Xuan-final-2019 - page 8

6
XuânKỷHợi 2019
T
rung bình một ngày Sở Tư pháp
TP tiếp nhận khoảng 800 hồ sơ
hành chính các loại, đây là số lượng
phải giải quyết khá lớn. Vì thế ông
Huỳnh Văn Hạnh luôn nhắc nhở cán
bộ, công chức phải chú ý đến công tác cải cách
hành chính. Bởi ngoài việc thể hiện tốt vai trò
là cơ quan tham mưu cho TP trong công tác xây
dựng và hoàn thiện pháp luật thì việc tiếp nhận
và giải quyết hồ sơ của người dân, doanh nghiệp
luôn phải được chú trọng.
Ông Hạnh nói: “Công chức ngành tư pháp
TP luôn xác định là người phục vụ để giúp và gỡ
vướng về pháp lý cho người dân, doanh nghiệp,
chứ không phải là nơi để ban ơn”.
Phải nêu gương, không hô hào khẩu hiệu
. PV:
Hình ảnh không ít ngày dù đã 18-19 giờ
nhưng các phòng làm việc của Sở Tư pháp TP.HCM
vẫn sáng đèn, nhiều cán bộ, công chức vẫn miệt mài đọc
hồ sơ, gõ bàn phím. Vậy đó là thái độ phục vụ hay là do
công việc quá tải, thưa ông?
+
Ông
Huỳnh Văn Hạnh:
Tôi cho rằng vì cả
hai. Trước hết là biên chế của Sở trong ba năm nay
đã giảm 13% mà không có chủ trương được tuyển
thêm người trong khi khối lượng công việc ngày
càng tăng. Đặc biệt là bộ phận giải quyết thủ tục
hành chính đến ngày giờ đã hẹn là phải hoàn tất hồ
sơ, nếu không thì phải gửi thư xin lỗi theo quy định.
Tuy nhiên, cũng chính vì hoàn cảnh khó khăn
ấy mà tính chuyên nghiệp và sự phục vụ của cán
bộ, công chức tăng lên. Vì quá tải nên phải làm
thêm giờ để đúng hẹn hồ sơ nhưng ngược lại,
việc làm thêm giờ cũng thể hiện thái độ tôn trọng
người dân, doanh nghiệp để thực hiện tốt những
cam kết với tâm thế của người phục vụ.
. Nhiều người dân, doanh nghiệp từng đến làm hồ sơ
đánh giá rằng cán bộ tư pháp tại TP.HCM ngày càng
chuyên nghiệp và tận tình. Từ chỗ ngồi làm việc, nơi
tiếp dân cho đến cung cách của cán bộ hướng dẫn hồ sơ
đều có trách nhiệm cao. Vậy theo ông kết quả ấy có được
là do đâu?
+ Theo tôi đây là kết quả của nhiều giải pháp
đồng bộ mà trước hết là vấn đề con người. Sở
đã chú trọng trong chất lượng tuyển chọn nhân
sự ngay từ đầu vào. Qua trình làm việc Sở cũng
xây dựng được đội ngũ cán bộ có chất lượng,
được đào tạo bài bản nên kiến thức nền tảng
tốt. Chúng tôi cũng thường xuyên giáo dục về
tư tưởng, phẩm chất đạo đức của cán bộ, công
chức, sự gương mẫu, nêu gương của người đứng
đầu tại phòng, đơn vị và ban giám đốc Sở. Nếu
anh em không trực tiếp nhìn thấy cấp trên mình
chuẩn trong tác phong và công việc thì sẽ khó
thuyết phục được họ.
Ngoài ra, trong điều kiện kinh phí hạn hẹp
nhưng Sở luôn dành phần kinh phí thỏa đáng
để trang bị cơ sở, vật chất để tạo điều kiện tốt
nhất phục vụ người dân. Thực hiện nhiều giải
pháp trong cải cách hành chính, tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin để giải quyết hồ sơ
nhanh chóng, chính xác, thường xuyên thanh
tra, kiểm tra, nhắc nhở công chức về tinh thần,
thái độ phục vụ…
Công chức ngành tư
pháp TP luôn xác định
là người phục vụ để
giúp và gỡ vướng về
pháp lý cho người
dân, doanh nghiệp,
chứ không phải là nơi
để ban ơn.
THANH TÙNG
thực hiện
T
húc đẩy đổi mới, sáng tạo là một trong
những định hướng chính sách lớn của
Chính phủ hiện nay. Trong năm 2018,
chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam đã
tăng thêm hai bậc lên vị trí 45/126 quốc
gia/nền kinh tế được xếp hạng. Đây là một thành
tựu rất quan trọng và rất đáng ghi nhận trong bối
cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra
ngày càng sâu rộng khắp nơi trên thế giới.
Tuy nhiên, công bằng mà nói, chúng ta vẫn chỉ
mới được xếp hạng trên mức trung bình của thế
giới một ít. Cụ thể là đứng thứ 45 trên 126 quốc
gia. Với vị trí trung bình thì tất nhiên thu nhập
cũng chỉ ở mức trung bình; hưởng thụ đời sống
vật chất và tinh thân cũng chỉ ở mức trung bình;
trọng lượng của tiếng nói trên diễn đàn thế giới
nếu không có những nô lực vượt bậc hơn nữa thì
khó tạo ra đột biến.
Tuy nhiên, trung bình không phải là một định
mệnh. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải nhanh chóng
khắc phục những trở ngại trên con đường đổi mới
và sáng tạo của đất nước.
Trở ngại thứ nhất là chủ nghĩa giáo điều.
Chủ
nghĩa giáo điều làm tê liệt khả năng đổi mới tư
duy. Nghĩa là chúng ta không bao giờ dám nghĩ
khác với những giáo điều đã được đóng gói sẵn
và đông lạnh sẵn. Mà không nghĩ khác thì cũng
không thể làm khác. Đổi mới, sáng tạo vì vậy
chính là quá trình giải phóng đất nước thoát
khỏi những giáo điều xưa cũ. Thực tế hơn 30
năm đổi mới vừa qua cho thấy các giáo điều này
được tháo gỡ đến đâu thì đất nước ta phát triển
vượt bậc đến đấy.
Trở ngại thứ hai là hệ thống giáo dục
thiên về
“gọi dạ, bảo vâng”. Mặc dù hệ thống giáo dục của
chúng ta đã có nhiều cải cách và cũng đạt được
không ít thành tựu, tuy nhiên mô thức đào tạo
con người tuân thủ hơn là con người phản biện
thì vẫn còn đó. Không dám phản biện, không biết
phản biện thì quá khứ là không thể vượt qua. Nếu
quá khứ không chỉ là nền tảng mà còn là đỉnh cao
vòi vọi che khuất tương lai thì làm sao có thể đổi
mới và sáng tạo được!
Mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn
diện tất nhiên là rất nhân văn. Tuy nhiên, theo
đuổi mục tiêu này rủi ro cũng không hề nhỏ.
Để áp đặt các chuẩn mực của sự phát triển toàn
diện, chúng ta rất dễ tạo ra một lớp người hao
hao giống nhau và tròn vo như những củ khoai
tây. Mà như vậy thì làm sao có được sự phong
phú và đa dạng của nguồn nhân lực? Một nền
giáo dục tập trung vào việc phát hiện năng khiếu
của từng cá nhân và phát triển năng khiếu thiên
phú đó có vẻ sẽ quan trọng hơn nếu chúng ta
muốn có được nguồn nhân lực cho đổi mới và
sáng tạo.
Trở ngại thứ ba là nạn hàng nhái, hàng giả
tràn
lan. Cái gì cũng bị nhái, cái gì cũng bị làm giả.
Tiền đầu tư cho việc phát triển sản phẩm mới
chưa kịp thu hồi thì mẫu mã sản phẩm đã bị ăn
cắp, các sản phẩm giả đã được bán tràn lan trên
thị trường. Trong trường hợp như vậy, nếu doanh
nghiệp không bị phá sản thì cũng chẳng còn nhuệ
khí để tiếp tục đổi mới và sáng tạo nữa.
Năng lực thực thi pháp luật về quyền sở hữu trí
tuệ hạn chế càng làm cho vấn đề thêm trầm trọng
ở đây. Một bộ phim chưa được chiếu ra rạp đã bị
đăng tải lên mạng xã hội, một phần mềm vừa mới
viết ra đã bị copy vô số bản thì không ai có đủ
nguồn lực tài chính để đầu tư cho đổi mới và sáng
tạo. Và rủi ro hơn, chẳng ai còn có đủ khuyến
khích để đổi mới và sáng tạo.
Trở ngại thứ tư là chủ nghĩa “thân hữu, cánh
hẩu”.
Điều này đang triệt tiêu động lực cạnh
tranh mà không có cạnh tranh, không có nhu cầu
phải đổi mới và sáng tạo. Nếu tồn tại tình trạng
có quan hệ là có hợp đồng, có quyền tiếp cận thị
trường, tiếp cận đất đai, tài nguyên, tiếp cận tài
chính và các nguồn lực khác; không có quan hệ
thì cho dù có đổi mới, sáng tạo đến mấy cũng sẽ
thua cuộc. Như vậy thì khuyến khích là đầu tư
vào quan hệ với các quan chức hay vào đổi mới
và sáng tạo?
Tóm lại, để đổi mới và sáng tạo người Việt
chúng ta sẽ phải vượt qua không ít những khó
khăn, thử thách. Tuy nhiên, những khó khăn, thử
thách nói trên không phải là do trời định, mà phần
nhiều là do sự hạn chế của chính chúng ta. Dám
lột xác, dám vượt qua chính mình là điều kiện
không thể thiếu để làm nên cuộc cách mạng trong
đổi mới và sáng tạo.•
Khai thông
điểmnghẽn
để
đổimới
sáng tạo
TS. NGUYỄN SĨ DŨNG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...109
Powered by FlippingBook