003-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu3-1-2020
CQĐT Bộ Công an đang tiến hành điều tra bổ sung vụ án
Trầm Bê (SN 1959, tại Trà Vinh) cùng đồng phạm về tội vi
phạm hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt
động ngân hàng.
Trước đó, CQĐT Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra
và đề nghị truy tố Trầm Bê cùng tám đồng phạm về tội danh
này.
Riêng bị can Dương Thanh Cường (SN 1966, cựu tổng
giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Bình
Phát) bị đề nghị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ông Cường đang thụ án tù chung thân cho hàng loạt
bản án khác nhau về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Theo hồ sơ,
Cường đã có hành vi ký hồ sơ vay vốn gian dối, dùng tài
sản đảm bảo là khu đất 10,5 ha tại xã Phong Phú, huyện
Bình Chánh, TP.HCM để được Ngân hàng Phương Nam
cho vay và chiếm đoạt số tiền 185 tỉ đồng sử dụng vào
mục đích cá nhân.
Khu đất này là đất nông nghiệp nằm trong quy hoạch
không thể sang tên cho Công ty Thanh Phát (công ty
của Dương Thanh Cường) và đang thế chấp tại Ngân
hàng Agribank Chi nhánh 6.
Hành vi này gây thiệt hại cho Ngân hàng Phương Nam
số tiền lãi là 146 tỉ đồng. Trầm Bê (cựu phó chủ tịch
HĐQT Ngân hàng Phương Nam) đã có hành vi ký duyệt
cho phép sở giao dịch cho vay đối với tài sản thế chấp là
đất nông nghiệp, đồng thời giải ngân cho Công ty Bình
Phát trước khi thực hiện công chứng và đăng ký giao dịch
đảm bảo. Trong khi đó, hồ sơ vay vốn của công ty này
không đủ điều kiện cấp tín dụng.
Tài sản đảm bảo là 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh đang được thế
chấp tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh 6, dẫn đến Công
ty Bình Phát không trả được nợ và gây thiệt hại cho Ngân
hàng Phương Nam. Tính đến ngày 12-1-2010, số tiền thiệt
hại là 332 tỉ đồng...
Tuy nhiên, khi nhận kết luận điều tra đề nghị truy tố của
CQĐT, VKSND Tối cao nhận thấy còn chưa đầy đủ nên
quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Theo đó, VKS
cho rằng cần điều tra làm rõ hành vi và trách nhiệm của
ông Trầm Viết Trung (giám đốc Trung tâm xét duyệt tín
dụng) trong việc cho Cường vay không đúng quy định,
gây thiệt hại cho Ngân hàng Phương Nam.
Theo hồ sơ, ông Trung là người ký biên bản họp hội
đồng tín dụng Ngân hàng Phương Nam đồng ý cho Công
ty Bình Phát vay 190 tỉ đồng và chỉ giải ngân cho 130 tỉ
đồng. Điều kiện giải ngân là sở giao dịch phải thu thập
đầy đủ tài liệu về mặt pháp lý dự án, pháp lý tài sản đảm
bảo, chịu trách nhiệm về những tài sản đảm bảo không
nằm trong quy hoạch, không tranh chấp...
Có điều là sở giao dịch không thực hiện đúng những
yêu cầu của hội đồng tín dụng. Sau đó, khoản vay được
tất toán trước hạn và tiếp tục cho Công ty Bình Phát vay
211 tỉ đồng. Tuy nhiên, lúc này ông Trung đã nghỉ việc tại
Ngân hàng Phương Nam... Từ đó xem xét hành vi và trách
nhiệm của ông Trung để xử lý...
HOÀNG YẾN
BộCôngan tiếp tục điều travụTrầmBê
Bị cáo Phan VănAnh Vũ. Ảnh: TUYẾNPHAN
Đề nghị giải mật tài
liệu vụ thâu tóm đất
vàng ở Đà Nẵng
Các luật sư cho rằng hồ sơ vụ án cómột số tài liệumật và
tuyệt mật, có thể là chứng cứ để bào chữa cho bị cáo nên
đề nghị giải mật và có hướng dẫn để sử dụng những tài liệu này.
TUYẾNPHAN
N
gày 2-1, phiên tòa xét xử Phan
VănAnhVũ (tứcVũ “nhôm”)
cùng 20 bị cáo trong vụ án
thâu tóm công sản và đất vàng trên
địa bàn TP Đà Nẵng kết thúc ngày
làm việc đầu tiên.
Do số lượng bị cáo lớn cùng bản
cáo trạng dài tới 104 trang, buổi làm
việc chủ yếu là phần làm thủ tục và
công bố cáo trạng.
Vũ “nhôm” thành thạo
khai báo
Tại phần thủ tục, hai cựu chủ
tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn
Minh và Văn Hữu Chiến là những
người đầu tiên bước lên bục khai
báo. Cả hai trả lời rõ ràng các câu
hỏi của chủ tọa.
Tiếp đến là Vũ “nhôm”. Đứng
trước bục khai báo, cựu thượng
tá tình báo Bộ Công an tỏ ra bình
tĩnh. Trải qua sáu phiên tòa, dường
như bị cáo này đã quen với các thủ
tục xét xử.
Vũ trả lời rất nhanh các câu hỏi
của chủ tọa liên quan đến thông tin
cá nhân, thậm chí còn trả lời trước
khi được hỏi.
Đáng chú ý, trong phần điểmdanh,
thư ký cho biết ông Ngô Ánh Hùng
(anh rể Vũ) và bà Phan ThịAnh Đài
(chị Vũ, vợ ông Hùng) đều vắng
mặt. Ông Hùng là giám đốc Công ty
TNHH I.V.C, còn bà Đài là giámđốc
Công ty CP Đầu tư Nhất Gia Phúc.
HĐXX cho rằng về
nguyên tắc thì không
được công bố tài liệu mật
tại tòa nếu chưa được
giải mật, cá nhân nào
công bố và làm lộ thì
phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật.
Ba bản án của Vũ “nhôm”
Tại tòa, Vũ nhớ rất rõ ba bản án đã có hiệu lực với mình. Trong đó, bản
án tám năm tù của TAND Cấp cao tại Hà Nội về tội cố ý làm lộ bí mật nhà
nước, bản án 17 năm tù của TAND Cấp cao tại TP.HCM về tội lạm dụng
chức vụ, quyền hạn chiếmđoạt tài sản và bản án 15 năm tù củaTAND Cấp
cao tại Hà Nội về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.
Hai cá nhân này có hành vi tham
gia việc chuyển nhượng bốn nhà,
đất công sản liên quan đến Vũ, gồm
37 Pasteur, 39 Pasteur, số 02 Hải
Phòng và 100 Bạch Đằng.
Tuy nhiên, theo Cơ quan CSĐT
Bộ Công an, cả ông Hùng và bà
Đài đã xuất cảnh ra nước ngoài từ
tháng 11-2017 (trước thời điểmkhởi
tố vụ án) nên sẽ xem xét xử lý sau.
Ngoài ra, bị cáo Phan Ngọc Thạch
(cựu tổng giám đốc Công ty Du
lịch Đà Nẵng) có đơn xin xét xử
vắng mặt, nhiều công ty do Vũ lập
ra và có liên quan tới việc chuyển
nhượng quyền sử dụng đất tại các
dự án trong vụ án này cũng không
đến tòa.
Đề nghị giải mật
tài liệu mật
Đáng chú ý, luật sư (LS) của bị
cáo Văn Hữu Chiến (cựu chủ tịch
UBND TP Đà Nẵng) cho biết đã
có kiến nghị gửi tòa, đề nghị triệu
tập ông Hoàng Tuấn Anh (nguyên
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng) vì
liên quan đến hai dự án nhà, đất. LS
cũng đề nghị tòa mời ông Huỳnh
Đức Thơ (Chủ tịch UBND TP Đà
Nẵng) vì liên quan đến nhà, đất số
16 Bạch Đằng.
Một LS khác của bị cáo Chiến
cho biết đã có văn bản kiến nghị
HĐXXtriệu tậpđại diệnBộTN&MT
vì một số tài liệu có liên quan đến
cách đánh giá của bộ này.
Ngoài ra, hồ sơ vụ án có một số
tài liệu mật và tuyệt mật, có thể là
chứng cứ để bào chữa cho bị cáo.
LS đề nghị HĐXX có hướng dẫn để
sử dụng những tài liệu này.
LS này cũng nói trong các bị
cáo hầu tòa, có nhiều người cao
tuổi, sức khỏe yếu, hơn nữa bản
cáo trạng dài nên đề nghị HĐXX
xem xét cho phép bị cáo được
ngồi nghe cáo trạng hoặc trả lời
thẩm phán.
LS còn gửi lời tới các cơ quan
báo chí, hy vọng phản ánh công
tâm, khách quan vì có thể có những
diễn biến không giống với kết luận
điều tra vụ án.
Trong khi đó, LS của bị cáo Vũ
cho rằng trong quyết định đưa vụ
án ra xét xử của tòa thì các thành
phần tham dự rất đông, đề nghị tòa
cung cấp cho LS danh sách đầy
đủ người được triệu tập.
Đặc biệt, LS cho biết trước đó
đã gửi kiến nghị tới HĐXX về việc
ngoài tư cách bị cáo thì đề nghị
đưa Vũ “nhôm” tham gia phiên tòa
thêm tư cách của người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan tại Công ty
CP Xây dựng 79 và Công ty CP
Bắc Nam 79 để đảm bảo phần tài
sản của mình cũng như công ty
trong quá trình thi hành án.
LS cũng đề nghị giải mật một
số văn bản mật cũng như hướng
dẫn phương thức sử dụng các tài
liệu này…
Sẽ triệu tập ông Huỳnh
Đức Thơ nếu cần thiết
Sau khi hội ý, HĐXX ghi nhận
các đề nghị của LS về việc triệu
tập thêm người làm chứng như Bộ
TN&MT, ông Hoàng Tuấn Anh,
ông Huỳnh Đức Thơ... và cho biết
sẽ triệu tập nếu thấy cần thiết.
Đối với vấn đề giải mật một
số tài liệu, HĐXX cho rằng về
nguyên tắc thì không được công
bố tại tòa nếu các tài liệu này chưa
được giải mật. Vì thế, cá nhân
nào công bố và làm lộ thì phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tuy nhiên, các tài liệu này đã
được thể hiện trong kết luận điều
tra và bản cáo trạng, các LS có
thể tiếp cận. Trong quá trình xét
xử, HĐXX sẽ tiếp tục kiến nghị
các cơ quan có thẩm quyền giải
mật các tài liệu này.
Đối với yêu cầu cho các bị cáo
sức khỏe yếu ngồi nghe cáo trạng,
tòa ghi nhận và đồng ý. Còn với
đề nghị cho Phan Văn Anh Vũ
tham gia phiên tòa thêm tư cách
của người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan, HĐXX sẽ xem xét trong
quá trình xét xử vụ án.
Chiều 2-1, VKS hoàn tất phần
công bố cáo trạng, HĐXX tuyên
bố tạm nghỉ, tiếp tục làm việc vào
8 giờ sáng nay (3-1).•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook