021-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa4-2-2020
đưa về nhà rồi đi BV đa khoa Phố
Nối khám, điều trị.
Ngày 25-10-2017, Trung tâm
Giám định pháp y tỉnh Hưng Yên
kết luận bà Tuyết bị “gãy kín 1/3
dưới xương chày cẳng chân trái, đã
cố định bằng nẹp bột, can xương
chưa vững”, tỉ lệ thương tật là 13%.
Tháng 4-2018, TAND huyệnVăn
Giang xử phạt ông Quyền hai năm
ba tháng tù về tội cố ý gây thương
tích. Ông Quyền kháng cáo kêu oan,
khẳngđịnhmìnhkhônghềđánhbị hại.
Ba tháng sau, TAND tỉnh Hưng
Yên xử phúc thẩm, tuyên y án. Luật
sư của ông Quyền tiếp tục có đơn
đề nghị xem xét vụ án theo thủ tục
giám đốc thẩm.
Tháng 7-2019, chánh án TAND
Tối cao quyết định kháng nghị giám
đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm
của TAND tỉnh HưngYên, cho rằng
các cơ quan tố tụng đã có nhiều
vi phạm trong việc xác định tỉ lệ
thương tật của bị hại. Đồng thời,
quyết định kháng nghị tạm đình chỉ
thi hành bản án hình sự phúc thẩm
đối với bị án cho đến khi có quyết
định giám đốc thẩm.
Ông Quyền đi thụ án từ ngày 13-
9-2018 đến 22-7-2019 thì được tạm
hoãn chấp hành án và trở về nhà.
Chuyển hồ sơ cho VKSND
Cấp cao điều tra
Xử giámđốc thẩmmới đây, TAND
Cấp cao tại Hà Nội cho rằng trong
vụ án này có căn cứ khẳng định bà
Tuyết bị ông Quyền giằng con dao
và gây thương tích ở chân. Tuy
nhiên, quá trình điều tra, truy tố
và xét xử, các cơ quan tố tụng đã
có những vi phạm tố tụng nghiêm
trọng, ảnh hưởng đến việc xác định
thương tật của bị hại.
Cụ thể, ngày 20-10-2017, Cơ quan
CSĐT Công an huyện Văn Giang
có quyết định trưng cầu giám định
về tỉ lệ phần trăm thương tích và cơ
chế hình thành vết thương đối với
bà Tuyết. Thế nhưng phải đến ba
ngày sau, con trai bà Tuyết mới giao
nộp cho cơ quan công an các tài liệu
khám, điều trị của mẹ mình tại bệnh
viện và tất cả đều là bản photocopy.
Hồ sơ vụ án cũng chỉ có quyết
định trưng cầu giám định mà không
hề có tài liệu nào thể hiện việc bàn
giao các tài liệu về thương tích của
bà Tuyết kèm theo. Trong khi đó,
bản kết luận pháp y của Trung tâm
TUYẾNPHAN
M
ới đây, Ủy ban thẩm phán
TAND Cấp cao tại Hà Nội
mở phiên giám đốc thẩm vụ
án cố ý gây thương tích đối với bị
cáo Ngô Tất Quyền (60 tuổi, trú
huyện Văn Giang, Hưng Yên).
Kết quả, hội đồng giám đốc thẩm
đã quyết định hủy cả hai bản án sơ
thẩm, phúc thẩm của TAND huyện
Văn Giang và TAND tỉnh Hưng
Yên, chuyển hồ sơ cho VKSND
Cấp cao tại Hà Nội điều tra lại theo
thủ tục chung.
Đây cũng là vụ án có hàng loạt
vi phạm tố tụng nghiêm trọng mà
Pháp Luật TP.HCM
từng phản ánh.
Hoãn đi tù, chờ phán
quyết của tòa cấp cao
Theo cáo buộc, ngày 5-10-2017,
ông Quyền thuê người để xây nền
sân. Cho rằng ông Quyền xây lấn
sang đất nhà mình, bà Nguyễn Thị
Tuyết (hàng xóm) đã cầm con dao
quắm cạy khoảng 3-4 viên gạch ở
bức tường vừa mới xây.
Thấy vậy, ông Quyền chạy tới
ngăn cản, hai bên xảy ra giằng co.
Giật được con dao, ông Quyền cầm
chuôi dao vụt mạnh một nhát trúng
vào cẳng chân trái của người hàng
xóm. Sau đó bà Tuyết được gia đình
ÔngĐào Tất Quyền
(bên trái)
cùng người thân củamình trongmột lần trao đổi với PV về nội dung vụ án. Ảnh: PT
Diễn biếnmới
vụ kiểm sát
viên đi tù vì
nhận hối lộ
Tòa cấp cao kết luận việc giámđịnh
thương tích của nạn nhân có vấn đề nên
hủy cả hai bản án sơ và phúc thẩm; kiểm
sát viên vụ án thì vòi tiền gia đình bị cáo
nên bị tù về tội nhận hối lộ.
Pháp y tỉnh Hưng Yên xác định bà
Tuyết bị tổn hại 13% sức khỏe lại
khẳng định hồ sơ giám định là các
bản sao sổ khám bệnh, phiếu chụp
X-quang, bệnh án…
“Như vậy, chưa có đủ tài liệu làm
căn cứ chứng minh tính hợp pháp
của nguồn tài liệu thu thập để phục
vụ việc giám định” - tòa cấp cao
nhận định.
Đặc biệt, hồ sơ vụ án thể hiện bà
Tuyết có năm lần chụp X-quang
nhưng lại ghi kết quả không hoàn
toàn giống nhau. Giám đốc Sở Y tế
tỉnh Hưng Yên đã có văn bản kết
luận việc bác sĩ đọc kết quả X-quang
của bà Tuyết không chính xác, đưa
ra hai kết luận khác nhau, việc ghi
chép hồ sơ và bệnh án cũng không
đầy đủ, không chính xác, ghi sai
một số thông tin của người bệnh…
Quá trình giải quyết, ông Quyền
rất nhiều lần làm đơn đề nghị giám
định lại tỉ lệ thương tật của bà Tuyết
nhưng không được cơ quan tiến
hành tố tụng chấp nhận. TANDCấp
cao tại Hà Nội đánh giá việc này
là chưa đảm bảo tính khách quan,
toàn diện, cần phải tiến hành giám
định lại để xác định chính xác tỉ lệ
thương tật của bị hại.
Pháp Luật TP.HCM
sẽ theo dõi
và thông tin đến bạn đọc khi vụ án
có diễn tiến mới.•
Kiểm sát viên bị tù vì vòi tiền chạy án
Ở một diễn biến khác, sau khi ông Quyền bị bắt tạm giam, hai con
trai của ông đã tới VKSND huyện Văn Giang gặp ông Lê Thanh Lưu (là
người được phân công kiểm sát điều tra vụ án) để nhờ giúp cho cha
mình được tại ngoại.
Quá trình trao đổi, ông Lưu hướng dẫn các con ông Quyền làm thủ tục
bảo lĩnh bị can, đồng thời gợi ý chuẩn bị 30 triệu đồng đưa cho mình.
Ngày 4-1-2018, ôngQuyền được tại ngoại.Tiếp đó, ôngQuyền làmđơn
tố cáo việc ông Lưu có hành vi đòi và nhận 30 triệu đồng, ngoài ra còn
gợi ý đưa thêm 70 triệu đồng nếu muốn được hưởng án treo.
Ngày 30-1-2019, TAND tỉnh Hưng Yên mở phiên sơ thẩm, tuyên phạt
bị cáo Lê Thanh Lưu hai năm ba tháng tù về tội nhận hối lộ.
Giám đốc Sở Y tế tỉnh
Hưng Yên đã có văn bản,
kết luận việc bác sĩ đọc
kết quả X-quang của bà
Tuyết không chính xác,
đưa ra hai kết luận khác
nhau, việc ghi chép hồ sơ
và bệnh án cũng không
đầy đủ, chính xác…
GiámđốcSởTưphápkhôngđể người thân trục lợi
Giámđốc, phó giámđốc Sở Tư pháp không lạmdụng chức vụ, quyền hạn và không để gia đình, người thân, người quen
lợi dụng chức vụ, quyền hạn củamình để trục lợi.
Bộ Tư pháp vừa ban hành Thông tư số 10/2019 quy
định về tiêu chuẩn chức danh giám đốc, phó giám đốc Sở
Tư pháp thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12-2-
2020 (thay thế Quyết định số 07/2006 ngày 1-8-2006 của
Bộ Tư pháp quy định tiêu chuẩn giám đốc Sở Tư pháp).
Theo đó, giám đốc, phó giám đốc Sở Tư pháp phải có
tinh thần yêu nước, đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân
tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Giám đốc,
phó giám đốc sở phải sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp của
Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của
nhân dân; lãnh đạo và thực hiện tốt các chủ trương, chính
sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Giám đốc, phó giám đốc sở phải gương mẫu về đạo
đức, lối sống, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư,
không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi và
kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng
phí, chủ nghĩa cơ hội, thực dụng, bè phái, lợi ích nhóm.
Giám đốc, phó giám đốc sở phải trung thực, khách
quan, công tâm trong thực thi công vụ; gắn bó chặt chẽ
với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân và đáp ứng
các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công
chức, viên chức ngành tư pháp.
Đặc biệt, giám đốc, phó giám đốc sở không lạm dụng chức
vụ, quyền hạn và không để gia đình, người thân, người quen
lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.
Thông tư quy định rõ giám đốc Sở Tư pháp phải có trình
độ cử nhân luật trở lên; đang giữ ngạch chuyên viên chính
hoặc tương đương trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng ngạch
chuyên viên cao cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận
chính trị - hành chính hoặc tương đương theo quy định.
Phó giám đốc sở phải có trình độ cử nhân luật trở lên,
đang giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên,
có chứng chỉ bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính hoặc có
bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc
tương đương theo quy định.
Giám đốc sở phải có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ
tương đương bậc ba trở lên, phó giám đốc sở là bậc hai
trở lên. Cả hai chức danh trên đều phải có chứng chỉ tin
học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ
thông tin cơ bản theo quy định để phục vụ công tác lãnh
đạo, quản lý.
Về kinh nghiệm công tác, giám đốc, phó giám đốc sở
phải có thời gian công tác pháp luật từ đủ năm năm trở lên
và có ít nhất ba năm đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo từ cấp
trưởng phòng thuộc sở hoặc tương đương trở lên. Trường
hợp thời gian nêu trên không liên tục thì được cộng dồn.
D.DUNG
(Theo website của Bộ Tư pháp)
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook