021-2020 - page 9

9
Xem xét, quyết định đầu tư sân bay
Long Thành vào tháng 3-2020
Nghị quyết của Chính phủ thống nhất điều chỉnh diện tích đất giai đoạnmột của dự án từ 1.165 ha
lên khoảng 1.810 ha.
ĐÀOTRANG-VIẾT LONG
N
gày 3-2, Chính phủ ra
nghị quyết về báo cáo
nghiên cứu khả thi dự
án đầu tư xây dựng Cảng hàng
không quốc tế (HKQT) Long
Thành (giai đoạn một - viết
tắt là dự án).
Điều chỉnh diện tích
giai đoạn một
Theo nghị quyết, Hội đồng
thẩm định nhà nước được
yêu cầu khẩn trương hoàn
thành công tác thẩm định
báo cáo nghiên cứu khả thi
dự án, đảm bảo chất lượng.
Sau khi hoàn thành, trình
Thủ tướng Chính phủ xem
xét, quyết định đầu tư dự án
trong tháng 3-2020.
Nghị quyết cũng thống
nhất điều chỉnh diện tích đất
giai đoạn một từ 1.165 ha lên
khoảng 1.810 ha cho phù hợp
với nhu cầu hoạt động khai
thác đồng bộ giai đoạn một.
Về việc điều chỉnh diện
tích đất quốc phòng, bổ sung
hai tuyến giao thông kết nối,
tổng mức đầu tư, phương án
huy động vốn, công nghệ áp
dụng, hiệu quả kinh tế - xã hội
và hiệu quả tài chính…Nghiên
cứu, thực hiện theo nội dung
Nghị quyết số 95/2019/QH14
của Quốc hội (QH).
TrongNghị quyết số95/2019/
QH14củaQHvềbáocáonghiên
cứu khả thi dự án đầu tư xây
dựng cảng HKQT, QH nhất
trí việc đầu tư xây dựng một
đường cất/hạ cánh và một nhà
ga hành khách cùng các hạng
mục phụ trợ đồng bộ với công
suất 25 triệu hành khách/năm,
1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.
Đồng thời, QH giao Chính
phủ xem xét, quyết định tổng
mức đầu tư của dự án theo quy
định của pháp luật về đầu tư
công. Qua đó xây dựng, quản
lý, sử dụng tài sản công và
pháp luật có liên quan, bao
gồm chi phí bồi thường, giải
phóng mặt bằng (GPMB) và
đảm bảo tổng mức đầu tư toàn
bộ dự án không vượt tổng
mức đầu tư theo Nghị quyết
số 94/2015 về chủ trương đầu
tư dự án.
Sử dụng vốn của
nhà đầu tư
Về hình thức đầu tư, theo
nghị quyết của QH, trên cơ sở
phân loại các hạng mục công
trình, nghiên cứu kỹ các quy
định của pháp luật để hoàn
thiện đề xuất hình thức đầu
tư đảm bảo quốc phòng, an
ninh và lợi ích của Nhà nước.
Song song đảm bảo sự quản
lý của Nhà nước theo quy
định của pháp luật về hàng
không dân dụng và sử dụng
cho mục đích quân sự. Đồng
thời, có các giải pháp, chính
sách đặc thù theo thẩm quyền
để thực hiện dự án thuận lợi,
đảm bảo tiến độ theo yêu cầu
của QH.
UBND tỉnh Đồng Nai được
giao phó trách nhiệm tập trung
chỉ đạo thực hiện công tác thu
hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư để bàn giao mặt
bằng kịp tiến độ thi công dự
án. Theo đó, đảm bảo hoàn
thành và đưa vào khai thác
dự án theo đúng yêu cầu của
Nghị quyết số 94/2015/QH13
của QH.
Bộ GTVT được giao nghiên
cứu đầu tư xây dựng hệ thống
giao thông kết nối khu vực
Cảng HKQT Long Thành với
vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam. Việc kết nối này phải
đồng bộ với từng giai đoạn
đầu tư theo định hướng trở
thành cảng hàng không trung
chuyển của khu vực và quốc
tế. Tuy nhiên, trước mắt cần
đẩy nhanh tiến độ các dự án
đang triển khai. Đồng thời,
cân đối, huy động các nguồn
lực giai đoạn 2021-2025 để
đầu tư đáp ứng nhu cầu khai
thác giai đoạn một của dự án.
QH giao Chính phủ lựa
chọn nhà đầu tư theo quy định
của pháp luật đảm bảo quốc
phòng, an ninh và lợi ích của
Nhà nước, lợi ích của quốc
gia; đảm bảo sự quản lý của
Nhà nước theo quy định của
pháp luật về hàng không dân
dụng và sử dụng cho mục đích
quân sự.
Về phương án huy động
vốn, nghị quyết của QH nêu
Phó Thủ tướng TrịnhĐìnhDũng trongmột lần khảo sát khu vực xây dựng sân bay Long Thành. Ảnh: VL
rõ: Sử dụng vốn của nhà đầu
tư, không sử dụng bảo lãnh
Chính phủ; đảm bảo tiến độ,
tính khả thi, hiệu quả và công
khai, minh bạch.
QH cũng thống nhất với đề
xuất củaChính phủ về việc điều
chỉnh diện tích đất cho quốc
phòng từ 1.050 ha thành 570
ha dành riêng cho quốc phòng;
480 ha cho xây dựng kết cấu hạ
tầng hàng không dùng chung
quân sự và dân dụng.
Song nghị quyết của QH
cũng nhấn mạnh việc quản lý,
sử dụng phần diện tích dùng
chung cần thực hiện theo quy
định của pháp luật về đất đai
và pháp luật về hàng không
dân dụng. Đồng thời, ưu tiên
cho hoạt động quân sự khi thực
hiện nhiệm vụ quốc phòng.
QH cũng đã nhất trí bổ sung
hai tuyến giao thông kết nối
vào dự án: Tuyến số 01 nối với
quốc lộ 51; tuyến số 02 nối
với cao tốc TP.HCM - Long
Thành - Dầu Giây. Việc thu
hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư thực hiện theo quy
định của pháp luật.•
Đảm bảo mặt bằng giai đoạn một
Trước đó, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho hay sân bay Long Thành khi hoàn thành
sẽ đảm bảo lượng khách thông qua đạt tới 25 triệu khách/năm. Đến năm 2030, con số này sẽ
là 85 triệu khách/năm. “Tổng công suất của Tân Sơn Nhất và Long Thành giai đoạn hai có thể
lên tới 100 triệu khách/năm… Chính vì thế, tư vấn đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án rất
cao…” - ông Thể nhấn mạnh.
Về GPMB, ông NguyễnVănThể cho hay Chính phủ có ban chỉ đạo công trình trọng điểmquốc
gia do một phó thủ tướng đứng đầu và thường xuyên kiểm tra tình hình GPMB tại Đồng Nai.
Thực tế việc GPMB chậm có nhiều lý do nên Bộ GTVT sẽ báo cáo Chính phủ để đảm bảo mặt
bằng trước hết cho giai đoạn một của dự án.
Nghị quyết của QH
nêu rõ: Sử dụng
vốn của nhà đầu tư,
không sử dụng bảo
lãnh Chính phủ;
đảm bảo tiến độ,
tính khả thi, hiệu
quả và công khai,
minh bạch.
Đầu tư hơn 1.300 tỉ xây dựng
đường ven sông Đồng Nai
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ký ban hành quyết định phê
duyệt dự toán chuẩn bị dự án xây dựng đường ven sông
Đồng Nai (TP Biên Hòa) từ cầu Hóa An đến giáp ranh
huyện Vĩnh Cửu.
Theo quyết định này, dự án do UBND TP Biên Hòa làm
chủ đầu tư dài khoảng 5,2 km, có điểm đầu dự án là cầu
Hóa An và điểm cuối dự án giáp ranh huyện Vĩnh Cửu. Mặt
cắt ngang toàn tuyến đường rộng 34 m. Dự án có khoảng
260 hộ dân sẽ bị ảnh hưởng khi thực hiện dự án.
Ngoài ra công trình xây dựng đường ven sông còn thiết
kế xây dựng công viên (phần đất thu hồi sát mép sông)
khoảng 2 ha.
Công trình này có tổng mức đầu tư dự kiến là 1.340 tỉ
đồng, trong đó chi phí xây dựng công trình khoảng 385 tỉ
đồng, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng khoảng 713
tỉ đồng, chi phí dự phòng 204 tỉ đồng.
Nguồn vốn là từ ngân sách tỉnh Đồng Nai. Tỉnh này cho
biết dự kiến lấy từ nguồn vốn đấu giá quyền sử dụng đất,
quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp và nguồn ngân sách tỉnh
theo quy định.
Công trình có thời gian thực hiện thi công tối đa là năm
năm kể từ khi bố trí vốn thực hiện dự án.
VŨ HỘI
Điện lực Tân Phú phản hồi vụ cột điện
nằm giữa đường
Ngày 3-2, Công ty Điện lực Tân Phú phản hồi về bài
viết
“Mối nguy từ cột điện chình ình giữa đường”
đăng trên
Pháp Luật TP.HCM
(số báo ra ngày 7-1-2020).
Theo Công ty Điện lực Tân Phú, dự án cải tạo đường
Kênh Hiệp Tân do UBND quận Tân Phú làm chủ đầu tư với
mục đích thực hiện lắp đặt cống
hộp và nâng cấp, mở rộng đường
này. Sau khi thi công hoàn tất, lòng
kênh hiện hữu sẽ là lòng đường.
Tuy nhiên, trong khi thực hiện
dự án nâng cấp, mở rộng đường
Kênh Hiệp Tân, UBND quận Tân
Phú không bố trí di dời tạm lưới
điện nên dẫn đến hai hàng trụ điện
trên đường này tạm thời đang nằm
dưới lòng đường.
Để đảm bảo an toàn giao thông
tại khu vực, Công ty Điện lực Tân Phú đã lập phương án
thu hồi trước một hàng trụ điện phía bên phải (hướng nhìn
từ đường Hòa Bình vào đường Tô Hiệu) và đã thi công
hoàn tất ngày 14-1-2020.
Trong thời gian tới, Công ty Điện lực Tân Phú sẽ phối
hợp với Ban quản lý dự án lưới điện phân phối TP.HCM
và UBND quận Tân Phú để lập phương án ngầm hóa lưới
điện hàng trụ điện còn lại. Qua đó, đồng bộ với dự án
nâng cấp, mở rộng đường Kênh Hiệp Tân, dự kiến hoàn
tất trong quý I-2020.
Trước đó,
Pháp Luật TP.HCM
có bài phản ánh về
việc hàng chục cột điện án ngữ
giữa đường Tô Hiệu (quận Bình
Tân). Điều này trở thành hiểm
họa đối với người tham gia giao
thông trong khu vực vì đang
trong quá trình thực hiện đồng
bộ giữa cải tạo Kênh Hiệp Tân
và ngầm hóa lưới điện.
THU TRINH
Các cột điện án ngữ trên đường
TôHiệu. Ảnh: THUTRINH
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook