008-2020 - page 12

12
PHẠMANH
“S
inh viên (SV) dù học
luôn được điểm 10,
ra trườngvới bằngđỏ
nhưng không biết nói chuyện,
thiếu kỹ năng thì cơ hội thử
việc cũng không có chứ đừng
nói đến làm việc lâu dài”.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn
Hoàng Dũng, Chủ tịch Công
ty Đào tạo lãnh đạo và Dịch
vụ phát triển bền vững, chia
sẻ tại hội thảo gắn kết nhà
trường và đơn vị sử dụng lao
động trong quá trình đào tạo,
tuyển dụng nhân sự.
Hội thảodoTrườngĐHLuật
TP.HCMtổ chức ngày 7-1, thu
hút sự quan tâmcủa nhiều cán
bộ, giảng viên, chuyên gia, các
nhà tuyển dụng và SV.
Sinh viên còn tự cao,
yếu kỹ năng
Ông Nguyễn Hoàng Dũng
đặt vấn đề nhiều đơn vị hay
báo cáomỗi nămcó80%, 90%
tỉ lệ SV ra trường có việc làm,
nghe rất cao nhưng để làm gì,
họ làm việc gì, bưng bê hay
phục vụ? Do đó, theo ông
Dũng, mục tiêu đào tạo phải
làm sao để SV ra trường có
việc làm xứng đáng, làm việc
hiệu quả, có thu nhập xứng
đáng mới là quan trọng nhất.
“Khi đi thỉnh giảng, tôi thấy
có một số SV rất tự cao và coi
thường thế giới xung quanh,
vừa gác chân vừa ăn, đi trễ,
chen lấn đi thang máy... Phải
chăng nhiều khi do chúng ta
nâng SV lên quá tầm nên SV
không biết vị trí của mình
như thế nào” - ông Dũng nói.
Theo ông Dũng, với nhà
tuyển dụng, chuyên môn là
cần nhưng quan trọng là SV
phải có thái độ và kỹ năng để
giải quyết các vấn đề trong
cuộc sống cũng như công việc.
Tương tự, luật sư Trương
Nhật Quang, Trưởng Văn
phòng luật sưÁnh Sáng Luật,
cho rằng nhiều SV ra trường
quá thiếu kiến thức thực tế
Do đó, theo ông Tuấn, nhà
trường ngoài việc gắn kết với
doanh nghiệp trong đào tạo
để đáp ứng nhu cầu xã hội
thì cũng nên phối hợp cùng
nhau để tuyên truyền, định
hướng nghề nghiệp cho xã
hội. Có như thế nhà trường
mới tuyển được những em
không chỉ giỏi, mà còn có
niềm đam mê thực sự để học
tốt và làm việc tốt.
Luật sư Trương Thị Hòa
(Đoàn Luật sư TP.HCM)
cũng kiến nghị nhà trường
đào tạo cho SV không chỉ
kiến thức chuyên sâu mà còn
kiến thức đa năng nhiều mặt
để SV có thể cạnh tranh với
bản thân mình, cạnh tranh
với người khác trong xã hội,
như tăng cường văn hóa đọc
sách, sinh hoạt ngoại khóa
bổ sung kiến thức xã hội và
kỹ năng cho SV.
Tại hội thảo, PGS-TS Trần
Hoàng Hải, Phó Hiệu trưởng
Trường ĐH Luật TP.HCM,
cho rằng trường cũng có nhận
được những phản hồi về việc
SV của trường ra trường giỏi
chuyên môn nhưng kỹ năng
chưa cao, thiếu thực tế. Do
đó, nhà trường đang và sẽ
quyết liệt đổi mới đào tạo
theo hướng cung ứng lao
động phù hợp cho xã hội chứ
không chỉ đáp ứng nhân lực
mà trường có khả năng đào
tạo. Trường sẽ tạo mối quan
hệ thật chặt giữa trường và
đơn vị sử dụng lao động để
SV sẽ có môi trường thực tập,
doanh nghiệp cũng sẽ cùng với
nhà trường để “song giảng”,
tức trường dạy lý thuyết thì
doanh nghiệp dạy thực tiễn.
Và quan trọng nhất là làm sao
trang bị kỹ năng và ngoại ngữ
chứ không chỉ chuyên môn.
Do đó, theo ông Hải, để
làm được, giáo viên phải thay
đổi về phương pháp, trường
cũng phải cải tiến chương
trình đào tạo. Và bản thân
SV cũng phải nỗ lực gấp 2-3
lần để vừa học vừa tự trang
bị ngoại ngữ, kỹ năng.•
Nhiều sinh viên giỏi chuyên
môn nhưng thất nghiệp
Họ đã nói
Cần đưa thực tiễn vào
giảng dạy
Bản thân nhà trường cần
có những người làm công tác
đưa thực ti n vào giảng dạy,
phối hợp biên soạn giáo trình
cho phù hợp thực tế, bởi nhiều
luật đã thay đổi, nhiều tài liệu
đã quá lạc hậu.
Luật sư
TRƯƠNG NHẬT QUANG
,
Trưởng Văn phòng luật sư
Ánh Sáng Luật
trong khi doanh nghiệp tuyển
người vào để làm được việc
chứ không phải để đào tạo.
ÔngQuang cũng thẳng thắn
rằngbản thânôngkhôngmuốn
nhận nhiều SV thực tập vì tốn
thêm thời gian hướng dẫn và
trả lời các vấn đề là những cái
cơ bản đã có trong luật nhưng
SV chưa chịu tìm hiểu.
Do đó, theo ông Quang, SV
phải nỗ lực thật lớn, có tiếp
cận được thực tiễn từ khi còn
ở nhà trường thì mới nhanh
chóng chủ động hội nhập khi
bước vào doanh nghiệp.
Cùng “song giảng”
để nâng chất lượng
đào tạo
Ông TrầnAnh Tuấn, Giám
đốc chương trìnhdựbáonguồn
nhân lực, PhóViện trưởngViện
Nghiên cứu đào tạo quốc tế,
cho rằng trong quá trình đi tư
vấn tuyển sinh, nhiều học sinh
quan tâm ngành luật nhưng
không hiểu rõ học luật để
làm gì, nên chọn ngành luật
của trường nào, học ngành
luật nào “ngon”, làm sao để
được làm chánh án.
“Nhiều emchỉ nghĩ học luật
SV phải nỗ lực thật
lớn, có tiếp cận được
thực tiễn từ khi còn
ở nhà trường thì
mới nhanh chóng
chủ động hội nhập
khi bước vào doanh
nghiệp.
là sẽ ra làm luật sư, để được
làm chánh án, hoặc không
làm được gì thì học cao học
để ra làm giảng viên. Các em
chỉ thấy phần ngon mà không
biết phần dở, cứ chạy theo tên
ngành hot hoặc ngành tốt để
thi vào. Chính việc các em
hiểu mơ hồ sẽ dẫn đến vào
trường sẽ học lơ mơ, rồi bỏ
học hoặc ra trường lại thất
nghiệp là đương nhiên” - ông
Tuấn dẫn giải.
Đổi mới tuyển sinh để nâng chất lượng
Theo PGS-TS Trần Hoàng Hải, hai điểm mới lớn nhất về
tuyểnsinhvàđàotạotrongnăm2020,TrườngĐHLuậtTP.HCM
sẽ không tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực, thay vào đó
sẽ áp dụng hai phương thức tuyển sinh độc lập. Trong đó,
trường sẽ dành tuyển thẳng 25% tổng chỉ tiêu cho những
học sinh giỏi cả trong văn hóa lẫn ngoại ngữ ở THPT. Việc
này sẽ giúp trường có chất lượng đầu vào tốt, khi ra trường
các emkhông chỉ vững chuyênmônmà còn sử dụng ngoại
ngữ tốt, đáp ứng được yêu cầu xã hội.
Thứ hai, theo ông Hải, từ năm học 2020-2021, Trường
ĐH Luật TP.HCM sẽ nâng chuẩn đầu ra trình độ tiếng Anh
theo chương trình TOEIC của SV theo học các ngành đào
tạo của nhà trường. Ông Hải cho rằng có thể SV sẽ cảm
thấy áp lực với quy định tăng này nhưng chính điều đó sẽ
tạo động lực để SV học tốt hơn và có lợi cho cả bản thân
SV lẫn doanh nghiệp.
Đời sống xã hội -
ThứNăm9-1-2020
Tỉ lệ cao
sinh viên
ra trường
có việc làm
nhưng để
làmgì?Mục
tiêu đào tạo
phải làm sao
để sinh viên
ra trường có
việc làmxứng
đáng, làm
việc hiệu quả,
có thu nhập
xứng đáng
mới là quan
trọng nhất.
Luật sư Trương Thị Hòa kiến nghị nhà trường đào tạo cho sinh viên không chỉ kiến thức chuyên sâu
mà còn kiến thức đa năng nhiềumặt. Ảnh: PHẠMANH
Chưa tăngphụ cấpgiáo viên từ1-7-2020
Căn cứ theo lộ trình tăng lương vừa được Quốc hội (QH)
thông qua và Luật Giáo dục đại học sửa đổi, những ngày gần
đây nhiều thông tin nhầm lẫn đã cho rằng kể từ ngày 1-7-
2020, nhiều mức phụ cấp của giáo viên (GV) sẽ tăng cao.
Tuy nhiên, ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT, khẳng định
lương và phụ cấp GV sẽ tăng từ ngày 1-1-2021, còn thông
tin tăng lương và phụ cấp từ năm 2020 là chưa chính xác.
Theo ông Minh, cuối năm 2019, QH đã đồng ý thực
hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng
lên 1,6 triệu đồng/tháng. Việc tăng lương cơ sở cho cán
bộ, công chức, viên chức dẫn đến mức phụ cấp ưu đãi
được hưởng đối với nhà giáo tăng tương ứng, tăng hơn
7,38% so với quy định hiện hành.
Bên cạnh đó, Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 (Luật
Giáo dục sửa đổi) được QH khóa XIV thông qua và có
hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2020.
Theo quy định mới này, GV được ưu tiên hưởng phụ
cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ. Có thể
hiểu khi Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực, các khoản
phụ cấp thâm niên sẽ không còn mà lương GV sẽ trả
theo vị trí việc làm. Thu nhập GV được hưởng sẽ đúng
theo tính chất phức tạp và đặc thù nghề nghiệp…
Hiện nay mức lương cơ sở của cán bộ, công chức,
viên chức, trong đó có GV đều tăng hằng năm, chẳng
hạn như mức lương cơ sở năm 2016 là 1.210.000 đồng/
tháng, đến năm 2019 tăng lên mức 1.490.000 đồng/
tháng. Do đó mức lương cơ sở năm 2020 tiếp tục được
tăng lên cho đến khi áp dụng chính sách tiền lương mới
vào năm 2021.
Trong thời gian từ tháng 7-2020 đến khi áp dụng chính
sách tiền lương mới vào năm 2021, lương của GV, kể cả
với GV ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn vẫn
thực hiện theo các quy định của Chính phủ như đã nêu
trên, trong đó có cả lộ trình tăng mức lương cơ sở.
“Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã tham
mưu lãnh đạo Bộ GD&ĐT xây dựng đề án “Xây dựng
bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh
đạo và phụ cấp theo nghề đối với công chức, viên chức
ngành giáo dục”. Đề án này cục đã chuyển sang Bộ Nội
vụ xem xét, tính toán và áp dụng vào ngày 1-1-2021” -
ông Minh nói.
HẢI ÂU
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook