022-2020 - page 16

16
Tiêu điểm
Quốc tế -
Thứ Tư5-2-2020
Tối 3-2 (giờ Mỹ, tức sáng nay theo giờ Việt Nam),
hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Mỹ khởi động tiến
trình bầu cử sơ bộ, bầu ứng viên đại diện đảng mình
tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống 2020.
Bang đầu tiên được lựa chọn kích hoạt tiến trình
bầu ứng viên của hai đảng là Iowa với hình thức bỏ
phiếu kín. Bang Iowa luôn được lựa chọn là nơi đầu
tiên khởi động tiến trình bầu cử sơ bộ trong các cuộc
chạy đua tổng thống Mỹ.
Tham gia cuộc bỏ phiếu kín ở Iowa, về phía đảng
Cộng hòa ngoài đương kimTổng thốngDonaldTrump
còn có cựu thống đốcMassachusetts BillWeld, cựu hạ
nghị sĩ JoeWalsh. Về phía đảng Dân chủ có bảy ứng
viên: thượng nghị sĩ Bernie Sanders, cựu phó tổng
thống Joe Biden, thượng nghị sĩ Elizabeth Warren,
thượng nghị sĩ Amy Klobuchar, cựu thị trưởng Pete
Buttigieg, doanh nhân Andrew Yang và tỉ phú quỹ
đầu tư Tom Steyer.
Bên Cộng hòa, chiến thắng thuộc về ông Trump
với tỉ lệ áp đảo 97,1% phiếu ủng hộ, tương đương 38
đại biểu. Ở phía đảng Dân chủ, cho đến lúc này vẫn
chưa có kết quả rõ ràng. Lý do tiến trình xác định
kết quả cuộc bỏ phiếu kín kỳ bầu cử này phức tạp
và mất thời gian hơn. Tuy thế, đội tranh cử của ông
Sanders tuyên bố ông về nhất, trước ông Buttigieg,
bà Warren, ông Biden về thứ tư.
So với đảng Cộng hòa thì kết quả cuộc bỏ phiếu
kín tại bang Iowa quan trọng hơn với đảng Dân chủ.
Lịch sử cho thấy nhiều ứng viên chiến thắng trong
cuộc bỏ phiếu kín ở bang Iowa cuối cùng được chọn
đại diện đảng tham gia tranh cử tổng thống. Chẳng
hạn như trường hợp của các ứng viên Jimmy Carter
(1977), John Kerry (2004), Barack Obama (2008).
Ngay sau đêm bỏ phiếu ở Iowa, các ứng viên Dân
chủ vội bay sang bang New Hampshire, địa phương
bầu cử sơ bộ thứ hai vào ngày 11-2, tiếp đó là bang
South Carolina (29-2), bang Nevada sẽ bầu cử kín
vào ngày 22-2.
Tỉ phú Michael Bloomberg - cựu thị trưởng New
York sẽ chỉ tham gia đua tranh với các ứng viên Dân
chủ khác từ ngày Siêu bầu cử (thứ Ba 3-3 tới) khi 15
bang và vùng lãnh thổ cùng bỏ phiếu. Vì tham gia
cuộc đua trễ, ông Bloomberg quyết định bỏ qua các
bang bầu cử đầu để tập trung vào các bang giàu có
đông đại biểu tham gia Đại hội quốc gia đảng Dân
chủ vào tháng 7.
ĐĂNG KHOA
Virus Corona mới: "Mối nguy
chưa từng có"
Ông Tập: Các ban ngành, cơ sở địa phương cần “nhất mực phục tùng lãnh đạo thống nhất,
phối hợp thống nhất, điều phối thống nhất” trong phòng, chống dịch.
VĨ CƯỜNG
S
áng 4-2, Hong Kong
thông báo có ca tử vong
đầu tiên do bệnh viêm
đường hô hấp cấp do chủng
virus Corona mới (2019-
nCoV) gây ra. Bệnh nhân
là nam giới, 39 tuổi, đến TP
Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung
Quốc - TQ) - tâm dịch ngày
21-1 và trở về hai ngày sau
đó, xuất hiện triệu chứng
vào ngày 31-1. Đây là ca tử
vong thứ hai bên ngoài TQ
đại lục, sau một trường hợp
ở Philippines được phát hiện
hôm 2-2.
Tính đến tối 4-2, tổng cộng
có 427 ca tử vong vì dịch
Corona, trong đó phần lớn
vẫn là TQ đại lục với 425
ca.
Số ca nhiễm
tại TQ tính
đến tối 4-2 là 20.476. Số ca
nhiễm tại các nước (25 nước
khắp năm châu lục) cũng liên
tục tăng, lên mức gần 200 ca,
nâng số ca nhiễm trên toàn
cầu lên 20.676.
Dịch đã có thể
tránh được?
Trong một bài viết cho tờ
ChinaDaily
cùngngày, hai nhà
báoXieBingvàWenZongduo
nhận định chủng 2019-nCoV
mới là “mối nguy chưa từng
có, kẻ thù nguy hiểm nhất
của toàn nhân loại”. So sánh
với dịch SARS (hội chứng
hô hấp cấp tính nặng) năm
2002-2003, virus Corona bộc
lộ khả năng thích ứng cao và
Dịch Corona đã
“phơi bày những
hạn chế của chúng
ta trong cuộc chiến
kéo dài chống lại
các bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm
ngay cả khi thế giới
đã đạt được bước
tiến dài trong nền y
học hiện đại”.
400
quan chứcTQđãbị sa thải hoặc
kỷ luật hàng loạt hôm3-2 vì xử
lý không tốt dịch Corona, tờ
The Nikkei
đưa tin. Phần lớn số
quan chức này thuộcTPHoàng
Cương (tỉnh Hồ Bắc), khu vực
xếp thứ hai sau Vũ Hán về số
người bị lây nhiễm.
Ngày 4-2, đài
CGTN
(TQ) cho hay Bộ Ngoại giaoTQ cho biết
nước này ghi nhận Mỹ đã nhiều lần chủ động đề nghị được
giúp đỡ TQ đẩy lùi dịch Corona, đồng thời cho biết kỳ vọng
Mỹ gửi hỗ trợ càng sớm càng tốt.
Về phía Mỹ, nước này xác nhận Bắc Kinh đã cho phép các
chuyêngiaMỹ tiếp cận tâmdịchVũHánđể thực hiện các công
tác phòng, chống virus. Giám đốc Trung tâmTiêm chủng và
bệnh hô hấp Quốc gia thuộc Trung tâm Kiểm soát và phòng
ngừa dịch bệnhMỹ (CDC) - bà NancyMessonnier khẳng định
việc Mỹ tham gia hỗ trợ sẽ có lợi vì CDC có các nhà khoa học
cực kỳ giỏi với nhiều kinh nghiệmvề các dịch bệnh tương tự.
Những diễn biến trên xảy ra sau khi TQ ngày 3-2 chỉ trích
những động thái thiếu thân thiện từ phía Mỹ, bao gồm lệnh
cấm du lịch đối với du khách TQ, đồng thời cáo buộc Mỹ
không giúp đỡ TQ mà còn “gieo rắc sự sợ hãi”.
Thiếu nữmặc trang phục truyền thốngHànQuốc và đeo khẩu trang ngừa nhiễmvirus Corona
thămcung điệnGyeongbokgung ở Seoul ngày 3-2. Ảnh: AFP
81%
làmức tăng tỉ lệ người
mắcungthưởcácnước
thunhập trungbìnhvà
thấp đến năm 2040,
kênh
Channel News
Asia
ngày 4-2 dẫn
cảnh báo của Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO).
Nguyên nhân do các
nước nghèo hầu như
chỉ tập trung chống
bệnh truyền nhiễm
và cải thiện sức khỏe
cho bà mẹ và trẻ em
mà thiếu đầu tư vào
phòng ngừa và chăm
sóc bệnh nhân ung
thư.
TRÀ GIANG
Xếp hàng
bỏ phiếu
kín tại
Trường
ĐHDrake
ở TPDes
Moines,
bang Iowa
(Mỹ) tối
3-2. Ảnh:
REUTERS
Bầu cử tổng thốngMỹ 2020: Chính thức vàomùabầu cử sơ bộ
mức độ lây lan vượt trội cùng
khả năng gây tử vong hàng
đầu khi đến nay đã có 427
người chết. Ngoài ra, không
giống những đợt bùng nổ đại
dịch trước đây, 2019-nCoV
nguy hiểmhơn khi ngụy trang
dưới triệu chứng cúm khiến
nhiều người nhầm lẫn với
cúm thông thường, dẫn đến
sai lầm trong điều trị.
Cũng theo hai nhà báo
trên, việc virus Corona lan
rộng như hiện tại nhiều khả
năng đã có thể tránh được
nếu như quan chức TQ
không mắc phải một số sai
lầm về nghiệp vụ cùng sự
“ru ngủ” của chính quyền
địa phương về nguy cơ lây
lan. Theo hai nhà báo này,
dịch Corona thực chất đã
xuất hiện từ sớm hơn nhưng
mãi đến cuối tháng 12-2019
mới được công bố.
Hai nhà báo thừa nhận
dịch Corona đã “phơi bày
những hạn chế của chúng
ta trong cuộc chiến kéo dài
chống lại các bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm ngay cả
khi thế giới đã đạt được
bước tiến dài trong nền y
học hiện đại”.
Tờ
The New York Times
chỉ
ra chính sự ưu tiên đảm bảo
trật tự xã hội thay vì nhanh
chóng công bố thông tin và
tìm giải pháp của Bắc Kinh
đã đẩy sự việc đến mức độ
như hiện tại. Giới quan sát
nhận xét sự do dự của chính
giới TQ một phần cũng vì họ
chuẩn bị cho kỳ họp Quốc
hội thường niên trong tháng
1-2020.
Trung Quốc thừa
nhận “có sai sót”
Những luận điểm trên phần
nào cũng đã xuất hiện trong
phiên làm việc ngày 3-2 của
các ủy viên Ban Thường vụ
Bộ Chính trị Đảng Cộng sản
TQdo Chủ tịchTập Cận Bình
chủ trì với nội dung về công
tác phòng, chống dịchCorona.
Theo
Tân Hoa Xã
, sau khi
nghe báo cáo của các địa
phương về tình hình dịch
bệnh, Ban Thường vụ thừa
nhận đã xảy ra “sai sót”
trong giai đoạn đầu ứng phó
và khẳng định sẽ rút kinh
nghiệm, cải cách hệ thống
quản lý khẩn cấp quốc gia.
Từ “sai sót” được nhắc đến
bốn lần trong hội nghị.
Đề ra phương án sắp tới,
ông Tập đặc biệt nhấn mạnh
nhiều lần rằng các ban ngành,
cơ sở địa phương cần “nhất
mực phục tùng lãnh đạo thống
nhất, phối hợp thống nhất,
điều phối thống nhất” theo
chỉ đạo Trung ương Đảng
Cộng sản TQ.
Ông Tập cảnh báo: “Các
quan chức làm việc thiếu
trách nhiệm, không thực
chất có thể bị truy cứu trách
nhiệm. Cấp trên của những
người này và lên trên nữa
cũng có thể bị truy cứu nếu
có tình tiết nghiêm trọng.
Những quan chức không
làm tròn chức trách chắc
chắn sẽ bị trừng trị theo kỷ
luật và pháp luật”.
Theo
China Daily
, “TQ
đang là niềm hy vọng lớn lao
khi là bức hàng rào phòng thủ
tránh cho thế giới phải gánh
chịu những gì mà người dân
ở đây đang trải qua”. Về viễn
cảnh dập dịch, tờ báo này lạc
quan “với vị thế là một cường
quốc mới nổi, TQ nhận thức
được trách nhiệm quốc tế của
mình” và biết mình sẽ phải
nỗ lực thế nào.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook