007-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư8-1-2020
NHẪNNAM
N
gày 7-1, TAND TP Cần Thơ
xử phúc thẩm, tuyên y án
Hoàng Xuân Hải (48 tuổi)
hai năm sáu tháng tù về tội cố ý
làm hư hỏng tài sản. Trước đó, Hải
kháng cáo kêu oan. Đây là vụ án
có tình huống mà nhiều người hay
gặp trong thực tế là sau khi mua
đất, bị cáo mới biết có căn nhà của
chủ cũ nên cho người đập phá nhà
để đòi lại đất.
Thuê người đập phá
tài sản
Theo hồ sơ, năm 2004, bà T. mua
và được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất hơn 1.000m
2
tại phường
Long Hòa, quận Bình Thủy, TPCần
Thơ. 10 năm sau, bà T. bán toàn bộ
mảnh đất trên cho ông L. và ông L.
được đứng tên trên sổ hồng. Sau đó,
bà T. khởi kiện ông L. ra tòa, yêu cầu
hủy hợp đồng mua bán đất và được
TAND quận Ninh Kiều thụ lý, chưa
giải quyết xong.
Năm 2016, ông L. tiếp tục chuyển
nhượng phần đất trên cho ông P. và
được Văn phòng Đăng ký đất đai
quận Bình Thủy xác nhận. Hai năm
sau, ông P. chuyển nhượng lại phần
đất trên cho bị cáo Hải với giá trên
hợp đồng là 100 triệu đồng. Tuy
nhiên, trong sổ hồng (cập nhật tên
bị cáo) và hợp đồng chuyển nhượng
đều không thể hiện có nhà ở trên đất.
Tháng8-2018,bịcáoHảitừTP.HCM
xuống thăm đất thì thấy có một căn
nhà cấp bốn trên đất mình đã mua.
Qua tìm hiểu, Hải biết người đã chặt
cây, xây nhà là bà T. Sau đó, Hải đến
UBND phường Long Hòa đề nghị
giải quyết nhưng không có kết quả.
Ngày 3-10-2018, bị cáo Hải nhờ
đối tượng tên Trường (theo lời khai
của Hải là không rõ nhân thân) thuê
khoảng 15 người đi ô tô 16 chỗ từ
TP.HCM đến đập phá tài sản để bà
T. dời nhà, trả lại đất. Tổng thiệt hại
tài sản hơn 9,5 triệu đồng.
Quá trình điều tra, Hải thừa nhận
hànhvi nhưng ra tòanói bị oan.Tháng
11-2019, TAND quận Bình Thủy xử
sơ thẩm, phạt Hải hai năm sáu tháng
tù về tội cố ý làm hư hỏng tài sản.
VKS đề nghị hủy án
Tại tòa phúc thẩm, Hải giữ nguyên
kháng cáo kêu oan vì cho rằng mình
không chỉ đạo đập phá tài sản mà
điều tra viên mớm cung.
Ban đầu, đại diện VKS cho rằng
đủ căn cứ để kết tội bị cáo Hải nên
đề nghị tòa giữ y bản án sơ thẩm.
Tranh luận lại, hai luật sư (LS) bào
chữa choHải cho rằng vụ án vi phạm
nghiêm trọng tố tụng, không có căn
cứ để buộc tội bị cáo.
Thứ nhất, không có quyết định
Điều tra lại vụ tráomáy
củangười nghèo
Ngày 7-1, nguồn tin của
Pháp Luật TP.HCM
cho biết Ủy ban
Thẩm phán TAND Cấp cao tại TP.HCM đã có quyết định giám
đốc thẩm chấp nhận kháng nghị của chánh án TAND Cấp cao tại
TP.HCM liên quan đến vụ tráo máy của người nghèo.
Theo đó, quyết định giám đốc thẩm tuyên hủy toàn bộ bản án
phúc thẩm của TAND tỉnh Bình Thuận và bản án sơ thẩm của
TAND huyện Hàm Thuận Bắc đối với ông Huỳnh Thúc Mẫn và
bà Dương Ngọc Như Hiền, chuyển hồ sơ cho VKSND Cấp cao tại
TP.HCM để điều tra lại.
Đây cũng là vụ việc mà
Pháp Luật TP.HCM
đã phát hiện và có
loạt bài điều tra, phản ánh từ đầu năm 2017. Thủ tướng, phó thủ
tướng Chính phủ đã nhiều lần có văn bản chỉ đạo xử lý nghiêm.
Theo cáo trạng, thực hiện Quyết định 755 của Thủ tướng Chính
phủ về hỗ trợ cho những hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và
các hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, có 306 hộ ở
xã La Dạ (huyện Hàm Thuận Bắc) được hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ.
UBND xã La Dạ được cấp hơn 1,5 tỉ đồng kinh phí.
Ông Mẫn khi đó là chủ tịch UBND xã La Dạ ký hợp đồng với
ông Hồ Minh Thắng (chủ cơ sở nông ngư cơ Minh Thắng) cung
cấp 438 máy nông cụ cùng phụ kiện xuất xứ Việt Nam và liên
doanh hợp tác trị giá hơn 1,5 tỉ đồng. Tuy nhiên, ông Thắng chỉ đặt
mua máy móc không rõ xuất xứ, không hóa đơn, chứng từ.
Sau đó, nhiều hộ dân phản ánh máy móc bị đánh tráo và giá trị
không đủ 5 triệu đồng mà họ được nhận. Theo hội đồng định giá,
tất cả máy móc trên có giá chỉ từ 1,3 triệu đến 3,5 triệu đồng.
Tổng thiệt hại là hơn 780 triệu đồng. Ông Thắng hưởng lợi bất
chính gần 500 triệu đồng. Ông Mẫn cùng bà Hiền (kế toán xã La
Dạ) gây thất thoát hơn 280 triệu đồng. Sau khi vụ án xảy ra, ông
Thắng đã mang đổi lại 176 máy móc cho các hộ dân trị giá 730
triệu đồng.
Tại tòa sơ thẩm và phúc thẩm, hai bị cáo kêu oan cho rằng mình
không hưởng lợi gì, trước khi thống nhất phát máy cho dân đã đưa
ra Đảng ủy xã xin ý kiến. Do đó cần phải khởi tố, xử lý ông Thắng
vì đã lừa dối họ và người dân. Tuy nhiên, tòa bác ý kiến này.
Ngày 15-5-2019, TAND tỉnh Bình Thuận xử phúc thẩm, giữ
nguyên án đối với bị cáo Mẫn ba năm sáu tháng tù, Hiền hai năm
tù, cùng về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản của
Nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Tòa cũng yêu cầu hai bị cáo bồi
thường hơn 280 triệu đồng cho UBND xã La Dạ.
Theo bản án giám đốc thẩm, hai bị cáo không phải là người
quản lý tài sản nên không đủ yếu tố cấu thành tội danh trên. Cụ
thể, theo thông tư liên tịch (của Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính, Bộ
NN&PTNT) thì UBND xã là chủ thể giám sát và thay mặt Chính
phủ cấp vốn cho người dân mà không phải là chủ thể được giao
quản lý, sử dụng nguồn vốn do Chính phủ tài trợ. Nguồn vốn này
cũng không phải là tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh bởi Luật
Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Đặc biệt, tài liệu gửi kèm theo đơn đề nghị giám đốc thẩm có
báo cáo phiên trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh Bình
Thuận khóa X (5-7-2019) cho biết toàn tỉnh chỉ có 8/33 xã thực
hiện việc hỗ trợ bằng tiền cho các hộ dân, còn lại hỗ trợ bằng máy
móc có kiểm tra, nghiệm thu của các ban, ngành. Trong vụ án tại
La Dạ, biên bản nghiệm thu có đại diện một số ban, ngành của
huyện Hàm Thuận Bắc.
UBND cấp xã có trách nhiệm giám sát và cấp vốn hỗ trợ cho
người dân theo danh sách đã được UBND cấp huyện duyệt. Do
đó, cần điều tra làm rõ UBND tỉnh Bình Thuận, UBND cấp huyện
có chủ trương cho UBND cấp xã trên toàn tỉnh mua máy cấp cho
người dân hay không. Nếu có thì trách nhiệm của các cơ quan này
như thế nào, trách nhiệm của UBND xã như thế nào. Từ đó mới
xác định được trách nhiệm hình sự và dân sự của hai bị cáo.
Trước đó, ngày 1-10-2019, ông Mẫn bị bắt đi thi hành án khi
đang điều trị tại BV Phổi tỉnh Bình Thuận. Sau khi bị giam hơn
20 ngày, từ kháng nghị yêu cầu tạm đình chỉ thi hành án, ông Mẫn
được tại ngoại.
PHƯƠNG NAM
Vụ án đập nhà
trên đất đã mua
Bị cáo hầu tòa vì tự ý thuê người đập phá căn nhà trên đất
đãmua, dù tài sản này do chủ đất cũ xây dựng trái phép.
Bị cáo
Hoàng
Xuân
Hải tại
phiên
tòa
phúc
thẩm.
Ảnh:
NHẪN
NAM
Sơ thẩm có vi phạm nhưng
không nghiêm trọng
HĐXX nhận định quá trình tố tụng ở cấp sơ thẩm có những vi phạm
nhưng những sai sót mà LS nêu ra không phải là nghiêm trọng, vì không
gây thiệt hại cho những người tham gia tố tụng. Hồ sơ không có quyết
định phân công hội thẩmnhân dân vì việc thay đổi HĐXX được tiến hành
tại phiên tòa. Việc ban hành cáo trạng lần thứ nhất đã được thay thế bằng
cáo trạng lần thứ hai và bản án sơ thẩm căn cứ vào cáo trạng lần thứ hai
xét xử. Việc VKS truy tố khoản 2 Điều 178 không ảnh hưởng tới việc khởi
tố theo khoản 1.
Theo HĐXX, đủ cơ sở để kết tội bị cáo. Trong giai đoạn điều tra, bị cáo
nhận tội khi có mặt LS, kiểm sát viên, đại diện đoàn thể ở địa phương
chứng kiến và được ghi âm, ghi hình. Bị cáo đã tự nguyện nộp tiền khắc
phục hậu quả... Theo đó, ông P. chuyển nhượng đất cho bị cáo vào tháng
4-2018, đến tháng 6-2018 bị cáo mới được cấp sổ hồng. Theo hợp đồng
xây dựng nhà thì căn nhà của bà T. có trước khi bị cáo mua đất. Việc mua
bán chỉ làmtrên giấy tờmà không bàn giao trên thực địa nên bị cáo không
phát hiện căn nhà. Cho dù việc bà T. xây nhà trên đất đã bán là vi phạm
nhưng chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được phán quyết về
việc cưỡng chế tháo dỡ hoặc di dời tài sản của công dân. Từ đó, tòa tuyên
giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Sau khi nghe hai LS
trình bày quan điểm,
VKS thay đổi ý kiến, cho
rằng cấp sơ thẩm có vi
phạm về tố tụng nên đề
nghị HĐXX hủy án để
điều tra, xét xử lại.
phân công thẩm phán và hội thẩm
nhân dân xét xử bị cáo. Trong hồ
sơ có hai bản cáo trạng, cáo trạng
đầu truy tố bị cáo theo khoản 1 Điều
178 BLHS. Cáo trạng sau truy tố
Hải theo điểm a khoản 2 Điều 178
BLHS. Cáo trạng sau không thay
thế cáo trạng đầu và cũng không có
quyết định nào hủy bỏ cáo trạng đầu.
Trước đó, quyết định khởi tố bị
can và quyết định phê chuẩn khởi
tố và kết luận điều tra đều đề nghị
truy tố bị cáo theo khoản 1. Như
vậy, khi thay đổi cáo trạng, chuyển
sang truy tố bị cáo theo khoản 2 thì
phải thay đổi quyết định khởi tố và
phê chuẩn quyết định khởi tố sang
khoản 2.
Thứ hai, tòa sơ thẩm nhận định
Hải phạm tội có tổ chức nhưng đồng
phạm với bị cáo là ai, ở đâu, đang
làm gì, bị truy nã chưa thì không
được làm rõ. Trong khi xét về pháp
lý, nếu chỉ xử mình bị cáo là bỏ lọt
tội phạm.
Thứ ba, cần xác định căn nhà
trên đất có phải là của bà T. không.
Bởi theo hồ sơ, căn nhà bà T. xây
không phép năm 2017, xây trên đất
không thuộc quyền sử dụng của bà
T... Từ đó hai LS đề nghị tòa hủy án
sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Sau khi nghe hai LS trình bày
quan điểm, VKS thay đổi ý kiến,
cho rằng cấp sơ thẩm có vi phạm
về tố tụng nên đề nghị HĐXX hủy
án để điều tra, xét xử lại.•
Ông
Huỳnh
Thúc
Mẫn
và bà
Dương
Ngọc
NhưHiền
tại phiên
tòa.
Ảnh: PN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook