021-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBa4-2-2020
“Đừng khóc vì nông sản gặp khó,
hãy tìm giải pháp”
ANHIỀN
C
hiều 3-2, BộNN&PTNT
tổ chức hội nghị “Thúc
đẩy thương mại, phát
triển sản xuất nông sản trước
tác động dịch bệnh Corona”.
Rau quả xuất khẩu
sang Trung Quốc
tê liệt
Ông Nguyễn Đình Tùng,
đại diện Hiệp hội Rau quả
Việt Namcho biết do tác động
của dịch Corona, thanh long
ruột đỏ trước tết giá khoảng
45.000 đồng/kg thì hiện nay
giảm còn 5.000 đồng/kg; mít
trước tết giá 38.000 đồng/
kg thì nay giảm còn 10.000
đồng/kg; sầu riêng trước tết
giá 70.000 đồng/kg, nay giá
còn 40.000 đồng/kg.
“Khi dịch bệnh xảy ra,
nhóm rau quả xuất đi Trung
Quốc (TQ) gần như bị tê liệt,
thương lái đã mua và đặt cọc
từ trước tết đến nay bỏ cọc”
- ông Tùng cho hay.
Ông Phạm Văn Cảnh, Phó
Chủ tịchUBND tỉnhLongAn,
cho biết thêm hiện Long An
đang có 9.578 ha trồng thanh
long, sản lượng 320.000 tấn,
thị trườngTQ chiếmđến 70%
thị phần. Trong tháng 1 và
tháng 2-2020, Long An còn
khoảng 30.000 tấn cần thu
hoạch, trong khi đó đang tồn
kho khoảng 2.000 tấn.
Một khó khăn cho thanh
long ở Long An là hiện giá
chủ yếu do thương lái TQ
quyết định, hợp đồng không
chắc chắn, nhiều rủi ro. Kể
từ khi có dịch Corona đến
nay, hai doanh nghiệp lớn
của TQ thu mua thanh long
tại Long An là Hồng Thái
Dương và Phú Quý đã đặt
hàng từ trước tết nhưng nay
ngưng không nhận hàng.
Trong đó Công ty Hồng
Thái Dương 300 container,
Công ty Phú Quý khoảng
200 container.
“Tình hình hiện nay rất
khó khăn. Một số nhà vườn
đang ra trái đã cắt bỏ hết nên
thiệt hại rất lớn” - ông Cảnh
nêu thực tế.
Về thủy sản, ông Nguyễn
Hoài Nam, Phó Tổng thư ký
HiệphộiChếbiếnvàxuất khẩu
thủy sản (VASEP), thông tin:
Hiện các đơn hàng thủy sản đi
đường bộ chưa chịu nhiều tác
động nhưng các đơn hàng đi
đường biển đã ký từ trước tết
đến nay đều chậm lại, trong
khi đó phía doanh nghiệp TQ
đều cho biết chỉ nhận hàng từ
ngày 16-2.
“Hiệnmột số tàu biển đi TQ
ngưng nhận hàng khiến doanh
nghiệp phải điều chỉnh. Các
khách hàng ở thị trường lớn
như Nhật Bản yêu cầu không
đưa hàng qua TQ trước khi
sang Nhật Bản. Thị trường
châu Âu và Mỹ, khách hàng
đầu nămdự kiến sẽ sang thăm
và làm việc lại với nhà máy
thì đều ngừng sang làm việc.
Họ không sang nhưng chuyển
sang giámsát từ xa, tiên lượng
nếu dịch bệnh nghiêm trọng
hơn thì những hợp đồng mới
sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là
khách hàng châu Âu” - ông
Nam cho hay.
Tuy nhiên, ông Nam cho
biết bên cạnh yếu tố bất lợi
thì cũng có thuận lợi. Đó
là những nhà nhập khẩu ở
TQ cho biết Việt Nam nên
chuẩn bị hàng đông lạnh,
hàng đồ hộp. Với những
dịch như Corona lần này,
văn hóa ăn uống sẽ thay đổi.
Khách hàng sẽ chuyển sang
đồ hộp thay vì ăn hàng tươi
sống như trước.
Ngoài ra,một sốngànhhàng
của TQ đang cạnh tranh với
ta như sản phẩm cá ngừ thì
hiện do ảnh hưởng của dịch,
các nước đang dần từ chối
mua cá ngừ TQ, tạo cơ hội
cho công ty Việt Nam cạnh
tranh về thị phần và giá cả.
Những giải pháp nóng
ThứtrưởngBộCôngThương
Trần Quốc Khánh cho rằng
cần tiếp tục triển khai quyết
liệt các giải pháp đã và đang
làm, chỉ đạo các thương vụ
vào cuộc để giúp tìm đầu
ra mới. Tiếp tục yêu cầu hệ
thống logictics tham gia bảo
quản nông sản.
Khuyến nghị người dân
điều chỉnh tiến độ sản xuất
vì dịch bệnh còn phức tạp.
Tăng cường tiêu thụ nội địa,
kêu gọi người dân chung tay
ủng hộ người dân trong nước.
Động viên, hướng dẫn chủ
hàng chuyển sang xuất khẩu
chính ngạch. Hàng không thể
xuất khẩu chính ngạch thì ưu
tiên bán hàng qua biên giới
khi mở cửa…
“Trước ảnh hưởng sâu rộng
của dịch, Ngân hàng Trung
ươngTQđã vào cuộc cắt giảm
lãi suất cho vay. Thái Lan dự
kiến cũng có chương trình ưu
đãi cho công ty lữ hành như
giảm phí sân bay, giảm phí
nhiên liệu bay…Đối với nước
ta, Bộ NN&PTNT nên tổng
hợp nhu cầu của doanh nghiệp
trình Chính phủ đề nghị giúp
đỡ trong giai đoạn khó khăn
này” - ông Khánh nói.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT
Nguyễn Xuân Cường cũng
yêu cầu các tỉnh, hiệp hội rà
soát các ngành hàng, trước
hết là nông sản xuất khẩu
sang TQ. Như ở Long An,
nông dân không kích thích
ra hoa trái vụ. Cùng với đó,
các doanh nghiệp bán lẻ như
Hapro, Big C…cần vào cuộc
tích cực. Riêng nhóm dưa
hấu, bộ trưởng đề nghị bà con
nông dân và các địa phương
hạn chế xuống giống, chuyển
qua các cây trồng khác như
đậu nành, bắp, rau…
“Điều quan trọng nhất là
các địa phương phải khuyến
khích nông dân sản xuất theo
chuỗi, có liên kết. Như ở Sơn
La, họ thành lập rất nhiều hợp
tác xã nên hầu như không có
tình trạng giải cứu. Nếu không
làm theo chuỗi, không tái cơ
cấu, không khóc vì con virus
Corona thì cũng có thể lao
đao vì những dịch bệnh, biến
động khác” - ông Cường nói.
“Chúng ta cần biến thách
thức thành thời cơ, chẳng
hạn một cái chợ cũ bị cháy
thì cần xây mới chứ không
phải ngồi đó mà khóc” - bộ
trưởng nhấn mạnh.•
Hiệnmột số nhà vườn trồng thanh long ở Long An đang tiến hành cắt bỏ trái vì lo ngại không có đầu ra khi
hàng loạt doanh nghiệp Trung Quốc hủy đơn hàng vì dịch Corona.
Bộ trưởngNguyễn Xuân Cường
(trái)
: “Điều quan trọng nhất là các địa phương phải khuyến khích
nông dân sản xuất theo chuỗi, có liên kết”. ÔngNguyễnĐình Tùng
(phải):
“Thương lái TQđãmua
và đặt cọc từ trước tết đến nay bỏ cọc”. Ảnh: KHƯƠNG LỰC
“Nếu không làm theo
chuỗi, không tái cơ
cấu, không khóc vì
con virus Corona thì
cũng có thể lao đao
vì những dịch bệnh,
biến động khác”.
Bộ trưởng
Nguyễn Xuân Cường
Đại diện hệ thống siêu thị Big C cho hay hiện có 37 siêu
thị ở 22 tỉnh, thành phố hằng ngày tiêu thụ một lượng nông
sản tương đối lớn. Trước ảnh hưởng của dịch Corona đối với
hoạt động xuất khẩu nông sản, Big C không đứng ngoài cuộc.
“Chúng tôi cam kết hỗ trợ tiêu thụ trong phạm vi tối đa với
nông dân. Để giúp tiêu thụ nông sản thuận lợi, chúng tôi kiến
nghị BộNN&PTNT cho danh sách các nông sản đang tồn đọng
để chúng tôi lên chương trình, có ngân sách thu mua hợp lý,
thúc đẩymua hàng tối đa cho bà con”- đại diện hệ thống siêu
thị Big C khẳng định.
Nhiều container thanh long ùn tắc tại cửa khẩu KimThành,
Lào Cai. Ảnh: BÁOLÀOCAI
Ngày Thần tài giữa dịch Corona: TP.HCM vắng tanh, Hà Nội tấp nập
Dù dịch Corona đang diễn biến phức tạp nhưng từ khoảng
3 giờ sáng 3-2 (tức mùng 10 tháng Giêng âm lịch), tại hàng
loạt cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội),
người dân xếp hàng để mua vàng thần tài. Nhiều người bày
tỏ sự lo lắng về dịch Corona nhưng vẫn chấp nhận xếp hàng
để mua vàng với hy vọng có được may mắn trong năm mới.
Ông Đào Văn Hảo (56 tuổi, trú tại Hoàng Mai) cho biết
đã đến xếp hàng từ 3 giờ sáng để mua vàng, nhờ vậy mới
được phát số thứ tự 1. “Đây là dấu hiệu cho một năm mới
đầy may mắn, tôi rất vui” - ông Hảo nói.
Trong khi đó, trái ngược với nhiều năm trở lại đây, thị
trường vàng ngày Thần tài năm nay tại TP.HCM khá trầm
lắng. Chị Phương Thảo, khách hàng đang mua vàng tại
Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), nhận xét chưa
năm nào mà việc mua vàng lại dễ như năm nay.
“Mọi năm, các sản phẩm thường bị thiếu, ví dụ như
thiếu chữ tài, chữ lộc hay thiếu con giáp nào đó. Nếu
muốn mua đúng loại sản phẩm mình thích thì phải chờ
đợi, còn không thì đành phải chọn loại sản phẩm khác.
Nhưng năm nay, mọi thứ đều rất bình ổn, không có cảnh
xếp hàng, chờ đợi, chen lấn” - chị Thảo nói.
Quan sát tại các khu vực trung tâm kinh doanh vàng
trên đường Lê Thánh Tôn, Công ty SJC, Công ty PNJ…
cho thấy lượng khách đến mua ít. Do lượng người mua ít
nên giá vàng liên tục lao dốc trong ngày Thần tài. Đây là
điều hiếm thấy từ trước tới nay.
Đơn cử vàng miếng SJC lúc đầu giờ sáng là 44,7 triệu
đồng/lượng thì đến cuối giờ sáng rơi xuống 44,5 triệu
đồng/lượng, giảm 200.000 đồng/lượng chỉ sau vài tiếng
đồng hồ.
T.LINH - T.PHAN - T.VIỆT
BigC camkết hỗ trợ tiêu thụgiúpnôngdân
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook