021-2020 - page 16

16
ĐĂNGKHOA
S
ố người chết và số ca
nhiễm virus Corona
ở Trung Quốc (TQ)
không ngừng tăng. Theo
số liệu báo
Hoa Nam Buổi
Sáng
 (
SCMP
) dẫn từ Ủy ban
Y tế Quốc gia TQ ngày 3-2,
hiện đã có tới 362 người chết,
trong đó 361 ở TQ và một ca
tử vong ở Philippines. Tổng
cộng có 17.480 ca nhiễm
trên toàn cầu (TQ và cả 23
nước khắp năm châu lục),
trong đó phần lớn vẫn là ở
TQ với 17.320 ca.
Chuyên gia báo động
vì đà tăng quá nhanh
Số ca tử vong tăng vọt từ
con số 50 lên tới hơn 362
chỉ trong ba tuần. Đặc biệt
trong hơn một tuần trở lại
đây mỗi ngày có thêm hàng
chục ca tử vong mới và vài
ngàn ca nhiễm.
Cuối tuần trước, TSMichael
Ryan - lãnh đạo cơ quan phản
ứng khẩn cấp của WHO nói
“có chứng cứ cho thấy virus
này có thể kiềm chế được”
và thế giới cần “duy trì cố
gắng”. Tuy nhiên, đà tăng
nhanh và liên tục số ca tử
vong, ca nhiễm khiến nhiều
chuyên gia hàng đầu thế giới
về bệnh truyền nhiễm bất an
và lo lắng virus có thể lan
ra khắp toàn cầu, trở thành
đại dịch.
Theo TSAnthony S. Fauci
- Giám đốc Viện Bệnh dị
ứng và truyền nhiễm quốc
gia (Mỹ), tới thời điểm này
có thể khẳng định chủng
virus Corona mới lan truyền
mạnh hơn các loại virus
SARS (hội chứng hô hấp
cấp tính nặng), MERS (hội
chứng hô hấp Trung Đông).
Trong chín tháng dịch (2002-
2033), virus SARS có 8.098
theo chỉ đạo trực tiếp của
Chủ tịch TQ Tập Cận Bình.
Số bác sĩ, y tá này tiếp quản
và làm việc tại bệnh viện dã
chiếnHỏaThần Sơn vừa được
đưa vào sử dụng ngày 3-2.
WHO và TQ cần làm
nhiều hơn
Tuy nhiên nhiều chuyên
gia y khoa vẫn cho rằng TQ
có thể làm nhiều hơn hiện
tại. GS Hitoshi Oshitani tại
Khoa virus học Trường Y
ĐH Tohoku (Nhật) kêu gọi
TQ chia sẻ thêm thông tin
với WHO, như các thông
tin về vật chất sinh học và
dịch tễ học. Theo ông, hiện
bên ngoài TQ chỉ mới tiếp
cận được một số rất ít thông
tin rời rạc, các nhà khoa học
còn nhiều điều chưa biết
về cơ chế người lây qua
người diễn ra như thế nào.
GS Gregory Gray chuyên
về bệnh truyền nhiễm tại
Trường Y ĐH Duke-NUS
(Singapore) cho rằng vẫn
còn nhiều điều chưa khẳng
định được về virus Corona.
Chẳng hạn về sự liên hệ của
virus này với động vật, liệu
virus vẫn tiếp tục lan truyền
trong động vật ở TQ.
Về phía WHO, TS Mark
Eccleston-Turner giảng dạy
luật y tế toàn cầu tại ĐH
Keele (Anh) cho rằng ngoài
tuyên bố tình trạng khẩn cấp
y tế thì WHO cần phải đưa
ra thêm các công cụ khác
giúp kiểm soát dịch. Trong
đó không thể thiếu huy động
đóng góp tài chính từ các
nước thành viên để giúp
các nước có virus Corona
khống chế dịch. Ngoài ra
các cơ quan khác của Liên
Hiệp Quốc cũng phải phối
hợp với nhau vào cuộc chiến
đấu với nạn dịch này.•
Quốc tế -
ThứBa4-2-2020
ca nhiễm. Dịch MERS kéo
dài hơn (2012-2015) nhưng
số ca nhiễm ít hơn - 2.500.
TS Thomas R. Frieden
- cựu giám đốc Trung tâm
Kiểm soát và Dịch bệnh Mỹ
(CDC) lo ngại “khả năng
virus không thể kiềm chế
được ngày càng cao”.
TQ khánh thành
bệnh viện, huy động
quân đội
Tuần trước Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) tuyên bố
tình trạng khẩn cấp y tế toàn
cầu, kêu gọi các nước nỗ lực
ngăn chặn đà lây lan của
mầm bệnh xuyên biên giới.
Tuy nhiên, GS Zhou Zijun
giảng dạy sức khỏe công
cộng tại ĐH Bắc Kinh nói
tuyên bố của WHO không
tác động nhiều đến các nỗ
lực chống dịch của TQ.
Chẳng những GS Zhou mà
nhiều bác sĩ TQ cũng nói
Bắc Kinh vốn đã và đang
thực hiện nhiều biện pháp
chưa có tiền lệ khống chế
dịch. Ủy ban Y tế Quốc gia
TQ nói nước này đã và đang
thực hiện những biện pháp
kiểm soát và phòng ngừa khắt
khe nhất.
SCMP
cũng cho
rằng “TQ đã áp dụng mức
phản ứng lớn nhất trong lịch
sử nhân loại với một cuộc
khủng hoảng y tế”.
Ngoài phong tỏa hoàn toàn
không chỉ TPVũ Hán mà cả
tỉnh Hồ Bắc, TQ kéo dài kỳ
nghỉ tết Nguyên đán, cấm các
hình thức tụ tập công cộng.
500.000 nhân viên y tế ở Hồ
Bắc bỏ cả dịp tết trực chiến
chống dịch. 6.000 nhân viên
y tế bên ngoài được huy
động hỗ trợ đồng nghiệp ở
Hồ Bắc. Các quân chủng lục
quân, hải quân, không quân
TQ cũng gửi bác sĩ quân y
đến tăng cường tại ba bệnh
viện chính ở Vũ Hán. Quân
đội TQ triển khai 1.400 bác
sĩ, y tá quân y đến Vũ Hán,
TrungQuốc triển khai quân đội đến VũHán hỗ trợ chống dịch. Ảnh: CHINADAILY
Dự kiến phiên bỏ phiếu quyết định liệu
có buộc tội dẫn tới phế truất Tổng thống
Donald Trump tại khuôn khổ Thượng
viện Mỹ sẽ diễn ra vào chiều 5-2 (giờ
Mỹ), theo tờ
The New York Times
. Ngày
3-2, Thượng viện kết thúc phiên làm việc
cuối cùng nghe tất cả các bên trình bày
các luận điểm còn lại trước khi tiến hành
bỏ phiếu.
Có thể thấy phe Cộng hòa đang muốn
nhanh chóng kết thúc phiên tòa và khép
lại cuộc điều tra luận tội ông Trump mà
đảng Dân chủ khởi xướng để tập trung vào
chiến dịch tranh cử tổng thống, vì nếu vụ
việc kéo dài có thể ảnh hưởng đến uy tín
của ông Trump. Gần như chắc chắn ông
Trump sẽ được Thượng viện - do đảng
Cộng hòa chiếm đa số - tuyên trắng án.
Ngày 31-1, đảng Cộng hòa tại Thượng
viện đã bỏ phiếu ngăn chặn thành công
nỗ lực của đảng Dân chủ muốn triệu tập
thêm tài liệu và nhân chứng có khả năng
gây bất lợi cho ông Trump. Trong số này
có cựu cố vấn an ninh Quốc gia John
Bolton - người được cho là có thông tin
xác thực về việc ông Trump gây sức ép
buộc Ukraine điều tra đối thủ chính trị
Joe Biden.
Ngay sau kết quả trên, Bộ Tư pháp
Mỹ bất ngờ tung ra 24 email được cho là
của ông Trump can dự vào vụ gây sức ép
Ukraine. Cụ thể, các email này cho thấy
ông Trump đã trực tiếp quyết định về
thời hạn, mục đích và quy mô số tiền hỗ
trợ cho Kiev từ tháng 6-2019. Tuy nhiên,
bằng chứng của Bộ Tư pháp không thể
đem ra trước Thượng viện sau động thái
phong tỏa của đảng Cộng hòa.
VĨ CƯỜNG
Bộ Ngoại giao TQ ngày 3-2 cáo buộc một số nước, đặc
biệt là Mỹ chẳng những không có bất kỳ động thái thực
chất nào hỗ trợ Bắc Kinh kiềm chế dịch mà còn tạo và gieo
rắc sợ hãi. TQ liệt kê một số hành động của Mỹ: Là nước
đầu tiên sơ tán nhân viên lãnh sự ở Vũ Hán, nước đầu tiên
muốn đưa một phần nhân viên đại sứ quán về nước, nước
đầu tiên ra lệnh cấm công dân TQ nhập cảnh - trái với các
khuyến nghị củaWHO. Mỹ đang có 11 ca nhiễm. Bên cạnh
chỉ trích Mỹ, TQ nói hy vọng cộng đồng toàn cầu sẽ phán
xét một cách có lý, bình tĩnh và có căn cứ khoa học cũng
như phản ứng tích cực với tình hình dịch bệnh.
Khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, WHO nói
không cần thiết hạn chế đi lại nhưng thực tế hàng chục
nước đã hạn chế đi lại với TQ, hơn 20 hãng hàng không
ngưng khai thác bay đến nước này.
Không chỉ Mỹ mà Singapore, Úc, Indonesia đều cấm
người nước ngoài từng đến TQ trong 14 ngày qua nhập
cảnh. Philippines mở rộng lệnh cấmđi lại ra toàn bộTrung
Quốc, cả Hong Kong và Macau. Nhật cấm người có triệu
chứng nhiễm virus Corona nhập cảnh và đề nghị công
dân không đếnTQ. Malaysia ngưng cấp thị thực cho người
đến từ tỉnh Hồ Bắc - tâm điểm dịch. Thái Lan ngày 3-2 yêu
cầu tất cả công dân TQ muốn nhập cảnh phải cung cấp
chứng nhận y tế đảm bảo mình khỏe mạnh, không nhiễm
virus Corona. Hàn Quốc từ hôm nay (4-2) cấm người nước
ngoài từng đến TQ trong 14 ngày qua nhập cảnh, ngưng
khai thác du lịch với TQ.
420
tỉ USD là số tiền“bốc hơi”khỏi
thị trường Trung Quốc trong
ngày giao dịch đầu tiên 3-2
sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán.
Thị trường chứng khoánTrung
Quốc sụt giảm 9%.
Tiêu điểm
Ngoài tuyên bố tình
trạng khẩn cấp y tế
thì WHO cần phải
đưa ra thêm các
công cụ khác giúp
kiểm soát dịch.
37.000
binh sĩ từ 18 nước thành viên khối NATO
dựkiếnsẽthamgiacuộctậptrậnDefender
2020 trong thời gian tới do Mỹ tổ chức,
hãng tin
AFP
dẫn lời Tổng Thư ký Jens
Stoltenberg ngày 3-2. Đây là đợt điều
động lớn nhất của NATO trong hơn 25
năm qua. Bằng cách điều 20.000 binh
sĩ thamgia cuộc tập trận này, Mỹmuốn
thểhiện camkếtmạnhmẽđối với NATO
và an ninh châu Âu.
VĨ CƯỜNG
Dịch Corona báo động, WHO và
Trung Quốc cần làm nhiều hơn
Đà tăng nhanh và liên tục số ca tử vong, ca nhiễmkhiến nhiều chuyên gia bất an và lo lắng virus có thể
lan ra khắp toàn cầu, trở thành đại dịch.
ÔngTrump sắp thoát nạn luận tội
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook