003-2020 - page 12

12
Để phòng ngừa cúm, người dân nên tiêm vaccine cúm
mùa để tăng cường miễn dịch, đảm bảo vệ sinh cá nhân,
thường xuyên rửa tay v i xà phòng đúng cách. Cần giữ ấm
cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng; hạn chế tiếp
xúc v i người bị hoặc nghi ngờ bị mắc cúm, sử d ng khẩu
trang y tế khi cần thiết. Đặc biệt, không tự ý mua, sử d ng
thuốc Tamiflu. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu,
mệt mỏi nên đến cơ sở y tế.
Khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
Đời sống xã hội -
ThứSáu3-1-2020
HOÀNG LAN
T
hời điểmmùa đông xuân,
thời tiết lạnh ẩmướt cộng
với ô nhiễmmôi trường là
điều kiện thuận lợi cho virus
cúm phát triển. Theo Cục Y
tế dự phòng, Bộ Y tế, hiện
chưa ghi nhận sự bất thường
về số lượng bị cúm cũng như
chủng virus cúm.
Lùng mua “thần
dược” giá trên trời
Kết quả giám sát trọng
điểm bệnh cúm tại khu vực
miền Bắc cho thấy chủng
gây bệnh chủ yếu là chủng
cúm A (H1N1) và cúm B.
Chưa ghi nhận chủng virus
cúm mới, chưa thấy có đột
biến gen làm tăng độc tính
hay gây kháng thuốc ở các
chủng virus cúm lưu hành
trên người tại Việt Nam.
Cục Y tế dự phòng cũng
nhấn mạnh bệnh cúm hiện
chưa có thuốc điều trị đặc
hiệu. Biện pháp phòng ngừa
quan trọng nhất là chăm sóc,
nâng cao thể trạng, theo dõi
sức khỏe để không bội nhiễm
và không lây bệnh cho người
khác. Đặc biệt, hằng năm
người dân cần tiêm vaccine
để phòng ngừa bệnh trước
khi cúm vào mùa.
Thời gian gần đây, loại
thuốc có tác dụng hỗ trợ điều
trị cúm là Tamiflu đang bị
thổi phồng là “thần dược trị
cúm” khiến người dân đổ xô
tìmmua. Săn lùng ở các hiệu
thuốc lớn nhỏ không được thì
lùng sục trên mạng tìm cho
bằng được. Ghi nhận trên
một diễn đàn có lượng truy
cập khá đông thì loại thuốc
này được nhiều người mua
bán tấp nập và chuyền tay
nhau khi mua xài không hết.
đó là vào năm 2009. Lúc này
loại cúm mới xuất hiện hay
còn gọi là “cúm lợn” nên gần
như mọi người trên thế giới
chưa có miễn dịch với nó.
Còn ở thời điểm hiện nay,
nếu có cúm thì chắc chắn đó
không phải là loại cúm mới,
vì cúm mới chắc chắn sẽ lây
ra toàn quốc và toàn thế giới
chứ không thể loanh quanh
một miền.
“Không phải là cúm mới
thì không có mối đe dọa
mới. Không đe dọa mới thì
phải dùng đúng biện pháp
điều chuẩn từ xưa đến giờ,
nghĩa là không dùng Tamiflu
tràn lan. Trong y khoa có rất
nhiều hội chứng biểu hiện
giống cúm và do rất nhiều
virus khác nên dùng Tamiflu
chắc chắn không tác dụng.
Ngay cả nhiễm virus thì cũng
điều trị triệu chứng là chính
bằng cách nghỉ ngơi, uống
đủ nước, giảm ho, giảm sổ
mũi và hạ sốt khi cần” - BS
Khanh khuyến cáo.
Cũng theoBSKhanh, người
dân mua thuốc Tamiflu trên
mạng rất dễ gặp phải hàng
giả và trôi nổi, rất nguy hiểm.
Bên cạnh đó, Tamiflu chỉ có
hàm lượng duy nhất dùng cho
người lớn và rất khó dùng cho
trẻ em, chỉ điều dưỡng và bác
sĩ mới biết cách chia liều sao
cho đúng lứa tuổi. Còn cách
tự mua, tự chia liều như hiện
nay sẽ rất dễ dẫn tới quá liều
hoặc thiếu liều. Chưa kể dùng
Tamiflu vô tội vạ sẽ gây ra
kháng thuốc.•
Nguy hiểm: Tamiflu bị thổi
phồng như thần dược
Cúm chưa
có thuốc
điều trị đặc
hiệu nhưng
Tamiflu đang
được đồn
thổi trên
mạng là “thần
dược trị cúm”,
giá bán gần 3
triệu đồng/vỉ.
Đã từng có những báo cáo
nghiên cứu thuốc Tamiflu có
một tácd ngph hết sứcnguy
hiểm là tạo ra ý định tự sát cho
người uống. Do đó, người dân
nên tỉnh táo, không nên đổ xô
mua thuốc Tamiflu bằng mọi
giá để trị cúm hoặc điều trị dự
phòng cúm như quảng cáo
trên mạng.
BS
TRƯƠNG HỮU KHANH
,
BV Nhi đồng 1 TP.HCM
Tiêu điểm
Một người bán hàng xách tay quảng cáo thuốc Tamiflu còn có tác dụng điều trị dự phòng cúm.
(Ảnh chụpmàn hình)
Có nhiều loại thuốcTamiflu
với nhiều mức giá khác nhau
như hàng công ty (nhập khẩu
và phân phối qua công ty) hoặc
hàng xách tay. Hàng xách tay
chủ yếu từ Nga về với giá
dao động 600.000-700.000
đồng/vỉ. Còn hàng công ty
giá “chát” hơn, không dưới 2
triệu đồng/vỉ, giá bán lẻ mỗi
viên khoảng 300.000 đồng.
Ngoài ra, nhiều người còn
bán thuốc trênmạngvới chia sẻ
thuốc này có tác dụng điều trị
dựphòng cúm. “Đối với người
nhà tiếp xúc thường xuyên
với bệnh nhân bị cúm, cho dù
không xuất hiện bất kỳ triệu
chứng nào của bệnh vẫn nên
sử dụng thuốcTamiflu để điều
trị dự phòng. Thời gian điều trị
dự phòng kéo dài 10-42 ngày.
Liều dùng điều trị dự phòng là
mỗi ngàymột viênTamiflu 75
mg...” - một người bán thuốc
xách tay từNga tênKLchia sẻ.
Thời gian gần đây,
loại thuốc có tác
dụng hỗ trợ điều
trị cúm là Tamiflu
đang bị thổi phồng
là “thần dược trị
cúm” khiến người
dân đổ xô tìmmua.
BV Nhi đồng 1
rất hiếm xài Tamiflu
Nhận định về tình trạng
“săn” thuốc Tamiflu là bất
thường trong thời điểmbày, BS
Trương Hữu Khanh, chuyên
Khoa nhiễm - thần kinh BV
Nhi đồng 1 TP.HCM, cho
hay: “Công dụng của thuốc
Tamiflu đang bị thổi phồng
quá mức. Người dân không
trang bị đủ kiến thức rất dễ
bị cuốn theo, không loại trừ
đây là các hành vi trục lợi”.
BS Khanh cho hay riêng
tại BVNhi đồng 1, mỗi ngày
dù khám gần 6.000 trẻ ngoại
trú nhưng thời gian gần đây,
không một bé nào được chỉ
định Tamiflu. Trong khu vực
nội trú cũng rất hiếm có trẻ
cần bàn dùng thuốc này.
Quay trở lại quá khứ, Việt
Nam và các nước khác đã có
một đợt dùng rất nhiềuTamiflu,
Mảnh ớt “trốn” trong phế quản
gây ho 2 tháng
Ngày 2-1, các bác sĩ Khoa nội hô hấp, BV Trung ương
Quân đội 108 vừa cấp cứu thành công ca gắp dị vật cho
bệnh nhân TVN (53 tuổi, ở Hà Nội). Dị vật là miếng ớt ở
phế quản thùy dưới phổi phải của bệnh nhân.
Bệnh nhân kể có thói quen ăn ớt, hai tháng gần đây
bệnh nhân có biểu hiện ho khan, sau đó khạc ra đờm trắng
đục. Dù đã đi khám nhiều nơi, chụp X-quang tim phổi
nhưng không phát hiện tổn thương phổi và được chẩn
đoán là viêm phế quản, điều trị đợt kháng sinh không đỡ.
Tại BV Trung ương Quân đội 108, kết quả sau chụp phim
CT- Scan ngực phát hiện tổn thương dạng đám mờ tương đối
thuần nhất thùy dưới phổi phải (phân thùy 10), có hạch trung
thất nên cần chẩn đoán phân biệt giữa viêm phổi và u phổi.
Theo BS Nguyễn Văn Sơn, Khoa nội hô hấp của bệnh
viện, qua quan sát phát hiện tổn thương gây viêm phù nề
và dịch mủ phía trên. Tiến hành bơm rửa hút dịch mủ phát
hiện dị vật tại phế quản phân thùy 10 phổi phải. Sau khi
tiến hành gắp dị vật đường thở ra ngoài và mắt thường dễ
dàng nhận thấy đây là mảnh ớt dài khoảng 12 mm.
“Do mảnh ớt không cản quang gây nên việc khó phát hiện
trên phim X-quang phổi, chính vì vậy bệnh nhân đi khám
nhiều nơi nhưng không phát hiện ra” - BS Sơn nói.
HX
Lần đầu sửa tim cho người lùn bẩm sinh
Ngày 2-1, thông tin từ BV Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội)
cho biết nơi đây vừa phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
thành công cho bệnh nhân TĐL (55 tuổi, ngụ Nam Định).
Trước đó ông L. nhập viện trong tình trạng khó thở khoảng
hai tháng, đã được khám và chẩn đoán mắc bệnh hở van tim
nặng kết hợp với hẹp tắc động mạch vành, cần phải được
phẫu thuật sớm. TS Vũ Ngọc Tú, Trung tâm Tim mạch và
Lồng ngực, BV Hữu nghị Việt Đức, cho biết người bệnh có
triệu chứng tim mạch không quá nặng và được dự kiến mổ
tạo hình van hai lá, bắc cầu các động mạch vành.
“Với đa phần người bệnh van tim và mạch vành khác,
đây chỉ là một phẫu thuật tim mạch thường quy. Nhưng với
bệnh nhân L. lại là trường hợp đặc biệt do có tiền sử lùn bẩm
sinh kèm béo phì. Bệnh nhân chỉ cao 120 cm nhưng nặng tới
60 kg. Do béo phì nên dẫn tới chân tay không thể nâng đỡ cơ
thể, từ lâu người bệnh đã không tự đi lại được. Điều này sẽ
gây khó khăn về vận động, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình
hồi phục sau mổ” - TS Tú cho biết thêm.
Để giải quyết khó khăn trên, kíp mổ đã lấy tĩnh mạch
hiển từ chính con trai của người bệnh để có vật liệu làm
cầu nối động mạch vành. Đây là điều chưa từng được
thực hiện ở Việt Nam từ trước tới nay. Cạnh đó, vị trí để
thực hiện các cầu nối động mạch vành là động mạch chủ
lên (cuống tim) của người bệnh vôi hóa nặng nhiều chỗ,
do đó khi phẫu thuật, phẫu thuật viên phải tận dụng từng
milimet vùng cuống tim bị vôi ít nhất để thực hiện cầu
nối. “Nếu thực hiện miệng nối ở vùng vôi hóa có thể dẫn
tới các biến chứng nguy kịch ở động mạch chủ hoặc trôi
các cục vôi, xơ vữa lên não gây nhồi máu não, người bệnh
có thể tử vong ngay trong mổ” - TS Tú lý giải.
Ca mổ kéo dài trong khoảng 4 giờ đã thành công tốt đẹp,
tim bệnh nhân hồi phục với các chỉ số rất tốt. Bệnh nhân
được rút ống thở một ngày sau mổ, hồi phục gần như hoàn
toàn, siêu âm tim và các xét nghiệm đều có kết quả tốt. Hiện
bệnh nhân đã được xuất viện sau mổ hai tuần.
G.THANH
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook