Nội,
Hải Phòng… là sự cố gắng, nỗ
lực rất lớn.
. Một số lĩnh vực khác chắc
cũng rất ấn tượng. Phó Thủ
tướng có thể điểm qua vài lĩnh
vực nền tảng?
+ Chẳng hạn như FDI. Năm
2018, chúng ta thu hút FDI ở
mức như năm 2017. Nhưng
điều đặc biệt là giải ngân vốn
FDI lại tăng hơn 9,1%, cao
nhất từ trước tới nay. Cụ thể
là đã có 19,1 tỷ USD được
giải ngân.
Hoặc ở lĩnh vực du lịch.
Năm nay Việt Nam thu
hút được khoảng 15,5 triệu
khách du lịch quốc tế. Đó là
một thành tựu rất đáng kể.
Nên nhớ rằng Nghị quyết
08 của Bộ Chính trị về du
lịch chỉ đặt ra mục tiêu 17
triệu khách du lịch quốc tế
vào năm 2020. Năm 2019,
chúng ta đặt ra chỉ tiêu và có
thể sẽ đạt 18 triệu khách du
lịch quốc tế. Như vậy, chúng
ta có khả năng đạt và vượt
mục tiêu Nghị quyết 08 đề
ra trước một năm.
. Những“dấu chỉ” nào cho thấy
sức khỏe của kinh tế-xã hội bền
vững hơn, thưa Phó Thủ tướng?
+ Nhiều chỉ số cho thấy
những cải cách mạnh mẽ đã
bắt đầu phát huy hiệu quả
như những chủ trương, định
hướng mà Trung ương đã
vạch ra. Đơn cử như tỷ trọng
chi đầu tư của chúng ta trong
tổng chi ngân sách đã đạt đến
27%, trong khi đó chi thường
xuyên lần đầu tiên đã được
kéo xuống dưới 62%, thấp
hơn rất nhiều so với trước đây
là 70% và mục tiêu phấn đấu
là 64%. Thành quả này là nhờ
những kết quả tích cực từ sắp
xếp lại bộ máy, tinh giản biên
chế khu vực hành chính và cả
lĩnh vực sự nghiệp công.
Bên cạnh đó, những chỉ
tiêu về bội chi, nợ công, nợ
chính phủ, nợ nước ngoài của
quốc gia đều thấp hơn mức
mà Trung ương và Quốc hội
giao. Quan trọng nhất, tỷ lệ
trả nợ nước ngoài trên tổng
thu ngân sách nhà nước đã
không vượt “giới hạn đỏ” như
đầu nhiệm kỳ (ở mức 27,3%) ,
mà còn giảm xuống dưới 18%
vào cuối năm 2018.
. Phó Thủ tướng nói rằng
chúng ta đã có “của ăn của để”,
vậy tức là trái phiếu chính phủ
cũng có uy tín hơn?
+ Hiện nay trái phiếu chính
phủ đã cơ cấu lại rất tốt.
Chúng ta đã phát hành thành
công khoảng 192.000 tỷ đồng
với kỳ hạn 12,5 năm. Thời tôi
làm bộ trưởng Bộ Tài chính
thì kỳ hạn phát hành trái phiếu
chính phủ chỉ vào khoảng 2-3
năm thôi. Tôi còn nhớ cuối
năm 2015, Chính phủ phải
xin Quốc hội
phát hành 3 tỷ
USD trái phiếu
quốc tế để cơ
cấu lại nợ trong
nước nhưng đến
nay hoàn toàn
không phải sử
dụng đến.
Đặc biệt hơn, lãi suất phát
hành trái phiếu chính phủ
đã giảm từ 5,98% năm 2017
xuống còn 4,67% năm 2018.
Lãi suất giảm thì đầu tư công
càng hiệu quả.
Nhưng quan trọng hơn, năm
2019, Chính phủ xác định sẽ
thúc đẩy, phát triển mạnh thị
trường trái phiếu doanh nghiệp,
nhằm huy động nguồn lực
trong nước, kéo dư nợ nước
ngoài của quốc gia xuống tỷ
lệ thấp hơn. Tôi cho rằng thị
trường trái phiếu doanh nghiệp
2019 sẽ rất phát triển.
“Phải hơn 2018 toàn diện”
. Thưa Phó Thủ tướng, với
“thiên thời, địa lợi, nhân hòa”
như thế, phải chăng năm 2019
Chính phủ mới mạnh dạn đưa
“bứt phá” vào phương châm
hành động?
+ Trước hết, từ đầu nhiệm
kỳ đến nay, nền kinh tế đã
quen hơn với các “va đập” từ
bên ngoài rồi. Như tôi nói,
thậm chí nền kinh tế còn tạo ra
“vùng đệm” để
có thêm dư địa
chống chọi với
những tác động
không thuận từ
bên ngoài.
Thật
ra
Chính phủ đã
nhận diện được
các rủi ro, thách thức và đề ra
giải pháp củng cố nền tảng vĩ
mô cho cả giai đoạn đến năm
2020. Đồng thời, Chính phủ
cũng đang tích cực chuẩn bị xây
dựng chiến lược phát triển kinh
tế-xã hội cho giai đoạn 2021-
2030 để trình Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XIII.
Các biện pháp đẩy mạnh cải
thiện môi trường đầu tư kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia, thúc đẩy cổ
phần hóa thực chất, cắt giảm
chi phí cho doanh nghiệp và xã
hội cũng đã được tính đến. Đó
Mỗi bộ, ngành, địa phương,
mỗi cơ quan, đơn vị và cá
nhân phải có tinh thần nỗ lực,
bứt phá hơn để về đích thì
mới có thể đạt được mục tiêu
đặt ra.
“Chúng ta có sự đoàn kết, nhất trí cao,
lắng nghe trên tinh thần của một chính phủ kiến tạo,
hành động, phục vụ người dân và
doanh nghiệp” - Phó thủ tướng Vương Đình Huệ.
CHÂN LUẬN
thực hiện
bứt phá
2019
Độnglựccốtlõicủatăngtrưởng2018làcôngnghiệpchếtạo,chếbiếnvàdịchvụ.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...109
Powered by FlippingBook