Xuan-final-2019 - page 7

5
XuânKỷHợi 2019
chính là những nền tảng quan
trọng để Chính phủ xác định
2019 phải là năm “bứt phá”.
. Vậy chúng ta sẽ chủ yếu tập
trung bứt phá một vài điểm trọng
tâm hay là bứt phá toàn diện,
thưa Phó Thủ tướng?
+ Điều này Chính phủ đã
nói khá rõ trong Nghị quyết
01, Nghị quyết 02 năm 2019
mà Thủ tướng mới ký ban
hành. Chúng ta hiểu rằng
thành công của 2018, như
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước
và Thủ tướng đã chỉ rõ, thì
một mặt thừa hưởng thành
quả của giai đoạn 2016-2017,
nhưng suy rộng ra là thành
quả có từ 30 năm đổi mới.
Thành quả này cũng xuất phát
từ việc kiên trì thực hiện các
chủ trương của Đảng, nghị
quyết của Quốc hội về cơ cấu
lại nền kinh tế, đổi mới mô
hình tăng trưởng…
Và dĩ nhiên, thành công của
2018 cũng do Chính phủ đã
phát huy được sức mạnh nội
tại của cả hệ thống chính trị
và sự vào cuộc của người dân,
cộng đồng doanh nghiệp. Tất
cả những lý do này khiến tăng
trưởng đạt ở mức cao và chất
lượng tăng trưởng được cải
thiện hơn. Chúng ta có sự đoàn
kết, nhất trí cao, lắng nghe trên
tinh thần của một chính phủ
kiến tạo, hành động, phục vụ
người dân và doanh nghiệp.
Năm 2019 về cơ bản vẫn tiếp
tục các định hướng ấy. Và nhất
là phải hơn năm 2018 về mọi
phương diện như chỉ đạo của
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước
Nguyễn Phú Trọng.
Vì vậy, mỗi bộ, ngành, địa
phương, mỗi cơ quan, đơn vị và
cá nhân phải có tinh thần nỗ lực,
bứt phá hơn để về đích thì mới
có thể đạt được mục tiêu đó.
Các điểm nhấn cho 2019
. Vậy về cơ bản, thưa Phó Thủ
tướng, Chính phủ đã đề ra những
nhiệm vụ nào để có thể thực hiện
được chỉ đạo hết sức đúng đắn ấy?
+ Tại Nghị quyết 01/2019,
Chính phủ đã đặt ra tam nhóm
nhiệm vụ giải pháp, gồm 45
nhóm vấn đề, triển khai cụ thể
thành 188 đề án. Tựu trung lại
vẫn là chủ trương tăng trưởng
đồng đều, toàn diện cả phía
cung và phía cầu, cùng với
phát huy vai trò của ngành
công nghiệp, đặc biệt là công
nghiệp chế tạo, chế biến và
dịch vụ, để phát triển mạnh
các dịch vụ có giá trị gia tăng
cao trong lĩnh vực bưu chính,
viễn thông, logistics, tài chính,
ngân hàng, công nghiệp văn
hóa… Đồng thời, cũng chú
trọng ứng dụng khoa hoc
công nghê, triển khai các giải
pháp tận dụng các mô hình
của cach mang 4.0.
Một trong những định
hướng quan trọng, có sức lan
tỏa chính là phát triển các đô
thị và các vùng kinh tế động
lực, trở thành các cực tăng
trưởng có tính lan tỏa, trong
đó có những đô thị như Hà
Nội, TP.HCM. Năm qua, hai
đô thị này đã hết sức cố gắng
và đều đạt tăng trưởng cao
hơn tăng trưởng trung bình
của cả nước. Diễn đàn Kinh tế
TP.HCM 2018 đã nhấn mạnh
việc phát triển đô thị thông
minh, đặc biệt phát triển khu
Đông của TP. Tôi cho rằng
đó là một trong những điểm
nhấn đáng chú ý.
. Thưa Phó Thủ tướng,
TP.HCM, như Phó Thủ tướng
vừa nói, có vai trò quan trọng đối
với tăng trưởng và lan tỏa. Vậy
TP.HCM cần làm gì để phát huy
tốt hơn vai trò ấy trong bối cảnh
hiện nay?
+ Năm ngoái, Quốc hội đã
ban hành Nghị quyết 54 về thí
điểm cơ chế, chính sách đặc thù
phát triển TP.HCM. Trước sự
kỳ vọng của cả nước, của Đảng
và Quốc hội, Chính phủ, tôi
cho rằng: TP.HCM cần triển
khai mạnh mẽ và nhanh hơn
nữa những cơ chế mà Quốc hội
đã nói rõ trong Nghị quyết 54.
Bằng các chương trình, kế hoạch
và đề án cụ thể, Thành phố cũng
cần đẩy nhanh hơn nữa quá trình
thoái vốn, cổ phần hóa doanh
nghiêp nha nươc, sắp xếp lại,
nâng cao hiệu quả các đơn vị sự
nghiệp công lập để tận dụng và
sử dụng hiệu quả nguồn lực như
Nghị quyết 54 đã mở ra.
Nhân dân, Đảng, Quốc
hội, Chính phủ cũng như cá
nhân tôi tin rằng: với truyền
thống là đầu tàu, năng động,
với sức mạnh vốn có của nhân
dân và Đảng bộ, Thành phố
chắc chắn sẽ khắc phục được
những khó khăn trước mắt để
tiếp tục phát huy vai trò của
mình đối với cả nước. Nên
nhớ rằng năm 2018 là một
năm có nhiều khó khăn với
TP.HCM về nhiều mặt. Thế
nhưng TP.HCM vẫn hoàn
thành vượt mức các chỉ tiêu
được Trung ương giao và
Đảng bộ Thành phố đã đề ra.
Điều đó chứng tỏ rằng năm
2019, TP.HCM còn có thể
hoàn thành tốt hơn các mục
tiêu chung của cả nước và
mục tiêu riêng của mình.
. Xin cám ơn Phó Thủ tướng.•
Chất lượng tăng trưởng được cải thiện
Chúng ta biết rằng động lực chính của tăng trưởng
2018 là công nghiệp chế biến, chế tạo nhưng nhân tố làm
tăng trưởng năm 2018 cao hơn 2017 chính là khai khoáng
và nông nghiệp. Trước đây nông nghiệp vẫn là nhân tố
dễ dàng đạt được mức tăng trưởng kỳ vọng nhờ vào diện
tích canh tác, mở rộng quy mô thường đạt mức tăng
trưởng khoảng 3,5%-4%. Nhưng sau này nông nghiệp
tăng trưởng có phần khó khăn hơn do đã đạt “ngưỡng”
về quy mô. Mặt khác, thiên tai, bão lũ, dịch bệnh xuất
hiện nhiều nên sản xuất nông nghiệp gặp nhiều rủi ro.
Vì vậy, với tỷ lệ tăng trưởng 3,76% năm nay, nông nghiệp
trở thành một trong những nhân tố chính khiến cho tăng
trưởng vượt xa chỉ tiêu và kỳ vọng.
Công nghiệp khai khoáng vẫn tăng trưởng khoảng
3,11% nhưng đã giảm đáng kể so với mức 7,1% của năm
2017 so với 2016.
Với mức 7,08%, Việt Nam trong năm 2018 là một trong
những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Chất
lượng tăng trưởng kinh tế cũng được cải thiện rõ ràng hơn.
Các số liệu đáng tin cậy cho thấy từ năng suất tổng hợp (TFP)
đến các chỉ số khác như lạm phát…đều vượt chỉ tiêu. Cụ thể,
TFP tăng 40,23% trong khi giai đoạn 2011-2015 chỉ là 33,58%
và cao hơn giai đoạn 2016-2020. Năng suất lao động 2018
theo giá hiện hành ước đạt 102 triệu (4.512 USD)/lao động.
So với 2017, năng suất lao động 2018 tăng 5,93%.
Một chỉ số khác minh chứng cho chất lượng tăng
trưởng là hiệu quả hỗ trợ tăng trưởng GDP từ tín dụng,
ngân hàng ngày càng được cải thiện, thể hiện qua chỉ số
phần trăm tăng trưởng tín dụng cần thiết cho 1% tăng
trưởng GDP giảm dần, từ mốc 2,94% năm 2016, 2,68%
năm 2017 xuống còn 2,1% năm 2018.
Mặt khác, giải ngân vốn đầu tư công 2018 đang thấp
nhưng GDP tăng trưởng cao cho thấy tăng trưởng đã bớt
phụ thuộc vào vốn.
Phó Thủ tướng
VƯƠNG ĐÌNH HUỆ
Nămnay Việt Nam thu hút được khoảng 15,5 triệu khách quốc tế.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,...109
Powered by FlippingBook