003-2020 - page 16

16
Thế giới 24 giờ
Quốc tế -
ThứSáu3-1-2020
Tiêu điểm
l
Philippines
: Hôm 2-11, đài
CNN
cho hay cảnh sát Philippines vừa giải cứu
thành công hai phụ nữ Việt Nam bị một
số đối tượng Trung Quốc bắt cóc đòi tiền
chuộc ở TP Las Pinas. Một nghi phạm đã
bị bắt giữ tại hiện trường trong khi tên còn
lại hiện đang lẩn trốn. Các nạn nhân tiết
lộ quen những kẻ bắt cóc qua mạng hôm
30-12-2019 và hẹn gặp nhau vào ngày
31-12-2019.
l
Ấn Độ
: Tân Tư lệnh Lục quân Ấn
Độ Manoj Mukund Naravane ngày 1-1
khẳng định New Delhi có quyền tấn
công phủ đầu vào các cơ sở khủng bố ở
Pakistan nếu chính quyền nước này không
thể ngăn chặn các hoạt động khủng bố
do Islamabad hậu thuẫn. Đây được cho
là động thái nhằm quét sạch các tổ chức
khủng bố xuyên biên giới của Ấn Độ.
l
Đài Loan
: Tờ
Taiwan News
ngày 2-1
đưa tin Tổng tham mưu Lực lượng Phòng
vệ Đài Loan Thẩm Nhất Minh cùng bảy
quan chức khác đã thiệt mạng sau khi
chiếc trực thăng chở ông đâm vào vách
núi thuộc khu vực TP Tân Bắc cùng ngày.
Được biết ông Thẩm là nhân vật quan
trọng trong việc thúc đẩy Mỹ chấp thuận
bán cho Đài Bắc 66 chiến đấu cơ F-16V
hồi tháng 10-2019.
PHẠMKỲ
Mỹ bị Iran nhấn chìm vào
vòng xoáy Trung Đông
Các phản ứng xung quanh vụ tấn công Đại sứ quánMỹ ở Iraq cũng như những diễn biến trước đó
trong năm2019 cho thấyWashington đang kẹt ở thế bị động trước một Iran đang gia tăng ảnh hưởng.
VĨ CƯỜNG
T
ính đến ngày 2-1, người
biểu tình Iraq đã tạm
ngưng gây sức ép lên Đại
sứ quán (ĐSQ)Mỹ ở Iraq, sau
khi những lãnh đạo dân quân
và chính quyền yêu cầu chấm
dứt các cuộc biểu tình đang có
dấu hiệu chuyển biến thành
bạo động suốt hai ngày qua.
Vụ vây hãmĐSQbắt nguồn
từ việc người biểu tình phản
đối các đợt không kích của
Mỹ làm chết 25 tay súng cuối
tuần trước. Người biểu tình
ở Iraq xông vào khu vực tòa
nhà ĐSQ Mỹ ở Baghdad đập
phá hôm 31-12-2019. Trong
khi Mỹ tố Iran đứng sau cuộc
biểu tình bạo lực, Tehran thẳng
thừng bác bỏ. Vụ việc tiếp tục
khoét sâu căng thẳng giữa Iraq
và Mỹ khi an ninh Iraq bị cho
là đã không nỗ lực dẹp cuộc
biểu tình.
Mỹ, Iran bên
miệng hố chiến tranh
HiệnMỹ vẫn tiếp tục duy trì
lệnh tạm dừng các hoạt động
lãnh sự tại Baghdad cho tới khi
cóchỉthịmới,đồngthờikhuyến
cáo công dân tránh xa khu vực
ĐSQMỹ tại Iraq.Ngoại trưởng
Mỹ Mike Pompeo đã hoãn
chuyến công du tới Ukraine,
Belarus, Kazakhstan và CH
Cyprus để theo dõi tình hình
Iraq. Trong cuộc điện đàmvới
Thủ tướng IraqAbdel Mahdi,
ông Pompeo đã lưu ý nghĩa
vụ của chính phủ Iraq là phải
cảnh báo nguy cơ các vụ tấn
công mới.
Còn tại Tehran, Bộ Ngoại
giao Iran hôm 1-1 đã triệu đại
biện lâm thời Thụy Sĩ để phản
đối các hành vi mà nước này
cho là hiếu chiến của Mỹ.
Những diễn biến xấu bên
ngoài ĐSQ Mỹ tại Iraq có
nhiều điểm tương tự cuộc
Đámđông người biểu tình tấn côngĐại sứ quánMỹ tại Iraq hôm31-12-2019. Ảnh: AP
Hệ thống chính trị
mà Mỹ dày công xây
dựng ở Trung Đông
đang ngày càng bị
lung lay, mà một
trong những nguyên
nhân chủ yếu là ảnh
hưởng ngày càng
tăng của Iran.
Ông Trump bất ngờ dịu giọng
với Iran
Phát biểu trong cuộc họp báo tại bang Florida hôm 1-1,
Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố Mỹ không
muốn chiến tranh với Iran.“Tôi khôngmuốn chiến tranh xảy
ra, tôi yêu hòa bình. Iran khao khát hòa bình hơn bất cứ ai.
Do đó, tôi không nghĩ rằng chiến tranh sẽ xảy ra”- ông chủ
Nhà Trắng khẳng định.
Phát ngôn trên của ông Trump trái ngược hoàn toàn với
thông điệp cứng rắn mà ông chỉ mới đưa ra vài giờ trước
đó. Cụ thể, tổng thống Mỹ đe dọa Iran sẽ phải trả giá đắt và
nhận toàn bộ trách nhiệmcho các công dânMỹ thiệt mạng
và tổn thất tại ĐSQ nước này.
Ngoại trưởng Israel Yisrael
Katz hôm1-1 cũngđã lên tiếng
cáo buộc Iran đứng sau vụ tấn
công ĐSQMỹ ở Iraq. Ông Katz
chobiếtIsraelhoàntoànủnghộ
Mỹvàhối thúc cộngđồngquốc
tế cùng chống lại những hành
động khiêu khích của Tehran.
400
người biểu tình đã bị cảnh sát Hong Kong bắt giữ
trongcuộcbiểu tìnhkéodài 3 tiếngđồnghồhôm1-1,
theo hãng tin
Reuters
. Hàng chục ngàn người đã tập
trung ở vịnh Đồng La rồi tuần hành đến phố Chater
khu Trung Hoàn. Được biết đợt biểu tình ban đầu
được chính quyền đặc khu cấp phép nhưng sau đó,
cuộctuầnhànhbịyêucầudừngngaylậptứcdonhiều
đối tượng bắt đầu hành động quá khích.
PHẠMKỲ
khủng hoảng con tin tại ĐSQ
Mỹ ở Iran hồi năm 1979 và
vụ tấn công nhằm vào phái
bộ Mỹ ở TP Benghazi, Libya
năm 2012. Tại Baghdad, các
quan chức thân Iraq đang thúc
đẩymột bảnkiếnnghị tạiQuốc
hội nhằm phản đối thỏa thuận
hợp tác giữa Mỹ và Iraq cho
phépMỹ triển khai 5.200 binh
sĩ trên lãnh thổ Iraq.
Có thể nói cuộc tấn công
nhằmvàoĐSQMỹ, cũng như
cuộc không kích củaMỹ nhằm
đáp trả các vụ bắn rocket nhằm
vào các căn cứquân sự củaMỹ
ở miền Bắc đã làm gia tăng lo
ngại Iraq sẽ trở thànhmặt trận
mới trong cuộc đối đầu giữa
Iran và Mỹ.
Thủ tướng IraqAbdelMahdi
mới đây đã lên án các cuộc
không kích, cho rằng chúng
sẽ gây ra hậu quả nguy hiểm.
“Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
đã nói với tôi rằng Mỹ sẽ tấn
công các căn cứ của lực lượng
Hezbollah và điều này sẽ diễn
ra ngay sau vài giờ. Tôi đã nói
với ông ấy rằng nếu xảy ra thì
đây sẽ trở thành một vấn đề
nguy hiểmvà sẽ làm leo thang
căng thẳng. Các bên nên thảo
luận kỹ vấn đề trước khi hành
động” - ông Mahdi cho biết.
TheoGiámđốcViệnNghiên
cứuBắcMỹ thuộcĐHTehran,
ông Mohammad Marandi,
Iran hiện có thể “dửng dưng”
trước thế ápđảovề quân sựcủa
Mỹ do lãnh đạo nước này cho
rằng kể cả khi Mỹ phát động
chiến tranh xâm lược Iran, cơ
hội Washington vẫn ở dưới
ngưỡng an toàn.
“Cái giá cho bất kỳ cuộc
tấn công nào của Mỹ nhằm
vào Iran sẽ rất cao và thiệt hại
đến toàn khu vực Trung Đông
còn cao hơn nữa. Iran sẽ không
chấp nhận bị đối xử như một
người phải giơ đầu chịu báng
và Iran không sợ Mỹ” - hãng
tin
Al Jazeera
dẫn lời chuyên
gia Marandi cho biết.
Theo tờ
The Washington
Post
, dù Tổng thống Donald
Trump đã khẳng định không
mong muốn một cuộc chiến
tranh với Iran, một quan chức
cấp cao Mỹ giấu tên cho biết
Lầu Năm Góc đã triển khai
750 binh sĩ bổ sung tới Trung
Đông và rất có khả năng số
binh sĩ này sẽ sớm được điều
động tới Iraq.
Một điều rõ ràng là kể từ khi
rút quân khỏi Iraq năm 2011
sau tám năm tham chiến, Mỹ
đã mất đi phần lớn ảnh hưởng
tại quốc gia Trung Đông này.
Hệ thống chính trị màMỹ dày
công xây dựng ở Trung Đông
đang ngày càng bị lung lay, mà
một trong những nguyên nhân
chủ yếu là ảnh hưởng ngày
càng tăng của Iran.
Vùng Vịnh - bài toán
cho Washington trong
năm 2020
Trong năm 2019, các vụ
tấn công tàu chở dầu liên tiếp
diễn ra ở vùng Vịnh mà Mỹ
và các đồng minh cáo buộc
Iran hậu thuẫn. Các sự kiện
này như đổ thêm dầu vào lửa
căng thẳng Mỹ và Iran. Tiếp
sau đó là các vụ bắt giữ tàu
chở dầu giữaAnh và Iran, đỉnh
điểm là vụ tấn công nhà máy
lọc dầu Saudi Arabia mà Mỹ
và đồng minh cáo buộc là do
Iran đứng đằng sau.
Những động thái leo thang
liên tiếp cùngvới việcMỹ triển
khai tàu sân bay và các khí tài
quân sự tới Trung Đông khiến
nhiều người lo ngại khả năng
xảy ra xung đột trực tiếp giữa
Mỹ và Iran, thậm chí nhiều
nước sẽ bị kéo vào vòng xoáy
không lối thoát.
Nhìn vào những diễn biến
xuyên suốt năm 2019 ở vùng
Vịnh có thể thấy sự thay đổi
chiến lược của Mỹ. Phản ứng
chậm chạp của Mỹ trước các
vụ tấn công nhằm vào các cơ
sở dầu khí Aramco của Saudi
Arabia đã chứngminh sự thay
đổi trong chính sách của Mỹ
đối với vùng Vịnh: Sẵn lòng
giảm đầu tư quân sự và kinh
tế bảo vệ an ninh của các đồng
minh.TheoTổng thốngTrump,
một nướcMỹ “độc lập về năng
lượng” không còn cầnphải bảo
vệ khu vực này nữa.
“Phần trách nhiệmđó khiến
Mỹ tốn chi phí nhưng nó cũng
cóđemlại lợi ích choMỹ trong
việcđịnhhìnhkhuvực”-nghiên
cứu viên cao cấp Scott Savitz
thuộc Viện Nghiên cứu Rand
Corporation cho biết.
“Nếu chúng ta rửa tay gác
kiếm và bỏ đi, điều gì sẽ xảy
ra. Có nhiều bên đang tìm
cách gia tăng ảnh hưởng trong
khu vực. Nga sẽ làm gì? Liệu
TrungQuốc có tậndụngnhững
cơ hội lớn và cả những rủi ro
trong việcmở rộng ảnh hưởng
trong khu vực hay không. Lý
do Mỹ vẫn tiếp tục hiện diện
ởTrungĐông sau gần 40 năm
một phần là do rất ít nước có
tiềm lực hải quân để thực sự
làm điều đó” - ông Savitz giải
thích.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook