003-2020 - page 3

3
Thời sự -
ThứSáu3-1-2020
ĐỨCMINH
S
áng 2-1, Tổ công tác
thực hiện chỉ đạo của
Thủ tướng về thúc đẩy
cải cách, cải thiện môi trường
kinh doanh đã họp phiên đầu
tiên bàn về việc xây dựng công
cụ và kế hoạch cắt giảm các
quy định liên quan đến hoạt
động kinh doanh giai đoạn
2020-2025.
Kiểmsoát chặt việcban
hành các thông tư
Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ Mai
Tiến Dũng đánh giá những
năm qua Việt Nam đã có
nhiều nỗ lực cải cách nhưng
các nước cũng cải cách rất
mạnh. Năng lực cạnh tranh
của Việt Nam năm 2019 tăng
tới 10 bậc nhưng môi trường
kinh doanh lại tụt một hạng
dù vẫn tăng điểm.
Vì vậy, kế hoạch đặt ra mục
tiêu cắt giảm ngay những quy
quốcAnh về nội dung này, họ
đang áp dụng nguyên tắc ban
hành một văn bản mới phải
bãi bỏ ba văn bản cũ.
Ngoài ra, kế hoạch cũng sẽ
nghiên cứu bộ công cụ tính
chẽ, tránh tình trạng “cắt cái
này, mọc cái khác như đầu
Phạm Nhan”.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng
lưu ý cần hạn chế việc ban
hành các thông tư, tiến tới
ban hành nghị định mà không
cần thông tư hướng dẫn. Ông
cũng nhắc tới việc mới xảy ra
ở Bộ Y tế, Cục An toàn thực
phẩm ban hành một văn bản
nhưng cả nước phải theo.
“Ta phải xác định rõ thẩm
quyền, chứ không phải một
lãnh đạo của cục, vụ ban hành
văn bản mà cả nước phải thực
hiện. Như vậy rào cản vô cùng
nhiều. Lộm nhộm như thế là
không được, toàn “rế cao hơn
nồi’”” - ông nói và cho rằng
cần “bắt quả tang”, “bắt tận
tay, day tận trán” và đưa lên
báo chí, cần phải làm mạnh
mẽ chứ không để tự do được.
Phó Viện trưởng CIEM
Phan Đức Hiếu đánh giá sáng
kiến triển khai kế hoạch đã
“vượt qua tất cả giải pháp cải
cách mà chúng ta đang làm”.
“Chúng tôi rất kỳ vọng vì kế
hoạch này không dừng lại ở
việc cắt giảm thủ tục, điều
kiện mà bãi bỏ hẳn quy định,
văn bản” - ông nói.
ÔngHiếu cũngnhắc tới khái
niệmvề“quyđịnh thôngminh”
củaVươngquốcAnh.Theođó,
vớimột xãhội ngàycàng thông
minh, Nhà nước nên ban hành
ít quyđịnh thôi nhưngquyđịnh
phải thông minh.•
Cắt ngay các quy định cản trở
kinh doanh
định là rào cản với hoạt động
sảnxuất, kinhdoanh, đồng thời
ngăn chặn việc phát sinh các
quy địnhmới làm tăng chi phí
cho doanh nghiệp. Ông Dũng
cho biết tinh thần chung của
kế hoạch là sẽ tiếp tục quyết
liệt trong cải cách thủ tục hành
chính, trong đó có việc sửa
đổi 25 điểm chồng chéo trong
các văn bản quy phạm pháp
luật mà Phòng Thương mại
và Công nghiệp (VCCI) chỉ
ra mới đây. Ông Dũng nhấn
mạnh đến việc phải kiểm soát
ban hành các thông tư vì có
rất nhiều rào cản được “cài
cắm”, nằm chính trong các
văn bản này.
Đáng chú ý, dự thảo kế
hoạch cũng đề ra nguyên
tắc: Khi ban hành một văn
bản mới phải bãi bỏ ít nhất
một văn bản cũ, riêng thông
tư thì ban hành một phải bãi
bỏ ít nhất hai. Bộ trưởng Mai
Tiến Dũng cho biết sẽ tham
khảo kinh nghiệm củaVương
toán chi phí tuân thủ của người
dân và doanh nghiệp khi thực
hiện các quy định; xếp hạng,
đánh giá sự tích cực của bộ,
ngành, địa phương. “Báo chí
và doanh nghiệp phản ánh có
những bộ công bố cắt giảm
điều kiện và thủ tục nhưng
thực chất không được như
thế” - ông Dũng nói.
Bỏ kiểu cắt cái này,
mọc cái khác
Phát biểu tại cuộc họp, Cục
trưởng Cục Kiểm soát thủ tục
hành chính Ngô Hải Phan cho
hayVănphòngChínhphủđang
phối hợp với VNPT để thống
kê tất cả văn bản có liên quan
tới hoạt động kinh doanh, từ
công văn cho tới luật, nghị
quyết của Quốc hội. Quá trình
rà soát cũng sẽ xem xét cả các
dự thảo văn bản, do vậy các
đơn vị chuyên môn của các
bộ cần vào cuộc tích cực, chặt
Từ các tổ dưới quyền bộ trưởng đến
Thủ tướng làm “tổng chỉ huy”
Trước đó, năm 2018, Thủ tướng thành lập thêm hai
tổ công tác gồm: Tổ công tác của Thủ tướng về kiểm tra
công vụ do Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân là tổ trưởng và
tổ công tác đặc biệt do Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình
phụ trách để tập trung xử lý một số vụ việc nổi cộm.
Mới đây, Thủ tướng thành lập tổ công tác đặc biệt rà
soát những quy định chồng chéo, bất cập, do Bộ trưởng
Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm tổ trưởng.
Tới đây, Thủ tướng sẽ ký quyết định ban hành kế hoạch
rà soát này, mà theo dự thảo sẽ bao trùm tất cả văn bản
quy phạm pháp luật được ban hành tới ngày 30-6-2020
và còn hiệu lực. Tất cả bộ sẽ phải vào cuộc, để tháng
8-2020 có báo cáo tổng hợp chung kết quả rà soát, trình
Thủ tướng.
“Cần hạn chế việc
ban hành các thông
tư, tiến tới ban
hành nghị định mà
không cần thông tư
hướng dẫn.”
Bộ trưởng
Mai Tiến Dũng
Bên cạnh cắt giảmngay những quy định cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh,
sẽ ngăn chặn việc phát sinh các quy địnhmới làm tăng chi phí cho doanh nghiệp.
Tìmvàgỡ các quyđịnhpháp luật chồng chéo
Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật sẽ phải theo hướng đồng bộ, hiện đại, hội nhập và khả thi.
Ngày 1-1 Chính phủ ban hành nghị quyết về phát triển
kinh tế-xã hội năm 2020. Theo đó, mục tiêu, giải pháp
đầu tiên là lập tổ rà soát các văn bản quy phạm pháp luật
để tìm và gỡ các vướng mắc, bất cập, chồng chéo.
Theo đó, trên cơ sở kết quả rà soát, Chính phủ sẽ trực
tiếp hoặc kiến nghị Quốc hội (QH) sửa đổi, bổ sung pháp
luật, tháo gỡ vướng mắc, bất cập chồng chéo. Từ đó giải
phóng mọi nguồn lực, tạo điều kiện cho sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, kinh tế-xã hội phát triển.
Theo nghị quyết, giải pháp, nhiệm vụ đầu tiên là tiếp
tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng
đồng bộ, hiện đại, hội nhập, bảo đảm tính khả thi, hiệu
quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo và phát triển,
đồng thời tổ chức thi hành pháp luật nghiêm minh.
Trước đó, theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Thường trực
Trương Hòa Bình và văn bản từ Ủy ban Thường vụ QH,
Bộ Tư pháp đã có báo cáo về việc rà soát hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật theo các lĩnh vực quản lý nhà
nước của các bộ, cơ quan ngang bộ. Theo đó, công tác này
đã được triển khai liên tục từ cuối năm 2016 đến nay.
Kết quả rà soát đầu tiên, hồi tháng 2-2017, Bộ Tư pháp chủ
trì, phối hợp với các bộ đã lên danh mục các văn bản liên
quan đến đất đai, xây dựng, nhà ở, đầu tư, kinh doanh cần
sửa đổi gồm 16 luật, nghị quyết của QH; 18 nghị định, hai
quyết định của Thủ tướng; 26 thông tư của các bộ…
Đến tháng 10-2018, Bộ Tư pháp tiếp tục có báo cáo việc
rà soát các quy định liên quan đến việc tiếp cận đất đai
của người dân, doanh nghiệp để thực hiện các dự án đầu
tư, sản xuất, kinh doanh. Lần này kiến nghị sửa đổi, bổ
sung, ban hành mới chín luật, 18 nghị định, 18 thông tư.
Ở cấp độ luật, trong hai danh mục đề xuất trên, đến
nay QH đã hoàn tất sửa đổi toàn diện năm luật; sáu luật
khác đang được tiến hành sửa đổi theo chương trình làm
luật 2019, 2020 của QH; tám luật chưa được đưa vào
chương trình làm việc của QH.
Hiện tại, Bộ Tư pháp phối hợp với các bộ đã xây dựng
xong dự thảo kế hoạch rà soát các văn bản quy phạm
pháp luật.
NGHĨA NHÂN
Tiêu điểm
20%
là số lượng văn bản đã ban
hành thuộc thẩm quyền của
bộ trưởng, Thủ tướng, Chính
phủ sẽ được cắt giảm từ nay
đến năm 2025. Cạnh đó, mục
tiêu đề ra là mỗi năm cắt giảm
đượcítnhất20%chiphídotuân
thủ quy định pháp luật về hoạt
động kinh doanh.
Tại cuộchọp, Bộ trưởngMaiTiếnDũng thông
tintớiđâyThủtướngsẽthànhlậpTổcôngtácđặc
biệt về thúc đẩy cải cách, cải thiện môi trường
kinhdoanh,dobộtrưởng,chủnhiệmVănphòng
Chínhphủlàmtổtrưởng.Tổcôngtácnàysẽhuy
động sự thamgia của Hội đồng tư vấn cải cách
thủ tục hành chínhvà các hiệphội, ngànhhàng
trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch.
Tổ sẽ theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn
đốc việc thực hiện kế hoạch đáp ứng đúng
quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, yêu cầu của kế
hoạch thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa quy
định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai
đoạn 2020-2025.
Theo đó, sẽ cắt giảm ngay những quy định
là rào cản đối với hoạt động sản xuất, kinh
doanh, ngăn chặn việc phát sinh những quy
địnhmới làm tăng chi phí và rào cản cho hoạt
động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Dự kiến ngày 15-1 tới đây, Thủ tướng sẽ ký
ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch thực
hiện kế hoạch cắt giảm, đơngiảnhóa quy định
liênquanđếnhoạt động kinhdoanhgiai đoạn
2020-2025, trong đó có việc thành lậpTổ công
tác đặc biệt của Thủ tướng.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc đánh giá đây là
“cách tiếp cậnmới”, vì trước đây việc xây dựng
các văn bản, quy định giao cho bộ, ngành đề
xuất.“Khi tổ công tác đưa ra đề xuất, xây dựng
văn bản, quy định thì cách tiếp cận sẽ mang
tính tổng thể hơn, gần với người dân, doanh
nghiệp hơn. Còn mỗi bộ, ngành thường chỉ
có cách tiếp cận riêng trong lĩnh vực mình
quản lý” - ông Lộc nói.
Thành lập Tổ công tác đặc biệt thúc đẩy cải cách
Bộ trưởng, Chủ nhiệmVăn phòng Chính phủMai TiếnDũng chủ trì buổi họp. Ảnh: TTXVN
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook