014-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm16-1-2020
ĐỨCMINH
C
hiều 15-1, đoàn giám sát của
Quốc hội đã làm việc với
Chính phủ, các bộ, ngành và
cơ quan liên quan về việc thực hiện
chính sách về phòng, chống xâm
hại trẻ em.
Thay mặt tổ giúp việc, Ủy viên
thường trựcỦy banTư phápNguyễn
Thị Thủy đã trình bày dự thảo báo
cáo tổng hợp tình hình thực hiện
chính sách, pháp luật về phòng,
chống xâm hại trẻ em.
Hơn 21% đối tượng là
người thân
Theo bà Thủy, môi trường gia
đình vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất an
toàn đối với trẻ. Vì theo báo cáo của
Chính phủ, đối tượng là người thân
trong gia đình xâm hại tình dục trẻ
em chiếm 21,3%, bạo lực đối với
trẻ em chiếm gần 66%. Trong khi
môi trường nhà trường vẫn xảy ra
một số vụ bạo lực học đường, thậm
chí có vụ nghiêm trọng dẫn đến hậu
quả chết người…
Ngoài ra là tình trạng thầy giáo,
nhân viên cơ sở giáo dục xâm hại
tình dục học sinh, thậm chí cả học
sinh nam. Bà Thủy dẫn chứng vụ
việc Trường Tiểu học - THCS Tam
Lập, Bình Dương 13 trẻ bị xâm
hại; vụ việc ở trường tiểu học tại
huyện Hoài Đức, Hà Nội chín trẻ
bị xâm hại…
Giải trình sau đó, Thứ trưởng
Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho
rằng bộ này đã thammưu để Chính
phủ ban hành Nghị định 80 về việc
xây dựng môi trường an toàn, lành
mạnh, thân thiện và phòng, chống
bạo lực học đường. “Giải pháp bộ
đã ban hành thời gian qua đã thể
hiện sự quyết tâm cao trong việc
thực hiện phòng, chống xâm hại
trẻ em” - ông Độ nói.
Các giải pháp trực tiếp theo ông
Độ là việc ban hành các văn bản
về việc lồng ghép dạy giáo dục
môi trường an toàn, thân thiện vào
trường học, đặc biệt là tăng cường
giáo dục đạo đức được quan tâm.
Về nguyên nhân sâu xa, theo ông
Độ, công tác giáo dục đạo đức trong
trường học đã được quan tâm nhưng
do ảnh hưởng tác động xã hội nên
có những khó khăn. Về những vụ
việc liên quan đến phẩm chất đạo
đức nhà giáo, ông Độ cho biết bộ
đã tăng cường nhiều cuộc vận động,
giáo dục cho đội ngũ giáo viên để
đảm bảo các tiêu chuẩn, tiêu chí, giữ
được phẩm chất đạo đức nhà giáo.
“Sau khi có những việc xảy ra
như vậy, bộ đã có biện pháp xử
lý cương quyết đưa ra khỏi ngành
những giáo viên vi phạm phẩm chất
đạo đức nhà giáo” - ông Độ nói.
Hành chính hóa một số
vụ xâm hại
Bà Thủy thông tin các cơ quan
đã phát hiện, xử lý gần 1.200 vụ vi
phạm hành chính về xâm hại trẻ
em, trung bình mỗi năm 261 vụ,
tăng gấp đôi so với giai đoạn trước.
Các hành vi xâm hại trẻ em bị xử lý
hành chính chủ yếu là bạo lực, cố
ý gây thương tích và một số hành
vi xâm hại khác.
Lọt tội trong một số vụ xâm hại
trẻ em
Các vụ xâmhại tình dục trẻ em chủ yếu được phát hiện từ nguồn tố giác của người dân, rất ít được phát hiện
qua công tác nghiệp vụ của cơ quan điều tra.
Ủy viên thường trực Ủy ban Tư phápNguyễn Thị Thủy tại buổi giámsát.
Ảnh: Đ.MINH
Bà Thủy nói: “Một số vụ việc có
dấu hiệu hành chính hóa quan hệ
hình sự”. Cụ thể, theo báo cáo của
Chính phủ có 1.158 trường hợp xử
lý hành chính không có căn cứ, sau
đó bị hủy để xử lý hình sự. Cơ bản
khi có vụ việc xảy ra, công tác xử lý
của cơ quan điều tra (CQĐT), VKS
và tòa án là khẩn trương, nghiêm
và đảm bảo thời hạn. Vì thế trong
kỳ báo cáo chưa phát hiện trường
hợp nào kết án oan người vô tội.
Tuy nhiên, một số cán bộ điều
tra còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng
làm việc với trẻ em. Các vụ xâm hại
tình dục trẻ em chủ yếu được phát
hiện từ nguồn tố giác, tin báo của
người dân, rất ít trường hợp được
phát hiện qua công tác nghiệp vụ
của CQĐT.
Đáng chú ý, còn một số trường
hợp bỏ lọt tội phạm dẫn đến VKS
phải hủy bỏ quyết định không khởi
tố vụ án. Có trường hợp khởi tố bị
can sai tội danh nhưng vẫn được
VKS phê chuẩn khiến dư luận bức
xúc, như vụ việc ở Chương Mỹ (Hà
Nội), bị can có hành vi hiếp dâm
nhưng lại khởi tố và được VKS phê
chuẩn tội dâm ô.
Cũng theo bà Thủy, công tác theo
dõi, kiểm sát việc giải quyết tố giác,
tin báo một số trường hợp chưa chặt
chẽ, dẫn đến số liệu thống kê giữa
CQĐT và VKS chênh lệch lớn. Một
số trường hợp xử lý có dấu hiệu bỏ
lọt tội phạm nhưng VKS chưa kịp
thời yêu cầu khắc phục.
Ngoài ra, theo kết quả giám sát
còn những trường hợp phải trả hồ sơ
để điều tra bổ sung nhiều lần. Điều
này cho thấy việc thực hành quyền
công tố và kiểm sát trong giai đoạn
điều tra đối với một số vụ án chưa
chặt. Chẳng hạn, TP.HCM có vụ án
phải trả hồ sơ sáu lần. Cạnh đó, vẫn
còn những trường hợp tòa án trả hồ
sơ để yêu cầu điều tra bổ sung vì lý
do giai đoạn điều tra, truy tố bỏ lọt
tội phạm và người phạm tội.
Về công tác xét xử, vẫn còn một
số trường hợp phải hủy, sửa án do
lỗi chủ quan của thẩm phán. Vài vụ
án áp dụng hình phạt có dấu hiệu
còn chưa tương xứng với tính chất,
mức độ hành vi phạm tội.•
Theo báo cáo, 10 tỉnh,
thành có số lượng trẻ em
bị xâm hại nhiều nhất là
TP.HCM, Hà Nội, Đồng
Tháp, Tây Ninh, Bà Rịa-
Vũng Tàu, Đồng Nai,
Đắk Lắk, Kiên Giang,
Cà Mau, Bình Phước.
Tiêm thuốc để triệt tiêu ý nghĩ xâm hại trẻ em?
Tại cuộc họp, Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi
trường Trần Thị Quốc Khánh (đại biểu Quốc hội Hà Nội) kiến nghị giải
pháp phòng, chống xâm hại trẻ em. Bà Khánh đề nghị cần tăng chế tài
một cách quyết liệt và cần ứng dụng khoa học công nghệ. Theo đó, cần
xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia bảo vệ, chăm sóc và phòng,
chống xâm hại trẻ em. Lý do cần có dữ liệu này là để ai cũng biết, kể cả
những kẻ xâmhại trẻ emđược nêu tên ở đó, nếu trích xuất ra trong nước,
quốc tế đều biết…
“Ở các nước, người ta phát triển những thuốc, khi tiêm thuốc này cho
những kẻ bệnh hoạn họ sẽ triệt tiêu ý nghĩ xâm hại phụ nữ và trẻ em. Tôi
nghĩ chúng ta làmđược, tôi đề nghị giao BộY tế vàViện KH&CNViệt Nam.
Chúng ta chỉ xử lý hai, ba ông là xã hội trật tự ngay, không có chuyện nhìn
ngó đến phụ nữ, trẻ em là đối tượng yếu thế trong xã hội”- bà Khánh nói.
Đại biểu Quốc hội Phan Nguyễn Như Khuê (Đoàn đại
biểu Quốc hội TP.HCM) vừa có văn bản gửi UBND TP
xem xét, giải quyết đơn của bà Nguyễn Thị Mười, quận 9,
TP.HCM xin được tiếp xúc với lãnh đạo UBND TP và chủ
đầu tư để giải quyết bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất trong
dự án khu nhà ở tại quận 9.
Trước đó, ngày 22-10-2019, HĐND TP.HCM cũng có
văn bản gửi chủ tịch UBND TP về nguyện vọng của cử
tri là bà Mười xin được tiếp xúc để trình bày yêu cầu của
gia đình về việc giải quyết bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất.
Phần đất này liên quan đến dự án đầu tư xây dựng khu
nhà ở Xóm Mới 1, phường Phước Long B, quận 9. HĐND
TP chuyển đơn và kiến nghị chủ tịch UBND TP xem xét
xếp lịch tiếp công dân theo nguyện vọng của bà Mười.
Năm 2002, gia đình bà Mười gồm mẹ và chín anh chị
em bà trồng rau (có cất chòi) trên phần đất 10.000 m
2
quận 9. Khi gia đình bà đăng ký quyền sử dụng đất thì
UBND quận 9 cho rằng gia đình bà chiếm dụng đất công
nên không giải quyết. Từ đó gia đình bà Mười khiếu nại.
Bà Mười trình bày khiếu nại chưa xong thì năm 2004,
đất này bị UBND TP.HCM thu hồi giao cho Công ty
TNHH Xây dựng và Kinh doanh nhà Gia Hòa (gọi tắt là
Công ty Gia Hòa) làm dự án nhà ở mà không được bồi
thường hỗ trợ. Năm 2010, gia đình bà bị cưỡng chế phải
giao đất, gia đình ngăn cản và kết quả là hai người anh em
bà phải hầu tòa về tội chống người thi hành công vụ.
Năm 2011, gia đình bà được Thanh tra Chính phủ có
báo cáo Kết luận số 2707 khẳng định là đất này do gia
đình bà quản lý, sử dụng và đề nghị bồi thường diện tích
2.900 m
2
đất. Phần diện tích đất còn lại gần 4.000 m
2
do
gia đình lấn chiếm rạch từ năm 2002 nên chỉ được hỗ trợ
tiền sử dụng đất.
Năm 2013, UBND TP chấp nhận bồi thường phần 2.900
m
2
, còn lại phần 4.000 m
2
thì chờ kết luận của Thanh tra
Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Năm 2014, Thanh tra
Chính phủ có kết luận phần 4.000 m
2
không phải đất rạch.
Năm 2017, Văn phòng Chính phủ đồng ý với kiến nghị
của Bộ TN&MT là TP phải bồi thường, hỗ trợ gia đình bà
Mười phần 4.000 m
2
. Một năm sau gia đình bà Mười được
bồi thường phần diện tích đất này nhưng giá bồi thường lại
tính áp giá từ năm 2013 (chứ không phải giá đất năm 2018 -
giá tại thời điểm bồi thường).
Bà Mười nói: “Mẹ tôi đã mất, giờ chị em tôi bán rau để
kiếm sống, chúng tôi chỉ mong có được phần hỗ trợ để có
điều kiện sớm ổn định cuộc sống, bớt khó khăn... Không
có lỗi nhưng chúng tôi phải mất 10 năm và nhiều công
sức khiếu nại thì mới được bồi thường. Giá như TP sớm
bồi thường thì anh em tôi không phải bị cảnh tù tội...”.
Pháp Luật TP.HCM
đã liên hệ Công ty Gia Hòa để tìm
hiểu thông tin liên quan đến vụ việc của bà Mười nhưng
công ty vẫn chưa xếp lịch gặp PV.
KIM PHỤNG
Mongmỏi được đối thoại về hỗ trợđất
Tiêu điểm
7.800
là số vụ xâmhại trẻ emphát hiện trên
cảnướctínhtừ1-1-2015đến30-6-2019
với gần 8.600 đối tượng xâm hại và
gần 8.100 embị xâmhại. Đáng chú ý,
các vụ việc xảy ra chủ yếu là xâm hại
tình dục, gồm hơn 6.300 vụ với hơn
6.400 trẻ em bị xâm hại.
“Nhiều tỉnh, số vụ xâm hại tình
dục trẻ em chiếm trên 90%, thậm chí
gần như 100%” - bà Thủy nói và dẫn
chứng tỉ lệnàyởCầnThơ là98,8%, Hậu
Giang 95,8%, Kiên Giang 95,5%, Bến
Tre 94,6%, Đồng Nai 94,2%...
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook